Theo dữ liệu được truyền thông Ukraine công bố, máy bay trực thăng Mi-14 đã cố gắng mô phỏng một cuộc tấn công vào tàu tuần tra Ust-Labinsk của Nga, khi nó tiến vào vùng 10 dặm của Biển Azov gần biên giới UkraineTheo các nguồn tin, sau khi bay xung quanh, các máy bay trực thăng của quân đội Ukraine đã có hành động "uy hiếp nghiêm trọng" tàu cảnh sát biển Nga, buộc con tàu phải rời khỏi khu vựcĐược biết khi đó trực thăng Mi-14 không mang vũ khí và không gây nguy hiểm đáng kể cho tàu tuần tra Nga, tuy nhiên hiện tại nguyên nhân tại sao tàu Ust-Labinsk lại tiến gần biên giới Ukraine vẫn chưa được biết đến"Đơn vị phòng thủ bờ biển Azov đã ngăn chặn cuộc đổ bộ của hải quân địch. Với tất cả các lực lượng và phương tiện cần thiết, chúng tôi đã đẩy lùi cuộc xâm lược từ biển", dịch vụ báo chí của Bộ Quốc phòng Ukraine báo cáoHiện nay Bộ Quốc phòng Nga chưa có bình luận chính thức nào liên quan đến vấn đề mà phía Ukraine vừa đề cập đến, nhưng sự kiện trên có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa hai nướcMi-14 (NATO định danh là Haze) được phát triển dựa trên cơ sở mẫu trực thăng vận tải đa dụng Mi-8 nổi tiếng, phương tiện này được Hải quân Liên Xô đưa vào sử dụng trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc Chiến tranh LạnhCải tiến quan trọng nhất của Mi-14 so với Mi-8 là các kỹ sư quân sự Liên Xô đã biến nó thành một trực thăng "lưỡng cư" với lớp vỏ hình chiếc thuyền được gia cố phần dưới thân giúp có thể hạ cánh dễ dàng trên mặt nước và chịu được gió bão cấp 4Mi-14 có khả năng tác chiến xa bờ 300 km, hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết; bay được liên tiếp 5,5 giờ với quãng đường lên tới 1.100 km. nó có thể tìm kiếm tàu ngầm đối phương trong khoảng thời gian dài hơn Ka-27/28Về khí tài chuyên dụng, Mi-14 được trang bị hệ thống thủy âm sonar Oka-2 hoạt động tương đối ổn định, hệ thống phao âm Bakou với 36 phao dự phòng, trong đó 18 phao có khả năng giám sát cùng lúcNgoài ra, trực thăng săn ngầm Mi-14 còn được lắp đặt hệ thống phát hiện điểm từ trường bất thường MAD và hệ thống dò tìm tàu ngầm bằng sóng âm VGS hiện đạiRadar Initziativa-2M của Mi-14 có khả năng phát hiện mục tiêu trong phạm vi khá xa, được lắp đặt phía dưới mũi của máy bay để tăng khả năng tìm kiếm và độ nhạyVề vũ khí, Mi-14 được trang bị nhiều loại ngư lôi và bom chống ngầm như AT-1, APR-2 có trọng lượng lên đến 250 kg. Năm 1983 các kỹ sư Liên Xô đã lắp đặt tên lửa AS-7 Karen lên Mi-14, tuy nhiên quá trình bắn thử đã thất bạiĐặc biệt, Mi-14 có khả năng mang theo một quả bom hạt nhân chống tàu ngầm "Scalp". Loại bom này có sức công phá tương đương với 1.000 kg thuốc nổ TNT, sức công phá mà vụ nổ tạo ra có thể tiêu diệt hoặc đánh dạt tàu ngầm đối phương trong phạm vi 1.000 mKhi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ và Nga ký kết thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân và thông thường, Mi-14 tạm thời bị loại bỏ khỏi biên chế quân đội NgaTuy nhiên gần đây loại trực thăng chống ngầm chuyên dụng này đã được cả Nga và Ukraine khôi phục với số lượng khá nhiều do nhận thấy tiềm năng lớn của chúng
Theo dữ liệu được truyền thông Ukraine công bố, máy bay trực thăng Mi-14 đã cố gắng mô phỏng một cuộc tấn công vào tàu tuần tra Ust-Labinsk của Nga, khi nó tiến vào vùng 10 dặm của Biển Azov gần biên giới Ukraine
Theo các nguồn tin, sau khi bay xung quanh, các máy bay trực thăng của quân đội Ukraine đã có hành động "uy hiếp nghiêm trọng" tàu cảnh sát biển Nga, buộc con tàu phải rời khỏi khu vực
Được biết khi đó trực thăng Mi-14 không mang vũ khí và không gây nguy hiểm đáng kể cho tàu tuần tra Nga, tuy nhiên hiện tại nguyên nhân tại sao tàu Ust-Labinsk lại tiến gần biên giới Ukraine vẫn chưa được biết đến
"Đơn vị phòng thủ bờ biển Azov đã ngăn chặn cuộc đổ bộ của hải quân địch. Với tất cả các lực lượng và phương tiện cần thiết, chúng tôi đã đẩy lùi cuộc xâm lược từ biển", dịch vụ báo chí của Bộ Quốc phòng Ukraine báo cáo
Hiện nay Bộ Quốc phòng Nga chưa có bình luận chính thức nào liên quan đến vấn đề mà phía Ukraine vừa đề cập đến, nhưng sự kiện trên có thể làm trầm trọng thêm căng thẳng giữa hai nước
Mi-14 (NATO định danh là Haze) được phát triển dựa trên cơ sở mẫu trực thăng vận tải đa dụng Mi-8 nổi tiếng, phương tiện này được Hải quân Liên Xô đưa vào sử dụng trong giai đoạn đỉnh điểm của cuộc Chiến tranh Lạnh
Cải tiến quan trọng nhất của Mi-14 so với Mi-8 là các kỹ sư quân sự Liên Xô đã biến nó thành một trực thăng "lưỡng cư" với lớp vỏ hình chiếc thuyền được gia cố phần dưới thân giúp có thể hạ cánh dễ dàng trên mặt nước và chịu được gió bão cấp 4
Mi-14 có khả năng tác chiến xa bờ 300 km, hoạt động tốt trong mọi điều kiện thời tiết; bay được liên tiếp 5,5 giờ với quãng đường lên tới 1.100 km. nó có thể tìm kiếm tàu ngầm đối phương trong khoảng thời gian dài hơn Ka-27/28
Về khí tài chuyên dụng, Mi-14 được trang bị hệ thống thủy âm sonar Oka-2 hoạt động tương đối ổn định, hệ thống phao âm Bakou với 36 phao dự phòng, trong đó 18 phao có khả năng giám sát cùng lúc
Ngoài ra, trực thăng săn ngầm Mi-14 còn được lắp đặt hệ thống phát hiện điểm từ trường bất thường MAD và hệ thống dò tìm tàu ngầm bằng sóng âm VGS hiện đại
Radar Initziativa-2M của Mi-14 có khả năng phát hiện mục tiêu trong phạm vi khá xa, được lắp đặt phía dưới mũi của máy bay để tăng khả năng tìm kiếm và độ nhạy
Về vũ khí, Mi-14 được trang bị nhiều loại ngư lôi và bom chống ngầm như AT-1, APR-2 có trọng lượng lên đến 250 kg. Năm 1983 các kỹ sư Liên Xô đã lắp đặt tên lửa AS-7 Karen lên Mi-14, tuy nhiên quá trình bắn thử đã thất bại
Đặc biệt, Mi-14 có khả năng mang theo một quả bom hạt nhân chống tàu ngầm "Scalp". Loại bom này có sức công phá tương đương với 1.000 kg thuốc nổ TNT, sức công phá mà vụ nổ tạo ra có thể tiêu diệt hoặc đánh dạt tàu ngầm đối phương trong phạm vi 1.000 m
Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ và Nga ký kết thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân và thông thường, Mi-14 tạm thời bị loại bỏ khỏi biên chế quân đội Nga
Tuy nhiên gần đây loại trực thăng chống ngầm chuyên dụng này đã được cả Nga và Ukraine khôi phục với số lượng khá nhiều do nhận thấy tiềm năng lớn của chúng