Đặc điểm kỹ chiến thuật quan trọng hàng đầu của máy bay chiến đấu chính là trần bay, chỉ số này càng cao thì khả năng bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không của đối phương càng thấp.Hiện nay các tiêm kích thường có trần bay thực tế trong khoảng 15 - 18 nghìn mét, nhưng lại có những loại đặc biệt sở hữu trần bay vượt trội.Cùng điểm qua 3 tiêm kích tầm cao hàng đầu của thời đại chúng ta.Đầu tiên là tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ. Các tập đoàn Lockheed Martin, Boeing và General Dynamics đã tham gia phát triển và sản xuất chiếc máy bay này.F-22 được sản xuất trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2011. Bộ Quốc phòng Mỹ đã đưa ra kết luận về chi phí cao và khả năng cơ động thấp của nó và quyết định chuyển hướng kinh phí để phát triển và sản xuất tiêm kích đa năng F-35.Tuy nhiên dù cho F-35 ra đời sau nhưng nó vẫn kém F-22 về độ cao tối đa. Tiêm kích Raptor có thể bay cao 20.000 mét, trong khi F-35 chỉ là 18.200 mét.Máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4,5 Su-35 hiện là một trong những tiêm kích chủ lực của lực lượng hàng không vũ trụ Nga. Nguyên mẫu của chiếc phi cơ này cất cánh vào năm 2008, và tới năm 2009 nó bắt đầu bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt.Hiện tại ngoài Nga thì Su-35 còn đang phục vụ trong không quân Trung Quốc. Trần bay của nó là 20.000 mét, ngang ngửa F-22 Raptor.Trong tương lai gần, lực lượng hàng không vũ trụ Nga cũng sẽ nhận được tiêm kích Su-57 có trần bay là 20.000 mét. Su-35 được nhiều chuyên gia quân sự coi là lựa chọn trung gian giữa Su-27 và Su-57.MiG-31 được NATO đặt biệt danh Foxhound là một tiêm kích đánh chặn tầm xa có tốc độ siêu âm, được phát triển từ thời Liên Xô, nó trở thành máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đầu tiên của họ.Những đặc điểm ấn tượng của MiG-31 từng khiến Bộ Tư lệnh quân đội Liên Xô trao cho các trung đoàn MiG-31 những chức trách đặc biệt. Máy bay có thể thực hiện các nhiệm vụ mà những loại khác không thể làm được.Mãi cho đến gần đây, MiG-31 vẫn là máy bay duy nhất trên thế giới có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình bay thấp, nó còn mang được tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Kh-47M2 Kinzhal trọng lượng rất lớn.Về độ cao bay, trần bay thực tế của MiG-31 khoảng 21,5 km, thậm chí lên tới 30 km khi cần thiết. Do đó, về khả năng bay cao MiG-31 Nga vượt trội so với tất cả các máy bay chiến đấu Mỹ.Giới chuyên gia quân sự nhận định rằng, kỷ lục về trần bay của tiêm kích MiG-31 sẽ còn tồn tại thêm một thời gian rất dài nữa mới có thể bị phá vỡ.
Đặc điểm kỹ chiến thuật quan trọng hàng đầu của máy bay chiến đấu chính là trần bay, chỉ số này càng cao thì khả năng bị bắn hạ bởi hệ thống phòng không của đối phương càng thấp.
Hiện nay các tiêm kích thường có trần bay thực tế trong khoảng 15 - 18 nghìn mét, nhưng lại có những loại đặc biệt sở hữu trần bay vượt trội.
Cùng điểm qua 3 tiêm kích tầm cao hàng đầu của thời đại chúng ta.
Đầu tiên là tiêm kích tàng hình F-22 Raptor của Mỹ. Các tập đoàn Lockheed Martin, Boeing và General Dynamics đã tham gia phát triển và sản xuất chiếc máy bay này.
F-22 được sản xuất trong giai đoạn từ năm 1997 đến năm 2011. Bộ Quốc phòng Mỹ đã đưa ra kết luận về chi phí cao và khả năng cơ động thấp của nó và quyết định chuyển hướng kinh phí để phát triển và sản xuất tiêm kích đa năng F-35.
Tuy nhiên dù cho F-35 ra đời sau nhưng nó vẫn kém F-22 về độ cao tối đa. Tiêm kích Raptor có thể bay cao 20.000 mét, trong khi F-35 chỉ là 18.200 mét.
Máy bay chiến đấu đa năng thế hệ 4,5 Su-35 hiện là một trong những tiêm kích chủ lực của lực lượng hàng không vũ trụ Nga. Nguyên mẫu của chiếc phi cơ này cất cánh vào năm 2008, và tới năm 2009 nó bắt đầu bước vào giai đoạn sản xuất hàng loạt.
Hiện tại ngoài Nga thì Su-35 còn đang phục vụ trong không quân Trung Quốc. Trần bay của nó là 20.000 mét, ngang ngửa F-22 Raptor.
Trong tương lai gần, lực lượng hàng không vũ trụ Nga cũng sẽ nhận được tiêm kích Su-57 có trần bay là 20.000 mét. Su-35 được nhiều chuyên gia quân sự coi là lựa chọn trung gian giữa Su-27 và Su-57.
MiG-31 được NATO đặt biệt danh Foxhound là một tiêm kích đánh chặn tầm xa có tốc độ siêu âm, được phát triển từ thời Liên Xô, nó trở thành máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư đầu tiên của họ.
Những đặc điểm ấn tượng của MiG-31 từng khiến Bộ Tư lệnh quân đội Liên Xô trao cho các trung đoàn MiG-31 những chức trách đặc biệt. Máy bay có thể thực hiện các nhiệm vụ mà những loại khác không thể làm được.
Mãi cho đến gần đây, MiG-31 vẫn là máy bay duy nhất trên thế giới có khả năng đánh chặn tên lửa hành trình bay thấp, nó còn mang được tên lửa đạn đạo phóng từ trên không Kh-47M2 Kinzhal trọng lượng rất lớn.
Về độ cao bay, trần bay thực tế của MiG-31 khoảng 21,5 km, thậm chí lên tới 30 km khi cần thiết. Do đó, về khả năng bay cao MiG-31 Nga vượt trội so với tất cả các máy bay chiến đấu Mỹ.
Giới chuyên gia quân sự nhận định rằng, kỷ lục về trần bay của tiêm kích MiG-31 sẽ còn tồn tại thêm một thời gian rất dài nữa mới có thể bị phá vỡ.