Ngày 7/12/1941, Hải quân đế quốc Nhật Bản chính thức bắt đầu cuộc tấn công không tưởng của mình vào Trân Châu Cảng cửa ngõ dẫn vào nước Mỹ, nơi có Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đang neo đậu khiến cho gần 3000 người Mỹ bao gồm cả dân thường. Nguồn ảnh: Theatlantic.Biên đội tàu chiến của Nhật lên đến gần 100 tàu các loại cùng 390 máy bay đã thực hiện hải trình kéo dài nhiều tháng trời, bí mật áp sát Trân Châu Cảng để thực hiện đòn tấn công phủ đầu Mỹ, với hy vọng Washington sẽ từ bỏ kế hoạch tham gia Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Theatlantic.Tàu sân bay Zuikaku của Nhật Bản được nhìn thấy lần cuối vào tháng 9/1941 trước khi nó thực hiện hải trình bí mật tham gia vào cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Đây là một trên tổng số sáu tàu sân bay của Hải quân Nhật tham gia cuộc tấn công được Mỹ gọi là "hèn hạ và bẩn thỉu" này. Nguồn ảnh: Theatlantic.Các máy bay của Nhật sẵn sàng cho cuộc tấn công, ảnh chụp từ tàu sân bay Akagi vào sáng ngày 7/12/1941, chỉ ít tiếng trước khi Trân Châu Cảng bị tấn công. Nguồn ảnh: Theatlantic.Một bức ảnh chụp từ máy bay của Nhật ghi lại cảnh Trân Châu Cảng bị tấn công từ trên không, không có bất cứ một máy bay của Mỹ nào tại Trân Châu Cảng cất cánh được trong buổi sáng chủ nhật ngày hôm đó. Nguồn ảnh: Theatlantic.Vì ngày 7/12/1941 trúng vào chủ nhật nên tối trước đó, các thủy thủ Mỹ thường được "xả trại". Khi cuộc tấn công của Nhật nổ ra, phần lớn các thủy thủ Mỹ tại Trân Châu Cảng còn chưa kịp... tỉnh rượu. Nguồn ảnh: Theatlantic.Cột khói bốc ra từ chiến hạm Arizona, chiến hạm lớn nhất bị Nhật đánh chìm trong Trận Trân Châu Cảng vào sáng ngày 7/12/1941. Nguồn ảnh: Theatlantic.Cận cảnh một máy bay tiêm kích của Nhật Bản vẫn còn nguyên hai trái bom lượn sát một tàu chiến Mỹ khi nó thực hiện động tác bổ nhào. Nguồn ảnh: Theatlantic.Các máy bay Nhật tấn công vào các tàu chiến Mỹ đang xếp hàng dài trên cảng, cuộc tấn công chỉ kéo dài trong 90 phút nhưng phía Mỹ phải mất tới hàng tiếng đồng hồ trước khi kịp chống đỡ một cách yếu ớt. Nguồn ảnh: Theatlantic.Một chiến hạm của mỹ bốc cháy dữ dội và bắt đầu nghiêng sau khi hứng chịu nhiều đợt tấn công của máy bay Nhật. Nguồn ảnh: Theatlantic.Sau nhiều giờ phía Mỹ bắt đầu phản công với những khẩu pháo phòng không 37 mm. Tuy nhiên chúng không mang lại hiệu quả khi không thể phối hợp tác chiến cùng nhau trong tình cảnh quá hỗn loạn. Nguồn ảnh: Theatlantic.Các máy bay Nhật liên tục bổ nhào cắt bom, khi hết bom chúng tiếp tục dùng súng máy nhắm vào bất cứ thủy thủ hoặc dân thường nào đang ở phía dưới. Nguồn ảnh: Theatlantic.Tàu USS Shaw của Mỹ phát nổ trong sự sững sờ của các thủy thủ khi họ vẫn chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nguồn ảnh: Theatlantic.Tàu USS Shaw của Mỹ đã hứng trọn ba quả bom vào phần mũi tàu, bom xuyên qua sàn tàu và phát nổ ở phía dưới. Ngay lập tức, lệnh bỏ tàu được ban hành và chỉ ít phút sau, kho đạn trên tàu phát nổ, chính thức nhấn chìm nó. Nguồn ảnh: Theatlantic.Tàu USS California bị chìm và mắc cạn khi thuyền trưởng chưa kịp ban hành lệnh bỏ tàu, trên tàu vẫn còn hàng nghìn thủy thủ. Nguồn ảnh: Theatlantic.Tàu cứu hộ của Mỹ lại gần chiếc USS West Virginia để giải cứu các thủy thủ còn đang mắc kẹt trên con tàu này khi nó bị nhấn chìm giữa lửa và nước. Nguồn ảnh: Theatlantic.Một thủy thủ xấu số trôi dạt vào bờ sau vụ tấn công của Nhật Bản. Tổng cộng đã có hơn 2335 người bao gồm cả thủy thủ và dân thường thiệt mạng trong vụ tấn công này và khoảng 1143 người khác bị thương. Nguồn ảnh: Theatlantic.Sau vụ tấn công, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ Franklin D. Roosevelt đã ngay lập tức công bố tuyên chiến với Nhật Bản sau vụ tấn công "hèn hạ và bẩn thỉu" mà nước Nhật thực hiện ở Trân Châu Cảng. Nguồn ảnh: Theatlantic.Đây cũng được coi là cuộc tấn công thay đổi lịch sử hiện đại của nước Mỹ. Kể từ sau Trận Trân Châu Cảng, nước Mỹ luôn chủ động tấn công mọi mối đe dọa với nước Mỹ để giữ chiến tranh nằm "bên ngoài nước Mỹ". Chính sách trên vẫn được Washington giữ vững cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Theatlantic.Video: 76 năm nhìn lại cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Nguồn: Youtube.
Ngày 7/12/1941, Hải quân đế quốc Nhật Bản chính thức bắt đầu cuộc tấn công không tưởng của mình vào Trân Châu Cảng cửa ngõ dẫn vào nước Mỹ, nơi có Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đang neo đậu khiến cho gần 3000 người Mỹ bao gồm cả dân thường. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Biên đội tàu chiến của Nhật lên đến gần 100 tàu các loại cùng 390 máy bay đã thực hiện hải trình kéo dài nhiều tháng trời, bí mật áp sát Trân Châu Cảng để thực hiện đòn tấn công phủ đầu Mỹ, với hy vọng Washington sẽ từ bỏ kế hoạch tham gia Chiến tranh Thế giới thứ 2. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Tàu sân bay Zuikaku của Nhật Bản được nhìn thấy lần cuối vào tháng 9/1941 trước khi nó thực hiện hải trình bí mật tham gia vào cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Đây là một trên tổng số sáu tàu sân bay của Hải quân Nhật tham gia cuộc tấn công được Mỹ gọi là "hèn hạ và bẩn thỉu" này. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Các máy bay của Nhật sẵn sàng cho cuộc tấn công, ảnh chụp từ tàu sân bay Akagi vào sáng ngày 7/12/1941, chỉ ít tiếng trước khi Trân Châu Cảng bị tấn công. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một bức ảnh chụp từ máy bay của Nhật ghi lại cảnh Trân Châu Cảng bị tấn công từ trên không, không có bất cứ một máy bay của Mỹ nào tại Trân Châu Cảng cất cánh được trong buổi sáng chủ nhật ngày hôm đó. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Vì ngày 7/12/1941 trúng vào chủ nhật nên tối trước đó, các thủy thủ Mỹ thường được "xả trại". Khi cuộc tấn công của Nhật nổ ra, phần lớn các thủy thủ Mỹ tại Trân Châu Cảng còn chưa kịp... tỉnh rượu. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Cột khói bốc ra từ chiến hạm Arizona, chiến hạm lớn nhất bị Nhật đánh chìm trong Trận Trân Châu Cảng vào sáng ngày 7/12/1941. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Cận cảnh một máy bay tiêm kích của Nhật Bản vẫn còn nguyên hai trái bom lượn sát một tàu chiến Mỹ khi nó thực hiện động tác bổ nhào. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Các máy bay Nhật tấn công vào các tàu chiến Mỹ đang xếp hàng dài trên cảng, cuộc tấn công chỉ kéo dài trong 90 phút nhưng phía Mỹ phải mất tới hàng tiếng đồng hồ trước khi kịp chống đỡ một cách yếu ớt. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một chiến hạm của mỹ bốc cháy dữ dội và bắt đầu nghiêng sau khi hứng chịu nhiều đợt tấn công của máy bay Nhật. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Sau nhiều giờ phía Mỹ bắt đầu phản công với những khẩu pháo phòng không 37 mm. Tuy nhiên chúng không mang lại hiệu quả khi không thể phối hợp tác chiến cùng nhau trong tình cảnh quá hỗn loạn. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Các máy bay Nhật liên tục bổ nhào cắt bom, khi hết bom chúng tiếp tục dùng súng máy nhắm vào bất cứ thủy thủ hoặc dân thường nào đang ở phía dưới. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Tàu USS Shaw của Mỹ phát nổ trong sự sững sờ của các thủy thủ khi họ vẫn chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Tàu USS Shaw của Mỹ đã hứng trọn ba quả bom vào phần mũi tàu, bom xuyên qua sàn tàu và phát nổ ở phía dưới. Ngay lập tức, lệnh bỏ tàu được ban hành và chỉ ít phút sau, kho đạn trên tàu phát nổ, chính thức nhấn chìm nó. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Tàu USS California bị chìm và mắc cạn khi thuyền trưởng chưa kịp ban hành lệnh bỏ tàu, trên tàu vẫn còn hàng nghìn thủy thủ. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Tàu cứu hộ của Mỹ lại gần chiếc USS West Virginia để giải cứu các thủy thủ còn đang mắc kẹt trên con tàu này khi nó bị nhấn chìm giữa lửa và nước. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Một thủy thủ xấu số trôi dạt vào bờ sau vụ tấn công của Nhật Bản. Tổng cộng đã có hơn 2335 người bao gồm cả thủy thủ và dân thường thiệt mạng trong vụ tấn công này và khoảng 1143 người khác bị thương. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Sau vụ tấn công, Tổng thống Mỹ lúc bấy giờ Franklin D. Roosevelt đã ngay lập tức công bố tuyên chiến với Nhật Bản sau vụ tấn công "hèn hạ và bẩn thỉu" mà nước Nhật thực hiện ở Trân Châu Cảng. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Đây cũng được coi là cuộc tấn công thay đổi lịch sử hiện đại của nước Mỹ. Kể từ sau Trận Trân Châu Cảng, nước Mỹ luôn chủ động tấn công mọi mối đe dọa với nước Mỹ để giữ chiến tranh nằm "bên ngoài nước Mỹ". Chính sách trên vẫn được Washington giữ vững cho tới tận ngày nay. Nguồn ảnh: Theatlantic.
Video: 76 năm nhìn lại cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Nguồn: Youtube.