Hiện nay các tiêm kích tàng hình thế hệ năm trên thế giới bao gồm Su-57 Felon của Nga, F-35 Lightning II và F-22 Raptor của Mỹ, hay thậm chí cả Chengdu J-20 do Trung Quốc chế tạo đều được thiết kế dành cho một phi công điều khiển.Nguyên nhân chủ yếu được giải thích là do cabine dành cho hai phi công sẽ làm tăng kích thước buồng lái, trong khi đây lại là bộ phận có diện tích phản xạ radar (RCS) rất lớn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính năng tàng hình.Ví dụ trực quan được đưa ra đây chính là trường hợp tiêm kích FGFA mà Nga liên doanh sản xuất với Ấn Độ, khi nó thực chất là phiên bản hai chỗ ngồi của Su-57.Một trong những lý do khiến dự án bị nhận xét chưa đạt yêu cầu và khiến Ấn Độ quyết định hủy bỏ chính là chỉ số RCS tăng vọt so với Su-57 Felon bản tiêu chuẩn, do nhận yêu cầu phải mở rộng buồng lái.Với nhược điểm nêu trên, thật ngạc nhiên khi mới đây truyền thông Trung Quốc lại đăng tải hình ảnh một tiêm kích tàng hình thế hệ năm Chengju J-20 của nước này được chế tạo với cabine dành cho hai phi công.Trang Topwar bình luận: "Hình ảnh về phiên bản mới nhất của tiêm kích J-20 do Trung Quốc sản xuất đã được chiếu trên truyền hình quốc gia nước này. Đây chính là tiêm kích tàng hình hai chỗ ngồi đầu tiên trên thế giới"."Cùng thế hệ với máy bay J-20, nhưng Su-57 của Nga và F-22, F-35 do Mỹ chế tạo đều được thiết kế cho một phi công duy nhất. Biến thể J-20 hai chỗ ngồi có lẽ dành riêng cho chức năng huấn luyện đào tạo và tác chiến chỉ huy"."Việc Trung Quốc tạo ra phiên bản huấn luyện - chiến đấu của tiêm kích thế hệ 5 sẽ mang lại cho các phi công nước này ưu thế vượt trội so với các quốc gia khác khi không phải luyện tập trên tiêm kích thế hệ 4 và 4+".Mặc dù có lợi thế nói trên, nhưng dĩ nhiên nhược điểm về chỉ số RCS bị tăng vọt trên phiên bản mới nhất của tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc được các chuyên gia quân sự nhận định là điều chắc chắc.Cần nói thêm rằng ngay khi chưa thực hiện sửa đổi này, J-20 đã bị đánh giá là chiến đấu cơ thế hệ năm có diện tích phản xạ radar kém nhất so với các tiêm kích cùng phân khúc.Kích thước của J-20 lớn hơn đáng kể so với F-22, Su-57 hay F-35, chưa kể đến cặp cánh mũi bố trí phía trước càng khiến nó dễ bị nhận diện trên màn hình radar của đối phương.Thậm chí J-20 còn bị nhận xét rằng giống với máy bay ném bom tiền tuyến kiểu Su-34 hơn là một chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không, bất chấp nó tỏ ra khá linh hoạt và được trang bị hệ thống điện tử tinh vi phục vụ không chiến.Hiện tại giới chức quân sự Trung Quốc chưa bình luận rõ ràng về mục đích của họ khi tạo ra phiên bản tiêm kích tàng hình J-20 hai người điều khiển.Nhưng không loại trừ khả năng biến thể này sẽ chỉ được sử dụng đề đào tạo phi công, huấn luyện chống giãn cách hay tham mưu chỉ huy hơn là triển khai làm nhiệm vụ chiến đấu thực sự.
Hiện nay các tiêm kích tàng hình thế hệ năm trên thế giới bao gồm Su-57 Felon của Nga, F-35 Lightning II và F-22 Raptor của Mỹ, hay thậm chí cả Chengdu J-20 do Trung Quốc chế tạo đều được thiết kế dành cho một phi công điều khiển.
Nguyên nhân chủ yếu được giải thích là do cabine dành cho hai phi công sẽ làm tăng kích thước buồng lái, trong khi đây lại là bộ phận có diện tích phản xạ radar (RCS) rất lớn, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính năng tàng hình.
Ví dụ trực quan được đưa ra đây chính là trường hợp tiêm kích FGFA mà Nga liên doanh sản xuất với Ấn Độ, khi nó thực chất là phiên bản hai chỗ ngồi của Su-57.
Một trong những lý do khiến dự án bị nhận xét chưa đạt yêu cầu và khiến Ấn Độ quyết định hủy bỏ chính là chỉ số RCS tăng vọt so với Su-57 Felon bản tiêu chuẩn, do nhận yêu cầu phải mở rộng buồng lái.
Với nhược điểm nêu trên, thật ngạc nhiên khi mới đây truyền thông Trung Quốc lại đăng tải hình ảnh một tiêm kích tàng hình thế hệ năm Chengju J-20 của nước này được chế tạo với cabine dành cho hai phi công.
Trang Topwar bình luận: "Hình ảnh về phiên bản mới nhất của tiêm kích J-20 do Trung Quốc sản xuất đã được chiếu trên truyền hình quốc gia nước này. Đây chính là tiêm kích tàng hình hai chỗ ngồi đầu tiên trên thế giới".
"Cùng thế hệ với máy bay J-20, nhưng Su-57 của Nga và F-22, F-35 do Mỹ chế tạo đều được thiết kế cho một phi công duy nhất. Biến thể J-20 hai chỗ ngồi có lẽ dành riêng cho chức năng huấn luyện đào tạo và tác chiến chỉ huy".
"Việc Trung Quốc tạo ra phiên bản huấn luyện - chiến đấu của tiêm kích thế hệ 5 sẽ mang lại cho các phi công nước này ưu thế vượt trội so với các quốc gia khác khi không phải luyện tập trên tiêm kích thế hệ 4 và 4+".
Mặc dù có lợi thế nói trên, nhưng dĩ nhiên nhược điểm về chỉ số RCS bị tăng vọt trên phiên bản mới nhất của tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc được các chuyên gia quân sự nhận định là điều chắc chắc.
Cần nói thêm rằng ngay khi chưa thực hiện sửa đổi này, J-20 đã bị đánh giá là chiến đấu cơ thế hệ năm có diện tích phản xạ radar kém nhất so với các tiêm kích cùng phân khúc.
Kích thước của J-20 lớn hơn đáng kể so với F-22, Su-57 hay F-35, chưa kể đến cặp cánh mũi bố trí phía trước càng khiến nó dễ bị nhận diện trên màn hình radar của đối phương.
Thậm chí J-20 còn bị nhận xét rằng giống với máy bay ném bom tiền tuyến kiểu Su-34 hơn là một chiếc tiêm kích chiếm ưu thế trên không, bất chấp nó tỏ ra khá linh hoạt và được trang bị hệ thống điện tử tinh vi phục vụ không chiến.
Hiện tại giới chức quân sự Trung Quốc chưa bình luận rõ ràng về mục đích của họ khi tạo ra phiên bản tiêm kích tàng hình J-20 hai người điều khiển.
Nhưng không loại trừ khả năng biến thể này sẽ chỉ được sử dụng đề đào tạo phi công, huấn luyện chống giãn cách hay tham mưu chỉ huy hơn là triển khai làm nhiệm vụ chiến đấu thực sự.