Các máy bay vừa bàn giao sẽ vẫn ở tại căn cứ hải quân Mỹ ở San Diego, nơi các phi công Ấn Độ trải qua khóa đào tạo, 22 chiếc trực thăng còn lại sẽ được giao cho New Delhi khi chúng xuất xưởng. Thời gian kết thúc hợp đồng dự kiến vào năm 2024.Vào mùa thu năm 2018, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã yêu cầu Mỹ bán 24 trực thăng đa năng Sikorsky MH-60R, bao gồm vũ khí đi kèm. Tới ngày 2/4/2019, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt thương vụ này.Ngoài máy bay, Ấn Độ sẽ nhận thêm 30 radar đa chế độ APS-153 (V), 60 động cơ T700-GE-401C, 24 tổ hợp định vị thủy âm tần số thấp trên không (ALFS), 1.000 phao sonar AN/SSQ-36/53/62; 10 tên lửa AGM-114 Hellfire, 38 tên lửa APKWS; 70 thiết bị nhìn đêm AN/AVS-9...Dự kiến những chiếc Sikorsky MH-60R mới sẽ thay thế Sea King lỗi thời được mua từ Anh vào những năm 1980 và HAL Chetak (bản sao được cấp phép dựa trên Aérospatiale Alouette 3 của Pháp) trong Hải quân.Theo đánh giá, hợp đồng quốc phòng với giá trị lớn trên sẽ hỗ trợ chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Washington, bằng cách giúp củng cố mối quan hệ chiến lược Mỹ - Ấn.Ngoài ra thương vụ còn có tác dụng tăng cường năng lực đảm bảo an ninh của một đối tác lớn, giúp họ tiếp tục là một lực lượng quan trọng cho ổn định chính trị, hòa bình, và tiến bộ kinh tế ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và Nam Á.Trực thăng MH-60R Seahawk sẽ cung cấp cho Ấn Độ khả năng thực hiện các nhiệm vụ tác chiến mặt nước và chống ngầm cùng với vai trò thứ cấp bao gồm tìm kiếm cứu nạn và chuyển tiếp liên lạc.Trước đó Nga đã cố gắng chào hàng các máy bay trực thăng Ka-27 và Ka-32 hiện đại hóa của mình cho New Delhi, nhưng chính phủ Ấn Độ đã lựa chọn MH-60R Seahawk của Mỹ.Quyết định trên của Ấn Độ thực ra không có gì khó hiểu, bởi ngoài việc cân bằng cán cân mua sắm vũ khí trang bị nước ngoài thì tính năng kỹ chiến thuật của MH-60R Seahawk cũng được đánh giá vượt xa Ka-27/32.Độ ổn định của trực thăng MH-60R Seahawk là cực cao, vô cùng tin cậy khi cất hạ cánh trên sàn tàu ngay cả trong điều kiện thời tiết biển động khắc nghiệt.Bên cạnh chức năng săn ngầm truyền thống thì trực thăng MH-60R Seahawk còn đảm nhiệm tốt cả vai trò tác chiến chống tàu mặt nước và yểm trợ hỏa lực cho thủy quân lục chiến.Trực thăng MH-60R Seahawk có thể mang cùng lúc cả phao định vị thủy âm, thiết bị trinh sát quang điện tử và radar trinh sát biển để dẫn bắn cho vũ khí.Chiếc máy bay lên thẳng này sử dụng được ngư lôi chống ngầm Mk 46, tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, tên lửa chống hạm AGM-119 Penguin cũng như rocket có điều khiển APKWS.Tính năng kết hợp trên của MH-60R Seahawk không một trực thăng nào của Nga có được, khi chúng chỉ có thể làm nhiệm vụ chống ngầm hay chống hạm chuyên biệt mà thôi.Việc Hải quân Ấn Độ nhận phương tiện tác chiến tối tân nói trên chắc chắn sẽ khiến đối thủ lớn nhất của họ là Trung Quốc phải giật mình.Mặc dù Trung Quốc hiện cũng đang cố gắng chế tạo bản sao của MH-60R Seahawk với mã định danh Z-20, tuy nhiên tính năng kỹ chiến thuật vẫn bị đánh giá là kém xa bản gốc.
Các máy bay vừa bàn giao sẽ vẫn ở tại căn cứ hải quân Mỹ ở San Diego, nơi các phi công Ấn Độ trải qua khóa đào tạo, 22 chiếc trực thăng còn lại sẽ được giao cho New Delhi khi chúng xuất xưởng. Thời gian kết thúc hợp đồng dự kiến vào năm 2024.
Vào mùa thu năm 2018, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã yêu cầu Mỹ bán 24 trực thăng đa năng Sikorsky MH-60R, bao gồm vũ khí đi kèm. Tới ngày 2/4/2019, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê duyệt thương vụ này.
Ngoài máy bay, Ấn Độ sẽ nhận thêm 30 radar đa chế độ APS-153 (V), 60 động cơ T700-GE-401C, 24 tổ hợp định vị thủy âm tần số thấp trên không (ALFS), 1.000 phao sonar AN/SSQ-36/53/62; 10 tên lửa AGM-114 Hellfire, 38 tên lửa APKWS; 70 thiết bị nhìn đêm AN/AVS-9...
Dự kiến những chiếc Sikorsky MH-60R mới sẽ thay thế Sea King lỗi thời được mua từ Anh vào những năm 1980 và HAL Chetak (bản sao được cấp phép dựa trên Aérospatiale Alouette 3 của Pháp) trong Hải quân.
Theo đánh giá, hợp đồng quốc phòng với giá trị lớn trên sẽ hỗ trợ chính sách đối ngoại và an ninh quốc gia của Washington, bằng cách giúp củng cố mối quan hệ chiến lược Mỹ - Ấn.
Ngoài ra thương vụ còn có tác dụng tăng cường năng lực đảm bảo an ninh của một đối tác lớn, giúp họ tiếp tục là một lực lượng quan trọng cho ổn định chính trị, hòa bình, và tiến bộ kinh tế ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và Nam Á.
Trực thăng MH-60R Seahawk sẽ cung cấp cho Ấn Độ khả năng thực hiện các nhiệm vụ tác chiến mặt nước và chống ngầm cùng với vai trò thứ cấp bao gồm tìm kiếm cứu nạn và chuyển tiếp liên lạc.
Trước đó Nga đã cố gắng chào hàng các máy bay trực thăng Ka-27 và Ka-32 hiện đại hóa của mình cho New Delhi, nhưng chính phủ Ấn Độ đã lựa chọn MH-60R Seahawk của Mỹ.
Quyết định trên của Ấn Độ thực ra không có gì khó hiểu, bởi ngoài việc cân bằng cán cân mua sắm vũ khí trang bị nước ngoài thì tính năng kỹ chiến thuật của MH-60R Seahawk cũng được đánh giá vượt xa Ka-27/32.
Độ ổn định của trực thăng MH-60R Seahawk là cực cao, vô cùng tin cậy khi cất hạ cánh trên sàn tàu ngay cả trong điều kiện thời tiết biển động khắc nghiệt.
Bên cạnh chức năng săn ngầm truyền thống thì trực thăng MH-60R Seahawk còn đảm nhiệm tốt cả vai trò tác chiến chống tàu mặt nước và yểm trợ hỏa lực cho thủy quân lục chiến.
Trực thăng MH-60R Seahawk có thể mang cùng lúc cả phao định vị thủy âm, thiết bị trinh sát quang điện tử và radar trinh sát biển để dẫn bắn cho vũ khí.
Chiếc máy bay lên thẳng này sử dụng được ngư lôi chống ngầm Mk 46, tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, tên lửa chống hạm AGM-119 Penguin cũng như rocket có điều khiển APKWS.
Tính năng kết hợp trên của MH-60R Seahawk không một trực thăng nào của Nga có được, khi chúng chỉ có thể làm nhiệm vụ chống ngầm hay chống hạm chuyên biệt mà thôi.
Việc Hải quân Ấn Độ nhận phương tiện tác chiến tối tân nói trên chắc chắn sẽ khiến đối thủ lớn nhất của họ là Trung Quốc phải giật mình.
Mặc dù Trung Quốc hiện cũng đang cố gắng chế tạo bản sao của MH-60R Seahawk với mã định danh Z-20, tuy nhiên tính năng kỹ chiến thuật vẫn bị đánh giá là kém xa bản gốc.