Mạng xã hội Trung Quốc hồi đầu tuần chia sẻ hình ảnh một chiếc máy bay cảnh báo sớm với radar tròn trên thân và 4 cánh đuôi đứng. Một nguồn tin trong quân đội Trung Quốc xác nhận đây là mẫu máy bay cảnh báo sớm nội địa KJ-600, được chế tạo phục vụ tàu sân bay và đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng."Chuyến bay thử nghiệm diễn ra vào sáng 27-01 ở Tây An. Đó là cuộc thử nghiệm định kỳ khác trước khi máy bay đi vào hoạt động", nguồn tin trong quân đội Trung Quốc cho biết.KJ-600 là loại máy bay chỉ huy cảnh báo sớm, chúng cất cánh lần đầu hồi tháng 8-2020, hai năm sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin về chương trình phát triển mẫu máy bay này.KJ-600 được trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) cỡ lớn được quảng bá là giúp máy bay phát hiện tiêm kích tàng hình như F-22 và F-35 của Mỹ.Ông Jon Grevatt, chuyên gia về châu Á - Thái Bình Dương của tạp chí Janes, cho biết radar AESA cho phép KJ-600 phát hiện và theo dõi mục tiêu ở phạm vi lớn, nâng cao nhận thức tình huống và hiểu rõ hơn về mối đe dọa sắp tới.Vị chuyên gia này nói máy bay cảnh báo sớm KJ-600 có thể mang lại lợi thế cho quân đội Trung Quốc khi hoạt động ở các khu vực rộng lớn như biển Hoa ĐôngChuyên gia quân sự Tống Trung Bình tại Hong Kong nói KJ-600 sẽ đem lại lợi thế cho quân đội Trung Quốc, khi các tàu sân bay của nước này vẫn phải sử dụng trực thăng và hệ thống radar trên tàu để thu thập thông tin tình báo."Với KJ-600, phạm vi phát hiện và theo dõi của các chiến hạm này sẽ được tăng cường đáng kể", vị chuyên gia Trung Quốc nhận định.Sau khi biên chế KJ-600, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia thứ ba sở hữu máy bay cảnh báo sớm cánh bằng trên tàu sân bay. Hai nước còn lại là Pháp và Mỹ, đều sử dụng mẫu E-2 do Mỹ sản xuất.Các quốc gia vận hành tàu sân bay khác như Anh và Ấn Độ sử dụng trực thăng làm nhiệm vụ cảnh báo sớm, song chúng có tầm hoạt động ngắn hơn nhiều so với máy bay cánh bằng.Việc phát triển thành công máy bay chỉ huy cảnh báo KJ-600 được cho là bước tiến dài của Hải quân Trung Quốc, tuy nhiên nhiều chuyên gia quân sự tỏ ra nghi ngờ về tính hiệu quả của loại vũ khí này.Các vũ khí Trung Quốc vẫn nổi tiếng với việc giữa quảng bá và thực tế lại khác nhau rất xa, đặc biệt với các vũ khí công nghệ cao như radar.Vì vậy hãy còn quá sớm để kết luận KJ-600 có thể tạo ra bước đột phá trong tương quan lực lượng với hải quân Mỹ.
Mạng xã hội Trung Quốc hồi đầu tuần chia sẻ hình ảnh một chiếc máy bay cảnh báo sớm với radar tròn trên thân và 4 cánh đuôi đứng. Một nguồn tin trong quân đội Trung Quốc xác nhận đây là mẫu máy bay cảnh báo sớm nội địa KJ-600, được chế tạo phục vụ tàu sân bay và đang trong giai đoạn phát triển cuối cùng.
"Chuyến bay thử nghiệm diễn ra vào sáng 27-01 ở Tây An. Đó là cuộc thử nghiệm định kỳ khác trước khi máy bay đi vào hoạt động", nguồn tin trong quân đội Trung Quốc cho biết.
KJ-600 là loại máy bay chỉ huy cảnh báo sớm, chúng cất cánh lần đầu hồi tháng 8-2020, hai năm sau khi truyền thông Trung Quốc đưa tin về chương trình phát triển mẫu máy bay này.
KJ-600 được trang bị radar quét mảng pha điện tử chủ động (AESA) cỡ lớn được quảng bá là giúp máy bay phát hiện tiêm kích tàng hình như F-22 và F-35 của Mỹ.
Ông Jon Grevatt, chuyên gia về châu Á - Thái Bình Dương của tạp chí Janes, cho biết radar AESA cho phép KJ-600 phát hiện và theo dõi mục tiêu ở phạm vi lớn, nâng cao nhận thức tình huống và hiểu rõ hơn về mối đe dọa sắp tới.
Vị chuyên gia này nói máy bay cảnh báo sớm KJ-600 có thể mang lại lợi thế cho quân đội Trung Quốc khi hoạt động ở các khu vực rộng lớn như biển Hoa Đông
Chuyên gia quân sự Tống Trung Bình tại Hong Kong nói KJ-600 sẽ đem lại lợi thế cho quân đội Trung Quốc, khi các tàu sân bay của nước này vẫn phải sử dụng trực thăng và hệ thống radar trên tàu để thu thập thông tin tình báo.
"Với KJ-600, phạm vi phát hiện và theo dõi của các chiến hạm này sẽ được tăng cường đáng kể", vị chuyên gia Trung Quốc nhận định.
Sau khi biên chế KJ-600, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia thứ ba sở hữu máy bay cảnh báo sớm cánh bằng trên tàu sân bay. Hai nước còn lại là Pháp và Mỹ, đều sử dụng mẫu E-2 do Mỹ sản xuất.
Các quốc gia vận hành tàu sân bay khác như Anh và Ấn Độ sử dụng trực thăng làm nhiệm vụ cảnh báo sớm, song chúng có tầm hoạt động ngắn hơn nhiều so với máy bay cánh bằng.
Việc phát triển thành công máy bay chỉ huy cảnh báo KJ-600 được cho là bước tiến dài của Hải quân Trung Quốc, tuy nhiên nhiều chuyên gia quân sự tỏ ra nghi ngờ về tính hiệu quả của loại vũ khí này.
Các vũ khí Trung Quốc vẫn nổi tiếng với việc giữa quảng bá và thực tế lại khác nhau rất xa, đặc biệt với các vũ khí công nghệ cao như radar.
Vì vậy hãy còn quá sớm để kết luận KJ-600 có thể tạo ra bước đột phá trong tương quan lực lượng với hải quân Mỹ.