Theo Navy Recognition, ngay sau khi hoàn tất việc đưa vào trang bị lô trực thăng AW159 Wildcat đầu tiên, Hải quân Hàn Quốc đã ngay lập tức “thử lửa” sức mạnh của dòng trực thăng này trong một đợt diễn tập tác chiến chống ngầm ở phía Nam đảo Geoje ở Gyeongsang Nam. Dĩ nhiên còn có sự tham gia của các tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Incheon nổi tiếng của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.Theo thông báo của Hải quân Hàn Quốc, việc triển khai phi đội trực thăng săn ngầm AW159 là nhằm tăng cường khả năng tác chiến của nước này trước các mối đe dọa từ tàu ngầm Triều Tiên. Mặt khác nó còn nâng cao khả năng tác chiến trên biển của các tàu hộ vệ Incheon. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.Dựa trên hình ảnh được Hải quân Hàn Quốc công bố, trong một tình huống giả định, AW159 cất cánh từ tàu hộ vệ ROKS Gwangju đã phát hiện ra tàu ngầm đối phương khi đang bay ở độ cao hơn 24m so với mặt nước. Và vũ khí đặc biệt giúp AW159 có thể truy tìm tàu ngầm đối phương chính là thiết bị định vị thủy âm dạng kéo Thales FLASH. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.Thales FLASH có thể hoạt động ở độ sâu lên đến 300m và thời gian triển khai dưới nước của nó là tầm 9 phút, trong khoảng thời gian này Thales FLASH sẽ tiến hành xác định và phân tích mọi mối đe dọa dưới nước và toàn bộ dữ liệu thu được sẽ được truyền tải trực tiếp từ AW159 về đến tàu mẹ. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.Được biết trước khi tiếp nhận đầy đủ lô bốn chiếc AW159 đầu tiên, Hải quân Hàn Quốc từng điều động AW159 tham gia một đợt tập trận chống ngầm vào tháng 6 năm ngoái và kết quả mang lại khiến Hải quân Hàn Quốc khá hài lòng. Đây chính lý do khiến Seoul quyết định tăng số lượng AW159 sẽ đặt mua từ 8 chiếc ban đầu lên 12 chiếc. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.AW159 Widcat là dòng trực thăng quân sự đa năng ban đầu được thiết kế cho Quân đội Anh nhằm thay thế dòng trực thăng Lynx đã lỗi thời. Hải quân Hàn Quốc bắt đầu quan tâm đến AW159 từ năm 2014 và muốn kết hợp nó với dòng tên lửa tấn công Spike NLOS như một biến thể hổ trợ hỏa lực trên không hơn là tác chiến chống ngầm. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.Tuy nhiên sau đó Hải quân Hàn Quốc lại quyết định sử dụng AW159 như một biến thể trực thăng chống ngầm dành riêng cho hải quân, một mặt bởi dòng trực thăng này được trang bị sẵn hệ thống radar Seaspray 7400E. Và phi đội AW159 sẽ kết hợp với biên đội tàu hộ vệ Incheon trong các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, giám sát và tác chiến chống ngầm trên biển. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.Theo Hải quân Hàn Quốc, hệ thống radar và cảm biến trên AW159 cho phép nó phát hiện và theo dõi mục tiêu ở khoảng cách lên đến 360km. Trong trường hợp cần thiết AW159 cũng có thể tự triển khai vũ khí tấn công mục tiêu ngầm bằng ngư lôi mà nó mang theo. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.
Theo Navy Recognition, ngay sau khi hoàn tất việc đưa vào trang bị lô trực thăng AW159 Wildcat đầu tiên, Hải quân Hàn Quốc đã ngay lập tức “thử lửa” sức mạnh của dòng trực thăng này trong một đợt diễn tập tác chiến chống ngầm ở phía Nam đảo Geoje ở Gyeongsang Nam. Dĩ nhiên còn có sự tham gia của các tàu hộ vệ mang tên lửa lớp Incheon nổi tiếng của Hàn Quốc. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.
Theo thông báo của Hải quân Hàn Quốc, việc triển khai phi đội trực thăng săn ngầm AW159 là nhằm tăng cường khả năng tác chiến của nước này trước các mối đe dọa từ tàu ngầm Triều Tiên. Mặt khác nó còn nâng cao khả năng tác chiến trên biển của các tàu hộ vệ Incheon. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.
Dựa trên hình ảnh được Hải quân Hàn Quốc công bố, trong một tình huống giả định, AW159 cất cánh từ tàu hộ vệ ROKS Gwangju đã phát hiện ra tàu ngầm đối phương khi đang bay ở độ cao hơn 24m so với mặt nước. Và vũ khí đặc biệt giúp AW159 có thể truy tìm tàu ngầm đối phương chính là thiết bị định vị thủy âm dạng kéo Thales FLASH. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.
Thales FLASH có thể hoạt động ở độ sâu lên đến 300m và thời gian triển khai dưới nước của nó là tầm 9 phút, trong khoảng thời gian này Thales FLASH sẽ tiến hành xác định và phân tích mọi mối đe dọa dưới nước và toàn bộ dữ liệu thu được sẽ được truyền tải trực tiếp từ AW159 về đến tàu mẹ. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.
Được biết trước khi tiếp nhận đầy đủ lô bốn chiếc AW159 đầu tiên, Hải quân Hàn Quốc từng điều động AW159 tham gia một đợt tập trận chống ngầm vào tháng 6 năm ngoái và kết quả mang lại khiến Hải quân Hàn Quốc khá hài lòng. Đây chính lý do khiến Seoul quyết định tăng số lượng AW159 sẽ đặt mua từ 8 chiếc ban đầu lên 12 chiếc. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.
AW159 Widcat là dòng trực thăng quân sự đa năng ban đầu được thiết kế cho Quân đội Anh nhằm thay thế dòng trực thăng Lynx đã lỗi thời. Hải quân Hàn Quốc bắt đầu quan tâm đến AW159 từ năm 2014 và muốn kết hợp nó với dòng tên lửa tấn công Spike NLOS như một biến thể hổ trợ hỏa lực trên không hơn là tác chiến chống ngầm. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.
Tuy nhiên sau đó Hải quân Hàn Quốc lại quyết định sử dụng AW159 như một biến thể trực thăng chống ngầm dành riêng cho hải quân, một mặt bởi dòng trực thăng này được trang bị sẵn hệ thống radar Seaspray 7400E. Và phi đội AW159 sẽ kết hợp với biên đội tàu hộ vệ Incheon trong các nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn, giám sát và tác chiến chống ngầm trên biển. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.
Theo Hải quân Hàn Quốc, hệ thống radar và cảm biến trên AW159 cho phép nó phát hiện và theo dõi mục tiêu ở khoảng cách lên đến 360km. Trong trường hợp cần thiết AW159 cũng có thể tự triển khai vũ khí tấn công mục tiêu ngầm bằng ngư lôi mà nó mang theo. Nguồn ảnh: Hải quân Hàn Quốc.