Mạng SyriaL mới đây đăng tải hình ảnh đáng chú ý – theo đó xuất hiện hình bóng trực thăng tấn công Apache của Quân đội Mỹ trên bầu trời Raqqa – thành trì của phiến quân IS ở Syria. Nguồn ảnh: SyriaLSự việc Apache được triển khai tới Raqqa diễn ra cùng thời điểm hàng trăm lính Mỹ cùng xe bọc thép rầm rập tiến vào lãnh thổ Syria. Dường như, Washington đang nỗ lực hiện thực hóa tuyên bố tiêu diệt quân khủng bố của họ. Nguồn ảnh: WikipediaTrước đó, trực thăng Apache đã được Quân đội Mỹ triển khai yểm trợ Quân đội Iraq tiêu diệt phiến quân IS ở Mosul. Sự xuất hiện của trực thăng này hứa hẹn sẽ kéo dài “cơn ác mộng” với IS sau khi chúng phải nếm đủ đòn đau từ trực thăng tấn công Mi-24/35, Mi-28 của Nga. Nguồn ảnh: WikipediaApache hay gọi đầy đủ là AH-64 Apache là trực thăng tấn công động cơ kép, 4 cánh quạt được Tập đoàn Boeing phát triển và sản xuất cho Quân đội Mỹ cùng đồng minh. Kể từ năm 1975 tới nay, AH-64 Apache là trực thăng tấn công số 1 của Mỹ và NATO. Nó hiện diện ở hầu khắp các cuộc chiến mà Mỹ thực hiện, can dự. Nguồn ảnh: Airlines.netNó bắt đầu nổi tiếng và được gọi là "cơn ác mộng" kể từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991. Chỉ trong vòng 100 giờ, 227 chiếc trực thăng AH-64 Apache đã hủy diệt 278 xe tăng, hàng trăm xe bọc thép của Quân đội Iraq. Chiến tích này khiến chúng được mệnh danh là “sát thủ diệt tăng”. Nguồn ảnh: Airlines.netTrực thăng tấn công Apache có chiều dài 17,73m, cao 3,87m, trọng lượng rỗng 5,1 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 10,4 tấn. Nó được thiết kế cho nhiệm vụ chống tăng, tuy nhiên có thể đảm nhiệm vai trò chi viện hỏa lực, tiêu diệt bộ binh, công sự của đối phương. Nguồn ảnh: Airlines.netBuồng lái của AH-64 Apache được thiết kế với hai chỗ ngồi - phi công phụ kiêm xạ thủ sẽ ngồi ở buồng phía trước để có thể dễ dàng triển khai hệ thống vũ khí, phi công chính sẽ ngồi ở buồng phía sau và điều khiển chiếc trực thăng. Buồng phía sau được thiết kế cao hơn phía trước một chút để phi công có thể quan sát rõ đường bay. Mỗi buồng đều sở hữu hệ thống điều khiển máy bay và vũ khí, để một người có thể ngay lập tức trợ giúp người kia trong trường hợp có biến cố xảy ra. Trong ảnh, bảng điều khiển với màn hình kỹ thuật số tiên tiến của Apache. Nguồn ảnh: Airlines.netVề bộ phận cảm biến, trực thăng AH-64 Apache được trang bị hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu TADS AN/ASQ-170, hệ thống cảm biến hồng ngoại nhìn trong đêm PNVS AAQ-11 đặt ở đầu máy bay. Cảm biến này có nhiệm vụ phát hiện mục tiêu, chỉ thị mục tiêu, dẫn đường cho tên lửa tấn công. Trên phiên bản AH-64D hiện đại hơn được trang bị radar AN/APG-78 Longbow bố trí trên đỉnh cánh quạt có khả năng theo dõi cùng lúc 128 mục tiêu và xác định 16 mục tiêu nguy hiểm nhất, cho phép khai hỏa chỉ trong 30 giây. Nguồn ảnh: Airlines.netHỏa lực của Apache chủ yếu gồm tên lửa chống tăng Hellfire, tên lửa không đối không Stinger, rocket 70mm. Ngoài ra, ở đầu mũi được bố trí tháp pháo 30mm M230. Nguồn ảnh: Airlines.netTuy không mang được bom và các loại rocket cỡ lớn như trực thăng Nga, nhưng nhìn chung là dàn hỏa lực của Apache như vậy đã đủ để nó tung hoành khắp trên chiến trường. Tên lửa Hellfire với tầm phóng 8-10km, vượt xa khả năng tác chiến của các loại tên lửa chống tăng của trực thăng Nga. Nguồn ảnh: Airlines.netTrong bối cảnh tên lửa vác vai phòng không bị buôn bán nhiều trên thị trường chợ đen, phiến quân khủng bố hiện giữ tới hàng nghìn quả đạn. Chính vì vậy, Apache được vũ trang các hệ thống gây nhiễu nhằm đối phó với tên lửa tầm nhiệt. Hệ thống này rất là cần thiết đặc biệt ở thành trì Raqqa - nơi đặt lực lượng tinh nhuệ của IS. Nguồn ảnh: Airlines.netAH-64 được trang bị cặp động cơ tuabin trục T700-GE-701 cung cấp công suất 1.890 mã lực/chiếc cho tốc độ bay tối đa 293km/h, bán kính chiến đấu 480km, trần bay 6,4km (vượt trên tầm bắn của một số loại tên lửa vác vai hiện đại nhất hiện nay như FN-6, 9K38 Igla, 9K338 Igla-S). Nguồn ảnh: Airlines.net
Mạng SyriaL mới đây đăng tải hình ảnh đáng chú ý – theo đó xuất hiện hình bóng trực thăng tấn công Apache của Quân đội Mỹ trên bầu trời Raqqa – thành trì của phiến quân IS ở Syria. Nguồn ảnh: SyriaL
Sự việc Apache được triển khai tới Raqqa diễn ra cùng thời điểm hàng trăm lính Mỹ cùng xe bọc thép rầm rập tiến vào lãnh thổ Syria. Dường như, Washington đang nỗ lực hiện thực hóa tuyên bố tiêu diệt quân khủng bố của họ. Nguồn ảnh: Wikipedia
Trước đó, trực thăng Apache đã được Quân đội Mỹ triển khai yểm trợ Quân đội Iraq tiêu diệt phiến quân IS ở Mosul. Sự xuất hiện của trực thăng này hứa hẹn sẽ kéo dài “cơn ác mộng” với IS sau khi chúng phải nếm đủ đòn đau từ trực thăng tấn công Mi-24/35, Mi-28 của Nga. Nguồn ảnh: Wikipedia
Apache hay gọi đầy đủ là AH-64 Apache là trực thăng tấn công động cơ kép, 4 cánh quạt được Tập đoàn Boeing phát triển và sản xuất cho Quân đội Mỹ cùng đồng minh. Kể từ năm 1975 tới nay, AH-64 Apache là trực thăng tấn công số 1 của Mỹ và NATO. Nó hiện diện ở hầu khắp các cuộc chiến mà Mỹ thực hiện, can dự. Nguồn ảnh: Airlines.net
Nó bắt đầu nổi tiếng và được gọi là "cơn ác mộng" kể từ cuộc chiến tranh vùng Vịnh 1991. Chỉ trong vòng 100 giờ, 227 chiếc trực thăng AH-64 Apache đã hủy diệt 278 xe tăng, hàng trăm xe bọc thép của Quân đội Iraq. Chiến tích này khiến chúng được mệnh danh là “sát thủ diệt tăng”. Nguồn ảnh: Airlines.net
Trực thăng tấn công Apache có chiều dài 17,73m, cao 3,87m, trọng lượng rỗng 5,1 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 10,4 tấn. Nó được thiết kế cho nhiệm vụ chống tăng, tuy nhiên có thể đảm nhiệm vai trò chi viện hỏa lực, tiêu diệt bộ binh, công sự của đối phương. Nguồn ảnh: Airlines.net
Buồng lái của AH-64 Apache được thiết kế với hai chỗ ngồi - phi công phụ kiêm xạ thủ sẽ ngồi ở buồng phía trước để có thể dễ dàng triển khai hệ thống vũ khí, phi công chính sẽ ngồi ở buồng phía sau và điều khiển chiếc trực thăng. Buồng phía sau được thiết kế cao hơn phía trước một chút để phi công có thể quan sát rõ đường bay. Mỗi buồng đều sở hữu hệ thống điều khiển máy bay và vũ khí, để một người có thể ngay lập tức trợ giúp người kia trong trường hợp có biến cố xảy ra. Trong ảnh, bảng điều khiển với màn hình kỹ thuật số tiên tiến của Apache. Nguồn ảnh: Airlines.net
Về bộ phận cảm biến, trực thăng AH-64 Apache được trang bị hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu TADS AN/ASQ-170, hệ thống cảm biến hồng ngoại nhìn trong đêm PNVS AAQ-11 đặt ở đầu máy bay. Cảm biến này có nhiệm vụ phát hiện mục tiêu, chỉ thị mục tiêu, dẫn đường cho tên lửa tấn công. Trên phiên bản AH-64D hiện đại hơn được trang bị radar AN/APG-78 Longbow bố trí trên đỉnh cánh quạt có khả năng theo dõi cùng lúc 128 mục tiêu và xác định 16 mục tiêu nguy hiểm nhất, cho phép khai hỏa chỉ trong 30 giây. Nguồn ảnh: Airlines.net
Hỏa lực của Apache chủ yếu gồm tên lửa chống tăng Hellfire, tên lửa không đối không Stinger, rocket 70mm. Ngoài ra, ở đầu mũi được bố trí tháp pháo 30mm M230. Nguồn ảnh: Airlines.net
Tuy không mang được bom và các loại rocket cỡ lớn như trực thăng Nga, nhưng nhìn chung là dàn hỏa lực của Apache như vậy đã đủ để nó tung hoành khắp trên chiến trường. Tên lửa Hellfire với tầm phóng 8-10km, vượt xa khả năng tác chiến của các loại tên lửa chống tăng của trực thăng Nga. Nguồn ảnh: Airlines.net
Trong bối cảnh tên lửa vác vai phòng không bị buôn bán nhiều trên thị trường chợ đen, phiến quân khủng bố hiện giữ tới hàng nghìn quả đạn. Chính vì vậy, Apache được vũ trang các hệ thống gây nhiễu nhằm đối phó với tên lửa tầm nhiệt. Hệ thống này rất là cần thiết đặc biệt ở thành trì Raqqa - nơi đặt lực lượng tinh nhuệ của IS. Nguồn ảnh: Airlines.net
AH-64 được trang bị cặp động cơ tuabin trục T700-GE-701 cung cấp công suất 1.890 mã lực/chiếc cho tốc độ bay tối đa 293km/h, bán kính chiến đấu 480km, trần bay 6,4km (vượt trên tầm bắn của một số loại tên lửa vác vai hiện đại nhất hiện nay như FN-6, 9K38 Igla, 9K338 Igla-S). Nguồn ảnh: Airlines.net