Trong những năm qua, khu vực Đông Nam Á (nhất là khu vực Biển Đông), tồn tại những bất đồng về quan điểm trong giải quyết các vấn đề liên quan lãnh thổ. Trong điều kiện nhất định, sự leo thang của những mâu thuẫn này có thể sẽ dẫn tới xung đột vũ trang. Ảnh: tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ trên khu vực Biển Đông.Khi xảy ra xung đột vũ trang, các hoạt động quân sự sẽ diễn ra trong điều kiện tình huống biến đổi nhanh, nên việc chuyển trực tiếp các thông tin đã xử lý về đối phương trong thời gian ngắn đến phương tiện mang vũ khí của không quân hoặc hải quân, là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm phát huy hiệu quả các lực lượng và phương tiện trong chiến đấu. Ảnh: Máy bay cảnh báo sớm C-295 AEW&C.Máy bay cảnh báo sớm là phương tiện nòng cốt để tìm, phát hiện và cảnh báo sớm tầm xa (đối với các mục tiêu đối phương) của không quân, nó cũng là trung tâm chỉ huy kiểm soát trên không của biên đội máy bay ta.Qua nghiên cứu của Không quân Mỹ qua 2 cuộc chiến tranh Vùng Vịnh cho thấy, máy bay cảnh báo sớm trên không có thể giúp hiệu quả phòng không của máy bay ta được nâng cao từ 15~30 lần; hiệu quả đánh chặn và bắn rơi máy bay địch có thể nâng cao từ 30~150%.Nếu không có máy bay cảnh báo sớm, chúng ta ít nhất phải tăng thêm gấp đôi số lượng máy bay chiến đấu, thì mới có thể bảo đảm an toàn không phận cũng như mục tiêu được bảo vệ trong cuộc chiến đối kháng. Có thể nói không quá rằng, máy bay cảnh báo sớm là “bộ khuếch đại lực lượng” của lực lượng phòng không – không quân.Nhưng việc trang bị máy bay cảnh báo sớm cứ không phải “muốn là được”; đây là loại máy bay đặc biệt, nhất là đối với những quốc gia chưa từng sử dụng máy bay cảnh báo sớm trên không nên chưa có kinh nghiệm sử dụng; sẽ cần nhiều thời gian học hỏi nghiên cứu và tốn kém chi phí để đào tạo phi công, nhân lực sử dụng loại khí tài này.Trong khi đó các loại máy bay cảnh báo sớm thường có giá rất cao, một chiếc máy bay cảnh báo sớm trên không có giá bằng 1 phi đội máy bay chiến đấu thế hệ 4 (theo tiêu chuẩn thế giới thì 1 phi đội gồm 3 đến 6 máy bay).Trong thời gian qua, Quân đội nhân dân Việt Nam đã bước đầu hình thành khả năng tác chiến đa dạng với các loại vũ khí hiện đại như: máy bay Su-30MK2, tàu tên lửa cao tốc Molniya, tàu hộ vệ tên lửa Gepard, tàu ngầm Kilo 636, tên lửa bờ Bastion-P...Tuy nhiên chúng ta vẫn còn thiếu một phương tiện liên kết các hệ thống vũ khí hiện đại cũng như là cánh tay nối dài cho hoạt động, đó chính là máy bay cảnh báo sớm, để đóng vai trò phối hợp với máy bay, tàu chiến giúp phát hiện mục tiêu từ xa, dẫn đường cho tên lửa, mở rộng phạm vi chiến đấu của vũ khí. Bên cạnh đó máy bay cảnh báo sớm còn là trung gian giúp liên kết cũng như điều phối hoạt động của các loại vũ khí khác nhau.Mặc dù trong thế trận phòng không, Việt Nam đã bố trí các trận địa radar tương đối hợp lý, đảm bảo tính chủ động đối phó, phản ứng nhanh với mọi tình huống bất ngờ. Tuy nhiên để phát huy hết tính năng và hiệu quả của các loại máy bay chiến đấu, các hệ thống tên lửa phòng không mà chúng ta đang có, thì việc trang bị các loại máy bay cảnh báo sớm là yêu cầu cần thiết vào lúc này. Ảnh: Bảo quản khí tài ở Trạm Radar 27, Trung đoàn 295. Ảnh báo PK-KQ.Hiện nay có nhiều quốc gia chế tạo máy bay cảnh báo sớm mà chúng ta có thể mua; trong đó có Saab 2000 Erieye của Thụy Điển và C-295 AEW do công ty Airbus (châu Âu) và công ty IAI (Israel) hợp tác phát triển; hai loại máy bay cảnh báo sớm này rất phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như khả năng khai thác của chúng ta.Dựa trên những thông tin có được về loại máy bay Saab 2000 Erieye và C-295 AEW thì đây là 2 mẫu máy bay chỉ huy trên không tầm xa đa năng, có thể sử dụng cho cả mục đích quân sự lẫn dân sự; được giới thiệu như một lựa chọn không thể tốt hơn cho các quân đội các nước muốn tăng cường khả năng bảo vệ biên giới và củng cố quốc phòng.Trong bối cảnh tình hình thế giới rất nhiều biến động khó lường, bất ổn có thể xảy ra xung đột quân sự vào bất kỳ lúc nào. Nên việc đầu tư máy bay cảnh báo sớm với chúng ta hiện nay là phù hợp.Hiện nay các quốc gia quanh khu vực Biển Đông như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore đều đã sở hữu máy bay cảnh báo sớm. Vì vậy việc chúng ta có sở hữu máy bay cảnh báo sớm cũng là phù hợp với bối cảnh tình hình thế giới và khu vực. Ảnh: Máy bay cảnh báo sớm KJ-500 của Trung Quốc trên đảo Hải Nam. Video Hình ảnh ấn tượng về sức mạnh Hải quân, Không quân Việt Nam - Nguồn: QPVN
Trong những năm qua, khu vực Đông Nam Á (nhất là khu vực Biển Đông), tồn tại những bất đồng về quan điểm trong giải quyết các vấn đề liên quan lãnh thổ. Trong điều kiện nhất định, sự leo thang của những mâu thuẫn này có thể sẽ dẫn tới xung đột vũ trang. Ảnh: tàu sân bay USS Theodore Roosevelt của Hải quân Mỹ trên khu vực Biển Đông.
Khi xảy ra xung đột vũ trang, các hoạt động quân sự sẽ diễn ra trong điều kiện tình huống biến đổi nhanh, nên việc chuyển trực tiếp các thông tin đã xử lý về đối phương trong thời gian ngắn đến phương tiện mang vũ khí của không quân hoặc hải quân, là một trong những ưu tiên hàng đầu nhằm phát huy hiệu quả các lực lượng và phương tiện trong chiến đấu. Ảnh: Máy bay cảnh báo sớm C-295 AEW&C.
Máy bay cảnh báo sớm là phương tiện nòng cốt để tìm, phát hiện và cảnh báo sớm tầm xa (đối với các mục tiêu đối phương) của không quân, nó cũng là trung tâm chỉ huy kiểm soát trên không của biên đội máy bay ta.
Qua nghiên cứu của Không quân Mỹ qua 2 cuộc chiến tranh Vùng Vịnh cho thấy, máy bay cảnh báo sớm trên không có thể giúp hiệu quả phòng không của máy bay ta được nâng cao từ 15~30 lần; hiệu quả đánh chặn và bắn rơi máy bay địch có thể nâng cao từ 30~150%.
Nếu không có máy bay cảnh báo sớm, chúng ta ít nhất phải tăng thêm gấp đôi số lượng máy bay chiến đấu, thì mới có thể bảo đảm an toàn không phận cũng như mục tiêu được bảo vệ trong cuộc chiến đối kháng. Có thể nói không quá rằng, máy bay cảnh báo sớm là “bộ khuếch đại lực lượng” của lực lượng phòng không – không quân.
Nhưng việc trang bị máy bay cảnh báo sớm cứ không phải “muốn là được”; đây là loại máy bay đặc biệt, nhất là đối với những quốc gia chưa từng sử dụng máy bay cảnh báo sớm trên không nên chưa có kinh nghiệm sử dụng; sẽ cần nhiều thời gian học hỏi nghiên cứu và tốn kém chi phí để đào tạo phi công, nhân lực sử dụng loại khí tài này.
Trong khi đó các loại máy bay cảnh báo sớm thường có giá rất cao, một chiếc máy bay cảnh báo sớm trên không có giá bằng 1 phi đội máy bay chiến đấu thế hệ 4 (theo tiêu chuẩn thế giới thì 1 phi đội gồm 3 đến 6 máy bay).
Trong thời gian qua, Quân đội nhân dân Việt Nam đã bước đầu hình thành khả năng tác chiến đa dạng với các loại vũ khí hiện đại như: máy bay Su-30MK2, tàu tên lửa cao tốc Molniya, tàu hộ vệ tên lửa Gepard, tàu ngầm Kilo 636, tên lửa bờ Bastion-P...
Tuy nhiên chúng ta vẫn còn thiếu một phương tiện liên kết các hệ thống vũ khí hiện đại cũng như là cánh tay nối dài cho hoạt động, đó chính là máy bay cảnh báo sớm, để đóng vai trò phối hợp với máy bay, tàu chiến giúp phát hiện mục tiêu từ xa, dẫn đường cho tên lửa, mở rộng phạm vi chiến đấu của vũ khí. Bên cạnh đó máy bay cảnh báo sớm còn là trung gian giúp liên kết cũng như điều phối hoạt động của các loại vũ khí khác nhau.
Mặc dù trong thế trận phòng không, Việt Nam đã bố trí các trận địa radar tương đối hợp lý, đảm bảo tính chủ động đối phó, phản ứng nhanh với mọi tình huống bất ngờ. Tuy nhiên để phát huy hết tính năng và hiệu quả của các loại máy bay chiến đấu, các hệ thống tên lửa phòng không mà chúng ta đang có, thì việc trang bị các loại máy bay cảnh báo sớm là yêu cầu cần thiết vào lúc này. Ảnh: Bảo quản khí tài ở Trạm Radar 27, Trung đoàn 295. Ảnh báo PK-KQ.
Hiện nay có nhiều quốc gia chế tạo máy bay cảnh báo sớm mà chúng ta có thể mua; trong đó có Saab 2000 Erieye của Thụy Điển và C-295 AEW do công ty Airbus (châu Âu) và công ty IAI (Israel) hợp tác phát triển; hai loại máy bay cảnh báo sớm này rất phù hợp với điều kiện kinh tế cũng như khả năng khai thác của chúng ta.
Dựa trên những thông tin có được về loại máy bay Saab 2000 Erieye và C-295 AEW thì đây là 2 mẫu máy bay chỉ huy trên không tầm xa đa năng, có thể sử dụng cho cả mục đích quân sự lẫn dân sự; được giới thiệu như một lựa chọn không thể tốt hơn cho các quân đội các nước muốn tăng cường khả năng bảo vệ biên giới và củng cố quốc phòng.
Trong bối cảnh tình hình thế giới rất nhiều biến động khó lường, bất ổn có thể xảy ra xung đột quân sự vào bất kỳ lúc nào. Nên việc đầu tư máy bay cảnh báo sớm với chúng ta hiện nay là phù hợp.
Hiện nay các quốc gia quanh khu vực Biển Đông như Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Trung Quốc, Singapore đều đã sở hữu máy bay cảnh báo sớm. Vì vậy việc chúng ta có sở hữu máy bay cảnh báo sớm cũng là phù hợp với bối cảnh tình hình thế giới và khu vực. Ảnh: Máy bay cảnh báo sớm KJ-500 của Trung Quốc trên đảo Hải Nam.
Video Hình ảnh ấn tượng về sức mạnh Hải quân, Không quân Việt Nam - Nguồn: QPVN