Hiện tại, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 chỉ được sản xuất ở 3 quốc gia trên thế giới: Nga, Mỹ và Trung Quốc. Hai nước đầu tiên luôn được gọi là đầu tàu của sự phát triển hàng không, trong khi Trung Quốc bị xem như chỉ biết sao chép công nghệ của Nga.Tuy vậy gần đây Bắc Kinh không chỉ tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực hàng không mà còn gây bất ngờ cho Moskva và Washington, cổng thông tin NetEase nhận định.“Khi Trung Quốc lần đầu tiên tuyên bố phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 J-20, nhiều quốc gia trên thế giới không tin vào thông điệp này, thậm chí còn tỏ ý nghi ngờ hay chế giễu”.“Phản ứng trên có thể hiểu được, lý do là do tất cả các loại tiêm kích trước đây của Trung Quốc đều là bản sửa đổi từ sản phẩm của Liên Xô/Nga”, trang NetEase nhớ lại.Cộng đồng quân sự thế giới còn ngạc nhiên hơn khi với những nỗ lực của mình, vào năm 2017, Trung Quốc đã đưa được máy bay chiến đấu thế hệ năm J-20 đầu tiên vào biên chế.Hơn nữa, hóa ra chiếc tiêm kích tàng hình nói trên còn có khả năng cạnh tranh với những mẫu phi cơ tốt nhất thế giới, đại diện cho công nghệ hàng không tiên tiến của Mỹ và Nga.Các nhà phân tích của ấn phẩm Trung Quốc nhận định: “So với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, tiêm kích mới đã có một bước tiến nhảy vọt về chất, xoay quanh khả năng tàng hình, hệ thống điện tử hàng không và đặc tính chiến đấu”.Giới chuyên môn thường chấp nhận tính năng chính của tiêm kích thế hệ thứ năm đó là mức độ tàng hình vượt trội của chúng, và thực tế đúng là như vậy.Tuy nhiên không chỉ riêng thông số này có vai trò quan trọng đối với phương tiện chiến đấu hiện đại mà những đặc tính bổ trợ đi kèm cũng có ý nghĩa lớn không kém.Như các nhà phân tích của NetEase cho biết, cách đây ít lâu, Trung Quốc đã khiến Nga và Mỹ bất ngờ trước khả năng của J-20 ở một thông số đáng kể như vận tốc lớn nhất và đặc biệt là trần bay.Độ cao tối đa của tiêm kích F-22 Mỹ chỉ hơn 19 km, đây là một chỉ số tương đối tốt. Su-57 của Nga có các đặc điểm tương đương và tự hào đạt tới con số 20 km. Nhưng hóa ra J-20 của Trung Quốc vượt trội hơn rất nhiều so với các máy bay này.Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc đã leo lên độ cao khoảng 30 km, điều này khiến Nga và Mỹ cảm thấy khó chịu vì đã bị bỏ lại phía sau", ấn phẩm Trung Quốc khẳng định.Mặc dù vậy, thông số trên chỉ là do phía Trung Quốc đưa ra, chưa được kiểm chứng trong thực tế, rất ít chuyên gia quân sự thế giới chấp nhận thông số vận tốc tối đa Mach 2,6 và trần bay 30 km của tiêm kích tàng hình J-20.Trong thời gian tới, khi J-20 được Trung Quốc triển khai gần biên giới Ấn Độ và dự báo sẽ xảy ra những cuộc chạm trán trên không với tiêm kích của New Delhi thì nhiều tính năng mới được kiểm chứng rõ hơn.
Hiện tại, máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 chỉ được sản xuất ở 3 quốc gia trên thế giới: Nga, Mỹ và Trung Quốc. Hai nước đầu tiên luôn được gọi là đầu tàu của sự phát triển hàng không, trong khi Trung Quốc bị xem như chỉ biết sao chép công nghệ của Nga.
Tuy vậy gần đây Bắc Kinh không chỉ tạo ra bước đột phá trong lĩnh vực hàng không mà còn gây bất ngờ cho Moskva và Washington, cổng thông tin NetEase nhận định.
“Khi Trung Quốc lần đầu tiên tuyên bố phát triển máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 J-20, nhiều quốc gia trên thế giới không tin vào thông điệp này, thậm chí còn tỏ ý nghi ngờ hay chế giễu”.
“Phản ứng trên có thể hiểu được, lý do là do tất cả các loại tiêm kích trước đây của Trung Quốc đều là bản sửa đổi từ sản phẩm của Liên Xô/Nga”, trang NetEase nhớ lại.
Cộng đồng quân sự thế giới còn ngạc nhiên hơn khi với những nỗ lực của mình, vào năm 2017, Trung Quốc đã đưa được máy bay chiến đấu thế hệ năm J-20 đầu tiên vào biên chế.
Hơn nữa, hóa ra chiếc tiêm kích tàng hình nói trên còn có khả năng cạnh tranh với những mẫu phi cơ tốt nhất thế giới, đại diện cho công nghệ hàng không tiên tiến của Mỹ và Nga.
Các nhà phân tích của ấn phẩm Trung Quốc nhận định: “So với máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư, tiêm kích mới đã có một bước tiến nhảy vọt về chất, xoay quanh khả năng tàng hình, hệ thống điện tử hàng không và đặc tính chiến đấu”.
Giới chuyên môn thường chấp nhận tính năng chính của tiêm kích thế hệ thứ năm đó là mức độ tàng hình vượt trội của chúng, và thực tế đúng là như vậy.
Tuy nhiên không chỉ riêng thông số này có vai trò quan trọng đối với phương tiện chiến đấu hiện đại mà những đặc tính bổ trợ đi kèm cũng có ý nghĩa lớn không kém.
Như các nhà phân tích của NetEase cho biết, cách đây ít lâu, Trung Quốc đã khiến Nga và Mỹ bất ngờ trước khả năng của J-20 ở một thông số đáng kể như vận tốc lớn nhất và đặc biệt là trần bay.
Độ cao tối đa của tiêm kích F-22 Mỹ chỉ hơn 19 km, đây là một chỉ số tương đối tốt. Su-57 của Nga có các đặc điểm tương đương và tự hào đạt tới con số 20 km. Nhưng hóa ra J-20 của Trung Quốc vượt trội hơn rất nhiều so với các máy bay này.
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm của Trung Quốc đã leo lên độ cao khoảng 30 km, điều này khiến Nga và Mỹ cảm thấy khó chịu vì đã bị bỏ lại phía sau", ấn phẩm Trung Quốc khẳng định.
Mặc dù vậy, thông số trên chỉ là do phía Trung Quốc đưa ra, chưa được kiểm chứng trong thực tế, rất ít chuyên gia quân sự thế giới chấp nhận thông số vận tốc tối đa Mach 2,6 và trần bay 30 km của tiêm kích tàng hình J-20.
Trong thời gian tới, khi J-20 được Trung Quốc triển khai gần biên giới Ấn Độ và dự báo sẽ xảy ra những cuộc chạm trán trên không với tiêm kích của New Delhi thì nhiều tính năng mới được kiểm chứng rõ hơn.