AH-64 Apache được xem là mẫu trực thăng tấn công thành công nhất trên thế giới bởi các tính năng kỹ chiến thuật vượt trội của chúng trên chiến trường. Với bộ đôi tên lửa chống tăng Hellfire kết hợp với pháo tự động 30mm, nó gần như có thể một mình tiêu diệt cả một đơn vị tăng thiết giáp đối phương từ xa.Tuy nhiên, theo tạp chí quân sự Jane’s, trực thăng AH-64 Apache có thể làm hơn thế khi nó được kết hợp với tên lửa không đối không Stinger - giúp Apache được cởi trói khỏi hạn chế cuối cùng của mình là không chiến.Stinger trang bị cho trực thăng vốn là phiên bản không đối không của tổ hợp tên lửa vác vai FIM-92 Stinger. Với thiết kế nhỏ gọn của mình Stinger hoàn toàn phù hợp Apache.Ý tưởng về việc trang bị Stinger trên AH-64 Apache không phải là mới, ở thời điểm hiện tại khi một số quốc gia sở hữu dòng trực thăng tấn công này đã hiện thực hóa ý tưởng trên từ một vài năm trước. Tuy nhiên nó lại không được phổ biến ngay cả như ở Mỹ việc trang bị Stinger cho Apache khá dễ dàng nhưng rất hiếm khi trực thăng này xuất trận với Stinger. Trong ảnh là ý tưởng trang bị tên lửa không đối không AIM-9 cho Apache của Quân đội Mỹ.Ngoài ra hầu hết các biến thể AH-64 Apache đang hoạt động hiện tại không được nâng cấp để có thể tham gia một vụ không chiến bằng tên lửa không đối không. Bn cạnh đó các tên lửa không đối không của nó không được gắn trên giá treo vũ khí chính mà ở giá phụ hai bên cánh. Trong ảnh là một chiếc AH-64 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản với tên lửa Stinger.Biến thể không đối không phổ biến nhất của Stinger hiện tại là AIM-92 Stinger được thiết kế để có thể triển khai từ nhiều loại máy bay khác nhau kể cả UAV. Nó có trọng lượng chỉ 16kg nhưng tầm bắn lại lên tới 8km với chế độ “bắn và quên” kết hợp cùng đầu dò hồng ngoại.Theo một thỏa thuận mới đây giữa hai nhà thầu quốc phòng lớn của Mỹ gồm Raytheon và Boeing, trong thời gian sắp tới những chiếc Apache được sản xuất mới đều sẽ được nâng cấp để có thể triển khai Stinger và quá trình này sẽ bắt đầu vào năm 2018.Tuy nhiên có một vấn đề được đặt ra là Boeing không chắc chắn lắm về khả năng Quân đội Mỹ sẽ trang bị Stinger lên trên Apache ngay cả khi chúng được tích hợp sẵn để làm điều này. Ngay cả khi Quân đội Mỹ đang thực sự thiếu hụt các máy bay chiến đấu mới thì Apache vẫn chỉ sẽ đảm nhận vai trò tấn công và hổ trợ mặt đất.Mặt khác các quốc gia đồng minh với Mỹ đang có trang bị Apache lại dành sự quan tâm lớn đối với việc tích hợp thêm khả năng không chiến cho dòng trực thăng này. Do đó tiềm năng của bộ đôi Apache và Stinger trên thị trường vẫn được đánh giá khá tốt.
AH-64 Apache được xem là mẫu trực thăng tấn công thành công nhất trên thế giới bởi các tính năng kỹ chiến thuật vượt trội của chúng trên chiến trường. Với bộ đôi tên lửa chống tăng Hellfire kết hợp với pháo tự động 30mm, nó gần như có thể một mình tiêu diệt cả một đơn vị tăng thiết giáp đối phương từ xa.
Tuy nhiên, theo tạp chí quân sự Jane’s, trực thăng AH-64 Apache có thể làm hơn thế khi nó được kết hợp với tên lửa không đối không Stinger - giúp Apache được cởi trói khỏi hạn chế cuối cùng của mình là không chiến.
Stinger trang bị cho trực thăng vốn là phiên bản không đối không của tổ hợp tên lửa vác vai FIM-92 Stinger. Với thiết kế nhỏ gọn của mình Stinger hoàn toàn phù hợp Apache.
Ý tưởng về việc trang bị Stinger trên AH-64 Apache không phải là mới, ở thời điểm hiện tại khi một số quốc gia sở hữu dòng trực thăng tấn công này đã hiện thực hóa ý tưởng trên từ một vài năm trước. Tuy nhiên nó lại không được phổ biến ngay cả như ở Mỹ việc trang bị Stinger cho Apache khá dễ dàng nhưng rất hiếm khi trực thăng này xuất trận với Stinger. Trong ảnh là ý tưởng trang bị tên lửa không đối không AIM-9 cho Apache của Quân đội Mỹ.
Ngoài ra hầu hết các biến thể AH-64 Apache đang hoạt động hiện tại không được nâng cấp để có thể tham gia một vụ không chiến bằng tên lửa không đối không. Bn cạnh đó các tên lửa không đối không của nó không được gắn trên giá treo vũ khí chính mà ở giá phụ hai bên cánh. Trong ảnh là một chiếc AH-64 của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản với tên lửa Stinger.
Biến thể không đối không phổ biến nhất của Stinger hiện tại là AIM-92 Stinger được thiết kế để có thể triển khai từ nhiều loại máy bay khác nhau kể cả UAV. Nó có trọng lượng chỉ 16kg nhưng tầm bắn lại lên tới 8km với chế độ “bắn và quên” kết hợp cùng đầu dò hồng ngoại.
Theo một thỏa thuận mới đây giữa hai nhà thầu quốc phòng lớn của Mỹ gồm Raytheon và Boeing, trong thời gian sắp tới những chiếc Apache được sản xuất mới đều sẽ được nâng cấp để có thể triển khai Stinger và quá trình này sẽ bắt đầu vào năm 2018.
Tuy nhiên có một vấn đề được đặt ra là Boeing không chắc chắn lắm về khả năng Quân đội Mỹ sẽ trang bị Stinger lên trên Apache ngay cả khi chúng được tích hợp sẵn để làm điều này. Ngay cả khi Quân đội Mỹ đang thực sự thiếu hụt các máy bay chiến đấu mới thì Apache vẫn chỉ sẽ đảm nhận vai trò tấn công và hổ trợ mặt đất.
Mặt khác các quốc gia đồng minh với Mỹ đang có trang bị Apache lại dành sự quan tâm lớn đối với việc tích hợp thêm khả năng không chiến cho dòng trực thăng này. Do đó tiềm năng của bộ đôi Apache và Stinger trên thị trường vẫn được đánh giá khá tốt.