Trong phân tích của Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) công bố có tiêu đề “Sự kết thúc của Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung: Ý nghĩa đối với châu Á”; đây là một trong những báo cáo đánh giá an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương hàng năm, được IISS được công bố vào ngày 5/6, bao gồm các chủ đề an ninh khu vực như quan hệ Trung-Mỹ, chính sách của Triều Tiên và Nhật Bản.Theo báo cáo trên, Trung Quốc có thể mất 95% kho dự trữ tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình nếu ký hiệp ước tương tự như Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trong thập niên 1980. Ảnh: Tên lửa DF-17 trong cuộc diễu hành ngày Quốc khánh Trung Quốc 1/10/ 2019; loại lửa này được cho là có khả năng vượt qua tất cả các lá chắn chống tên lửa hiện có do Mỹ và đồng minh triển khai.Hiệp ước INF được Mỹ và Liên Xô ký vào năm 1987, cấm tất cả các hệ thống tên lửa đạn đạo và hành trình phóng từ mặt đất trong khoảng cự ly từ 500-5.500 km. Sau khi INF được ký kết, Mỹ và Liên Xô đã phá hủy rất nhiều loại tên lửa tầm trung, cứu thế giới khỏi cuộc chạy đua vũ trang vào thập niên 1980. Ảnh: Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachev ký Hiệp ước INF năm 1987.Sau 2 thập niên tham gia, vừa qua Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước INF vào tháng 8/2019, với lý do Nga vi phạm thỏa thuận, khi phát triển loại tên lửa đạn đạo 9M279 của hệ thống Iskander; mặc dù Nga phủ nhận rằng tên lửa 9M279 không hề vi phạm các quy định về cự ly.Tuy nhiên, báo cáo của IISS cho thấy, việc cáo buộc Nga vi phạm chỉ là cái cớ giúp Mỹ rút khỏi INF; nguyên nhân sâu xa đó là việc Trung Quốc trong thời gian qua đã âm thầm phát triển hàng loạt tên lửa đạn đạo tầm trung, mà không bị bất kỳ thỏa thuận nào ràng buộc; đây là sự vô lý cần phải xóa bỏ.Trong những năm vừa qua, với việc tăng nhanh ngân sách quốc phòng luôn ở mức đầu thế giới, Trung Quốc đã mạnh tay đầu tư phát triển các hệ thống tên lửa đạn đạo; theo đánh giá của IISS, hiện Trung Quốc đang sở hữu số tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung lớn nhất thế giới, với khoảng 2.200 tên lửa nằm trong giới hạn của INF.Những tên lửa tầm ngắn và tầm trung này là vũ khí quan trọng trong việc gây áp lực lên Đài Loan, nơi Trung Quốc coi là một tỉnh bất hảo và đã thề sẽ thống nhất với đại lục bằng vũ lực, nếu cần thiết. Mặc dù Trung Quốc luôn lớn tiếng cho rằng, tên lửa đạn đạo và hành trình của họ chỉ giành cho mục đích “phòng thủ”.Với số lượng tên lửa đạn đạo và hành trình tầm trung khổng lồ này, IISS đánh giá đó chính là sức mạnh thật sự của Trung Quốc; do vậy không có khả năng Trung Quốc sẽ sẵn sàng ký một hiệp ước kiểm soát vũ khí tiềm năng như Hiệp ước INF trước kia.Để cân bằng với kho tên lửa khổng lồ của Trung Quốc, Mỹ cũng đã đã bắt đầu thử nghiệm các loại tên lửa mà INF đã cấm trước đó và đã có ý kiến cho rằng, Mỹ có thể triển khai các tên lửa đó đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương để giải quyết sự mất cân bằng vũ khí với chính Trung Quốc. Ảnh: Tên lửa tầm trung Persinh II mà Mỹ làm Liên Xô cực kỳ lo lắng, đã bị phá hủy hoàn toàn bởi Hiệp ước INF.Việc Trung Quốc không ký hiệp ước hạn chế, cùng với đó là Mỹ tiếp tục phát triển các loại tên lửa đạn đạo tầm trung, sẽ đẩy Mỹ và Trung Quốc vào cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm như Mỹ và Liên Xô trong thập niên 60 đến 80 của thế kỷ 20. Điều này sẽ là nguyên nhân gây bất ổn khu vực.Tuy nhiên để xảy ra cuộc chạy đua vũ trang cũng rất khó cho Mỹ, khi các đồng minh và đối tác trong khu vực không thể cho Mỹ bố trí tên lửa như vậy trên lãnh thổ của họ; lý do là vì các cuộc cấm vận kinh tế và ngoại giao mà Bắc Kinh có thể gây ra cho họ.Trường hợp của Hàn Quốc là ví dụ điển hình về vấn đề này, năm 2017, Hàn Quốc đồng ý để Mỹ triển khai hệ thống đánh chặn tầm cao THADD tại nước này, mặc dù là lý do đánh chặn tên lửa của Triều Tiên, nhưng thực tế là khống chế vũ khí chiến lược ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc; việc này đã gây nên làn sóng phẫn nộ, tẩy chay hàng hóa và các biện pháp trả đũa kinh tế Hàn Quốc trên khắp lãnh thổ Trung Quốc. Ảnh: Hệ thống THADD của Mỹ triển khai tại Hàn Quốc. Video Việt Nam công khai hình ảnh tàu chiến và tàu ngầm phóng tên lửa - Nguồn: VTV
Trong phân tích của Viện nghiên cứu Chiến lược quốc tế (IISS) công bố có tiêu đề “Sự kết thúc của Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung: Ý nghĩa đối với châu Á”; đây là một trong những báo cáo đánh giá an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương hàng năm, được IISS được công bố vào ngày 5/6, bao gồm các chủ đề an ninh khu vực như quan hệ Trung-Mỹ, chính sách của Triều Tiên và Nhật Bản.
Theo báo cáo trên, Trung Quốc có thể mất 95% kho dự trữ tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình nếu ký hiệp ước tương tự như Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) trong thập niên 1980. Ảnh: Tên lửa DF-17 trong cuộc diễu hành ngày Quốc khánh Trung Quốc 1/10/ 2019; loại lửa này được cho là có khả năng vượt qua tất cả các lá chắn chống tên lửa hiện có do Mỹ và đồng minh triển khai.
Hiệp ước INF được Mỹ và Liên Xô ký vào năm 1987, cấm tất cả các hệ thống tên lửa đạn đạo và hành trình phóng từ mặt đất trong khoảng cự ly từ 500-5.500 km. Sau khi INF được ký kết, Mỹ và Liên Xô đã phá hủy rất nhiều loại tên lửa tầm trung, cứu thế giới khỏi cuộc chạy đua vũ trang vào thập niên 1980. Ảnh: Tổng thống Mỹ Ronald Reagan và Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Gorbachev ký Hiệp ước INF năm 1987.
Sau 2 thập niên tham gia, vừa qua Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước INF vào tháng 8/2019, với lý do Nga vi phạm thỏa thuận, khi phát triển loại tên lửa đạn đạo 9M279 của hệ thống Iskander; mặc dù Nga phủ nhận rằng tên lửa 9M279 không hề vi phạm các quy định về cự ly.
Tuy nhiên, báo cáo của IISS cho thấy, việc cáo buộc Nga vi phạm chỉ là cái cớ giúp Mỹ rút khỏi INF; nguyên nhân sâu xa đó là việc Trung Quốc trong thời gian qua đã âm thầm phát triển hàng loạt tên lửa đạn đạo tầm trung, mà không bị bất kỳ thỏa thuận nào ràng buộc; đây là sự vô lý cần phải xóa bỏ.
Trong những năm vừa qua, với việc tăng nhanh ngân sách quốc phòng luôn ở mức đầu thế giới, Trung Quốc đã mạnh tay đầu tư phát triển các hệ thống tên lửa đạn đạo; theo đánh giá của IISS, hiện Trung Quốc đang sở hữu số tên lửa đạn đạo tầm ngắn và tầm trung lớn nhất thế giới, với khoảng 2.200 tên lửa nằm trong giới hạn của INF.
Những tên lửa tầm ngắn và tầm trung này là vũ khí quan trọng trong việc gây áp lực lên Đài Loan, nơi Trung Quốc coi là một tỉnh bất hảo và đã thề sẽ thống nhất với đại lục bằng vũ lực, nếu cần thiết. Mặc dù Trung Quốc luôn lớn tiếng cho rằng, tên lửa đạn đạo và hành trình của họ chỉ giành cho mục đích “phòng thủ”.
Với số lượng tên lửa đạn đạo và hành trình tầm trung khổng lồ này, IISS đánh giá đó chính là sức mạnh thật sự của Trung Quốc; do vậy không có khả năng Trung Quốc sẽ sẵn sàng ký một hiệp ước kiểm soát vũ khí tiềm năng như Hiệp ước INF trước kia.
Để cân bằng với kho tên lửa khổng lồ của Trung Quốc, Mỹ cũng đã đã bắt đầu thử nghiệm các loại tên lửa mà INF đã cấm trước đó và đã có ý kiến cho rằng, Mỹ có thể triển khai các tên lửa đó đến khu vực châu Á-Thái Bình Dương để giải quyết sự mất cân bằng vũ khí với chính Trung Quốc. Ảnh: Tên lửa tầm trung Persinh II mà Mỹ làm Liên Xô cực kỳ lo lắng, đã bị phá hủy hoàn toàn bởi Hiệp ước INF.
Việc Trung Quốc không ký hiệp ước hạn chế, cùng với đó là Mỹ tiếp tục phát triển các loại tên lửa đạn đạo tầm trung, sẽ đẩy Mỹ và Trung Quốc vào cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm như Mỹ và Liên Xô trong thập niên 60 đến 80 của thế kỷ 20. Điều này sẽ là nguyên nhân gây bất ổn khu vực.
Tuy nhiên để xảy ra cuộc chạy đua vũ trang cũng rất khó cho Mỹ, khi các đồng minh và đối tác trong khu vực không thể cho Mỹ bố trí tên lửa như vậy trên lãnh thổ của họ; lý do là vì các cuộc cấm vận kinh tế và ngoại giao mà Bắc Kinh có thể gây ra cho họ.
Trường hợp của Hàn Quốc là ví dụ điển hình về vấn đề này, năm 2017, Hàn Quốc đồng ý để Mỹ triển khai hệ thống đánh chặn tầm cao THADD tại nước này, mặc dù là lý do đánh chặn tên lửa của Triều Tiên, nhưng thực tế là khống chế vũ khí chiến lược ở khu vực Đông Bắc Trung Quốc; việc này đã gây nên làn sóng phẫn nộ, tẩy chay hàng hóa và các biện pháp trả đũa kinh tế Hàn Quốc trên khắp lãnh thổ Trung Quốc. Ảnh: Hệ thống THADD của Mỹ triển khai tại Hàn Quốc.
Video Việt Nam công khai hình ảnh tàu chiến và tàu ngầm phóng tên lửa - Nguồn: VTV