Theo trang mạng quân sự Sina, vào tháng 9/2005 chính phủ Nigeria đã chính thức phê duyệt hợp đồng mua 15 chiếc F-7 (biến thể xuất khẩu của J-7 - phiên bản sao chép máy bay tiêm kích MiG-21 Liên Xô) do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô của Trung Quốc chế tạo với giá hơn 251 triệu USD. Trong đó 12 chiếc là F-7NI biến thể một chỗ ngồi và 3 chiếc FT-7NI biến thể huấn luyện hai chỗ ngồi.Trong hợp đồng trên có tới 32 triệu USD dành cho việc mua sắm vũ khí và trang thiết bị hậu cần cho những chiếc F-7, hầu hết số vũ khí này cũng đều do Trung Quốc sản xuất như tên lửa không đối không PL-9C, tên lửa huấn luyện PL-9, rocket phóng loạt, bom thông dụng từ 250kg – 500kg và đạn pháo 30mm cho F-7.Nigeria là một trong những quốc gia hiếm hoi đưa vào trang bị mới F-7 trong bối cảnh dòng chiến đấu này đang dần ngưng hoạt động trên khắp thế giới, trong năm 2015 Không quân Việt Nam cũng đã loại biên MiG-21 tiền thân của F-7. Chính phủ Nigeria lúc đó tuyên bố số máy bay trên sẽ được sử dụng để bảo vệ lãnh thổ của nước này nhưng cho đến nay chúng hầu như không được sử dụng mấy.Bên cạnh F-7, Không quân Nigeria còn sở hữu phi đội 12 chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ Alpha Jet. Dù đưa đặt mua F-7 từ năm 2005 nhưng đến 2008 Nigeria mới cử đoàn phi công đầu tiên sang Trung Quốc để đào tạo.Cũng theo kế hoạch ban đầu năm 2008 Trung Quốc sẽ chuyển giao những chiếc F-7 đầu tiên cho Nigeria nhưng sau đó đã bị tạm hoãn do có liên quan đến vấn đề tài chính.Do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 ngân sách của Nigeria bị sụt giảm nghiêm trọng và nó cũng gây ảnh hưởng tới hợp đồng F-7 với Trung Quốc. Đến đầu năm 2009 Nigeria mới tiếp nhận những chiếc F-7 đầu tiên.F-7 có thiết kế tương tự như máy bay tiêm kích MiG-21 nhưng được Trung Quốc nội địa hóa hoàn toàn và dây chuyền sản xuất dòng máy bay này của Trung Quốc chỉ mới ngưng hoạt động vào năm 2013. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn đảm bảo khả năng hoạt động cho những chiếc F-7 của Nigeria.Trong ảnh là biến thể FT-7NI với hai chỗ ngồi dành cho huấn luyện. Hầu hết những chiếc J-7 hay F-7 dành cho xuất khẩu của Trung Quốc đều được trang bị mẫu động cơ phản lực Liyang Wopen-13F do nước này tự chế tạo với hiệu suất hoạt động tương đương mẫu động cơ Tumansky R-25 trên tiêm kích MiG-21.Bên cạnh Nigeria một loạt quốc gia Châu Phi khác cũng được trang bị những chiếc F-7 do Trung Quốc chế tạo như Ai Cập, Namibia, Sudan, Tanzania, Zimbabwe và một số quốc gia châu Á như Pakistan, Myanmar, Iran...do giá thành cực rẻ của chúng.Từ năm 1965-2013 Trung Quốc đã cho xuất xưởng hơn 2.100 chiếc J-7/F-7 với nhiều biến thể khác nhau và kiếm được hàng tỷ USD nhờ việc sao chép không bản quyền này.
Theo trang mạng quân sự Sina, vào tháng 9/2005 chính phủ Nigeria đã chính thức phê duyệt hợp đồng mua 15 chiếc F-7 (biến thể xuất khẩu của J-7 - phiên bản sao chép máy bay tiêm kích MiG-21 Liên Xô) do Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô của Trung Quốc chế tạo với giá hơn 251 triệu USD. Trong đó 12 chiếc là F-7NI biến thể một chỗ ngồi và 3 chiếc FT-7NI biến thể huấn luyện hai chỗ ngồi.
Trong hợp đồng trên có tới 32 triệu USD dành cho việc mua sắm vũ khí và trang thiết bị hậu cần cho những chiếc F-7, hầu hết số vũ khí này cũng đều do Trung Quốc sản xuất như tên lửa không đối không PL-9C, tên lửa huấn luyện PL-9, rocket phóng loạt, bom thông dụng từ 250kg – 500kg và đạn pháo 30mm cho F-7.
Nigeria là một trong những quốc gia hiếm hoi đưa vào trang bị mới F-7 trong bối cảnh dòng chiến đấu này đang dần ngưng hoạt động trên khắp thế giới, trong năm 2015 Không quân Việt Nam cũng đã loại biên MiG-21 tiền thân của F-7. Chính phủ Nigeria lúc đó tuyên bố số máy bay trên sẽ được sử dụng để bảo vệ lãnh thổ của nước này nhưng cho đến nay chúng hầu như không được sử dụng mấy.
Bên cạnh F-7, Không quân Nigeria còn sở hữu phi đội 12 chiếc máy bay chiến đấu hạng nhẹ Alpha Jet. Dù đưa đặt mua F-7 từ năm 2005 nhưng đến 2008 Nigeria mới cử đoàn phi công đầu tiên sang Trung Quốc để đào tạo.
Cũng theo kế hoạch ban đầu năm 2008 Trung Quốc sẽ chuyển giao những chiếc F-7 đầu tiên cho Nigeria nhưng sau đó đã bị tạm hoãn do có liên quan đến vấn đề tài chính.
Do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 ngân sách của Nigeria bị sụt giảm nghiêm trọng và nó cũng gây ảnh hưởng tới hợp đồng F-7 với Trung Quốc. Đến đầu năm 2009 Nigeria mới tiếp nhận những chiếc F-7 đầu tiên.
F-7 có thiết kế tương tự như máy bay tiêm kích MiG-21 nhưng được Trung Quốc nội địa hóa hoàn toàn và dây chuyền sản xuất dòng máy bay này của Trung Quốc chỉ mới ngưng hoạt động vào năm 2013. Tuy nhiên Trung Quốc vẫn đảm bảo khả năng hoạt động cho những chiếc F-7 của Nigeria.
Trong ảnh là biến thể FT-7NI với hai chỗ ngồi dành cho huấn luyện. Hầu hết những chiếc J-7 hay F-7 dành cho xuất khẩu của Trung Quốc đều được trang bị mẫu động cơ phản lực Liyang Wopen-13F do nước này tự chế tạo với hiệu suất hoạt động tương đương mẫu động cơ Tumansky R-25 trên tiêm kích MiG-21.
Bên cạnh Nigeria một loạt quốc gia Châu Phi khác cũng được trang bị những chiếc F-7 do Trung Quốc chế tạo như Ai Cập, Namibia, Sudan, Tanzania, Zimbabwe và một số quốc gia châu Á như Pakistan, Myanmar, Iran...do giá thành cực rẻ của chúng.
Từ năm 1965-2013 Trung Quốc đã cho xuất xưởng hơn 2.100 chiếc J-7/F-7 với nhiều biến thể khác nhau và kiếm được hàng tỷ USD nhờ việc sao chép không bản quyền này.