Theo tin từ trang web của Hải quân Mỹ, đã cho chiếu đoạn video công khai của Venezuela cho thấy, các tàu chiến của Venezuela được trang bị một loại tên lửa chống hạm mới do Trung Quốc sản xuất. Tên lửa chống hạm C-802A mà Trung Quốc cung cấp cho Hải quân Venezuela là loại tên lửa có tốc độ cận âm, được thiết kế để tấn công các tàu mặt nước, có tầm bắn hơn 180 km. Ảnh: Tên lửa chống hạm C-802A. Nguồn: SinaC-802A sử dụng phương pháp bám mặt biển ở độ cao cực thấp, tương tự như tên lửa chống hạm Harpoon của Hải quân Mỹ; với việc trang bị tên lửa C-802A, sẽ giúp tăng cường sức mạnh hải quân của Venezuela.Trước đó vào ngày 25/9, Hải quân Venezuela đã tiết lộ việc mua tên lửa chống hạm C-802A; trong đoạn video quảng cáo do Hải quân Venezuela công bố và trên tài khoản Twitter của Tổng thống Venezuela Maduro, đã xuất hiện cảnh bắn thử tên lửa C-802A.Tuy nhiên không khó để nhận ra con tàu thử nghiệm tên lửa C-802A trong video thực chất không phải của hải quân Venezuela. Bức ảnh này được chụp từ tên lửa C-802A do Hải quân Hoàng gia Thái Lan thử nghiệm, được phóng từ một khinh hạm của Hải quân Thái Lan. Ảnh: Tàu Royal Chakri Naruebet của Hải quân tên lửa phóng tên lửa C-802A - Nguồn: ThaimilitaryNhưng điều này không có nghĩa là Hải quân Venezuela không mua tên lửa C-802A. Những bức ảnh gây hiểu lầm là một phần quan trọng trong tuyên truyền của hải quân Venezuela. Ảnh: Tên lửa chống hạm C-802A. Nguồn: SinaVí dụ đoạn video tương tự cũng cho thấy các tàu ngầm Type 209 mà Hải quân Venezuela trang bị, nhưng thực tế các tàu ngầm này đã không ra khơi trong nhiều năm và người ta không thấy quả tên lửa C-802A nào trên tàu ngầm của hải quân Venezuela. Ảnh: Tên lửa chống hạm C-802A. Nguồn: SinaTheo thông tin công khai, các tên lửa C-802A này có khả năng được trang bị trên tàu tuần tra lớp Guaicamacuto (Avante 1400) của Hải quân Venezuela. Những con tàu này là tàu hộ tống lớp Avante 2200 được sản xuất tại Tây Ban Nha, nhưng chúng không được trang bị tên lửa chống hạm khi được chuyển giao cho Venezuela. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Guaicamacuto - Nguồn: Wikipedia.Vào tháng 6/2017, Hải quân Venezuela đã trang bị cho hai tàu tuần tra lớp Guaicamacuto tên lửa chống hạm, có trị giá 2,9 triệu USD. Hiện nay hải quân Venezuela được trang bị tổng cộng 3 tàu tuần tra lớp Guaicamacuto, có thể còn lại một chiếc lớp này chưa trang bị tên lửa chống hạm. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Guaicamacuto - Nguồn: Wikipedia.Venezuela cũng mua hai khinh hạm lớp Lupo do Ý sản xuất, được trang bị tên lửa chống hạm Ottomat Mk2. Tàu chiến lớp Lubo cũng là tàu chiến mạnh nhất của Venezuela trong biên chế hiện nay; tuy nhiên những con tàu này ngày càng trở nên lạc hậu. Ảnh: Khinh hạm lớp Lupo - Nguồn: Wikipedia.Một loại tàu chiến hiện đại khác của Hải quân Venezuela là tàu tuần tra lớp Guayquil, chỉ được thiết kế để tuần tra ven biển và không được trang bị tên lửa chống hạm. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Guayquil - Nguồn: Wikipedia.Lực lượng vũ trang Venezuela đang chịu áp lực kép từ sự suy thoái kinh tế quốc gia, đặc biệt là từ khi giá dầu mỏ lao dốc và các lệnh trừng phạt quân sự quốc tế. Tuy nhiên, Venezuela vẫn có thể mua vũ khí tiên tiến từ Nga và Trung Quốc. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Venezuela - Nguồn: Wikipedia.Ngoài tên lửa chống hạm C-802A, Trung Quốc và Nga đã cung cấp cho Venezuela nhiều loại vũ khí từ máy bay chiến đấu đến tên lửa phòng không; bất chấp áp lực khó khăn về kinh tế, Venezuela vẫn tập trung mua các loại vũ khí tiên tiến, có thể chống lại các lực lượng bên ngoài. Video Venezuela bắt giữ tướng quân đội liên quan vụ tấn công Tổng thống - Nguồn: Vietnam+
Theo tin từ trang web của Hải quân Mỹ, đã cho chiếu đoạn video công khai của Venezuela cho thấy, các tàu chiến của Venezuela được trang bị một loại tên lửa chống hạm mới do Trung Quốc sản xuất.
Tên lửa chống hạm C-802A mà Trung Quốc cung cấp cho Hải quân Venezuela là loại tên lửa có tốc độ cận âm, được thiết kế để tấn công các tàu mặt nước, có tầm bắn hơn 180 km. Ảnh: Tên lửa chống hạm C-802A. Nguồn: Sina
C-802A sử dụng phương pháp bám mặt biển ở độ cao cực thấp, tương tự như tên lửa chống hạm Harpoon của Hải quân Mỹ; với việc trang bị tên lửa C-802A, sẽ giúp tăng cường sức mạnh hải quân của Venezuela.
Trước đó vào ngày 25/9, Hải quân Venezuela đã tiết lộ việc mua tên lửa chống hạm C-802A; trong đoạn video quảng cáo do Hải quân Venezuela công bố và trên tài khoản Twitter của Tổng thống Venezuela Maduro, đã xuất hiện cảnh bắn thử tên lửa C-802A.
Tuy nhiên không khó để nhận ra con tàu thử nghiệm tên lửa C-802A trong video thực chất không phải của hải quân Venezuela. Bức ảnh này được chụp từ tên lửa C-802A do Hải quân Hoàng gia Thái Lan thử nghiệm, được phóng từ một khinh hạm của Hải quân Thái Lan. Ảnh: Tàu Royal Chakri Naruebet của Hải quân tên lửa phóng tên lửa C-802A - Nguồn: Thaimilitary
Nhưng điều này không có nghĩa là Hải quân Venezuela không mua tên lửa C-802A. Những bức ảnh gây hiểu lầm là một phần quan trọng trong tuyên truyền của hải quân Venezuela. Ảnh: Tên lửa chống hạm C-802A. Nguồn: Sina
Ví dụ đoạn video tương tự cũng cho thấy các tàu ngầm Type 209 mà Hải quân Venezuela trang bị, nhưng thực tế các tàu ngầm này đã không ra khơi trong nhiều năm và người ta không thấy quả tên lửa C-802A nào trên tàu ngầm của hải quân Venezuela. Ảnh: Tên lửa chống hạm C-802A. Nguồn: Sina
Theo thông tin công khai, các tên lửa C-802A này có khả năng được trang bị trên tàu tuần tra lớp Guaicamacuto (Avante 1400) của Hải quân Venezuela. Những con tàu này là tàu hộ tống lớp Avante 2200 được sản xuất tại Tây Ban Nha, nhưng chúng không được trang bị tên lửa chống hạm khi được chuyển giao cho Venezuela. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Guaicamacuto - Nguồn: Wikipedia.
Vào tháng 6/2017, Hải quân Venezuela đã trang bị cho hai tàu tuần tra lớp Guaicamacuto tên lửa chống hạm, có trị giá 2,9 triệu USD. Hiện nay hải quân Venezuela được trang bị tổng cộng 3 tàu tuần tra lớp Guaicamacuto, có thể còn lại một chiếc lớp này chưa trang bị tên lửa chống hạm. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Guaicamacuto - Nguồn: Wikipedia.
Venezuela cũng mua hai khinh hạm lớp Lupo do Ý sản xuất, được trang bị tên lửa chống hạm Ottomat Mk2. Tàu chiến lớp Lubo cũng là tàu chiến mạnh nhất của Venezuela trong biên chế hiện nay; tuy nhiên những con tàu này ngày càng trở nên lạc hậu. Ảnh: Khinh hạm lớp Lupo - Nguồn: Wikipedia.
Một loại tàu chiến hiện đại khác của Hải quân Venezuela là tàu tuần tra lớp Guayquil, chỉ được thiết kế để tuần tra ven biển và không được trang bị tên lửa chống hạm. Ảnh: Tàu tuần tra lớp Guayquil - Nguồn: Wikipedia.
Lực lượng vũ trang Venezuela đang chịu áp lực kép từ sự suy thoái kinh tế quốc gia, đặc biệt là từ khi giá dầu mỏ lao dốc và các lệnh trừng phạt quân sự quốc tế. Tuy nhiên, Venezuela vẫn có thể mua vũ khí tiên tiến từ Nga và Trung Quốc. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30MK2 của Không quân Venezuela - Nguồn: Wikipedia.
Ngoài tên lửa chống hạm C-802A, Trung Quốc và Nga đã cung cấp cho Venezuela nhiều loại vũ khí từ máy bay chiến đấu đến tên lửa phòng không; bất chấp áp lực khó khăn về kinh tế, Venezuela vẫn tập trung mua các loại vũ khí tiên tiến, có thể chống lại các lực lượng bên ngoài.
Video Venezuela bắt giữ tướng quân đội liên quan vụ tấn công Tổng thống - Nguồn: Vietnam+