Một sự việc vô cùng hi hữu trong giai đoạn cuối những năm 2000 vừa được tiết lộ chi tiết, một tháng sau khi thủ phạm gây vụ việc chấn động này sa lưới cơ quan an ninh nghe khép lại 11 năm truy nã đặc biệt quốc tế. Thủ phạm được xác định là Andrey Silyakov, một cựu nhân viên thuộc Cơ quan Dự trữ Liên bang Nga.
Ảnh: Một tiêm kích siêu thanh MiG-31 của Không quân Nga.Andrey Silyakov là một nhân viên cần mẫn của chi nhánh Cơ quan Dự trữ Liên bang Nga (Rosrezev) tại Nizhny Novgorod. Ông này đã bị kết án vắng mặt và đã bị truy nã quốc tế trong một thời gian rất dài, trước khi trở về nhà thăm gia đình vào hồi tháng năm vừa qua vì cho rằng cơ quan điều tra đã quên đi những tội danh của mình.
Ảnh: Biên đội tiêm kích MiG-31 của Không quân Nga.Năm 2007, Andrey Silyakov lần đầu được tiếp cận với tiêm kích siêu thanh hàng đầu thế giới MiG-31 của Không quân Nga và đã nhanh chóng bán đấu giá một số phụ tùng thừa của máy bay để kiếm lời riêng cho bản thân. Chưa dừng lại ở đó, ông này tiếp tục bán đấu giá hàng loạt kiện hàng được đặt tên là “Bộ lắp ráp 306” đánh số thứ tự là 001 đến 004.
Ảnh: MiG-31 của Không quân Nga.Đây chính là 4 chiếc MiG-31 hoàn chỉnh, có khả năng chiến đấu, đang được niêm cất trong kho và thuộc quyền sở hữu của nhà máy sản xuất máy bay Sokol, chỉ thiếu mỗi động cơ là chiếc tiêm kích có thể vận hành ngay lập tức.
Ảnh: Một chiếc MiG-31 trong nhà máy.4 chiếc tiêm kích này sau đó được bán cho một công ty tư nhân thuộc sở hữu của bạn thân Silyakov với giá cực kỳ rẻ, chỉ 153 Rúp (tương đương 2.14 USD - khoảng 50.000 VNĐ). Nhưng chúng không hề được vận chuyển ra khỏi nhà kho mà lại được bán lại cho chính nhà máy Sokol nơi nó được tạo ra, với giá hàng triệu USD/chiếc. Toàn bộ âm mưu của Silyakov được thực hiện trót lọt chỉ với việc ăn chênh lệch từ chuyển nhượng quyền sở hữu qua lại. Được biết, chính phủ Nga đã thiệt hại khoảng 14 triệu USD bởi kế hoạch táo bạo này.
Ảnh: Một tiêm kích MiG-31 trên đường băng.MiG-31 là tiêm kích siêu thanh có tốc độ nhanh nhất hiện nay với 2 động cơ phản lực D30-F6 giúp nó có thể đạt vận tốc tối đa lên tới Mach 3.2 (gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh). Máy bay được Liên Xô đưa vào biên chế từ năm 1981 và hiện nay vẫn còn hoạt động trong biên chế Không quân Nga.
Ảnh: MiG-31 và Su-24 trong một nhà máy nâng cấp tại Nga.Máy bay được thiết kế hai chỗ ngồi với phi công điều khiển bay ngồi trước và sĩ quan ngồi sau điều khiển hệ thống vũ khí. Đây cũng là tiêm kích đầu tiên trên thế giới trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA), cho phép đồng thời theo dõi 24 mục tiêu và tấn công 6 mục tiêu cùng lúc với 10 giá treo vũ khí bao gồm 4 phía dưới thân và 6 hai bên cánh mang theo các loại tên lửa đối không tầm ngắn, trung và xa.
Ảnh: Một tiêm kích MiG-31 cất cánh.MiG-31 có trần bay hơn 20.000m và một biên đội 4 chiếc cũng có thể quản lý một vùng trời rộng 800km vuông, phù hợp tác chiến trên một không phận rộng lớn của Liên Xô. Sau khi tan rã, chỉ có hai nước thuộc khối Liên bang được sở hữu MiG-31 là Nga và Kazakhstan.
Ảnh: Một chiếc MiG-31 trong nhà máy.Hai năm sau khi bán 4 chiếc tiêm kích trót lọt, Silyakov đã tiếp tục ăn chặn 35.000 tấn dầu nhiên liệu bằng cách xóa chúng khỏi sổ sách với lí do chất lượng kém, sau đó bán lại với giá thị trường và bỏ túi thêm một khoản tiền khổng lồ nữa.
Ảnh: Một chiếc MiG-31 của Không quân Nga.Dù cho làm thất thoát tài sản quốc gia một khoản rất lớn, thế nhưng gia đình của cựu quan chức Cơ quan Dự trữ Liên bang này khẳng định sẽ kháng cáo, vợ ông cho rằng đây là một âm mưu được dàn dựng nhằm hãm hại Andrey Silyakov. Theo gia đình, ông Andrey Silyakov không hề làm việc này.
Ảnh: Tiêm kích MiG-31 của Nga. Video Tường tận sức mạnh tiêm kích bay nhanh nhất mọi thời đại.
Một sự việc vô cùng hi hữu trong giai đoạn cuối những năm 2000 vừa được tiết lộ chi tiết, một tháng sau khi thủ phạm gây vụ việc chấn động này sa lưới cơ quan an ninh nghe khép lại 11 năm truy nã đặc biệt quốc tế. Thủ phạm được xác định là Andrey Silyakov, một cựu nhân viên thuộc Cơ quan Dự trữ Liên bang Nga.
Ảnh: Một tiêm kích siêu thanh MiG-31 của Không quân Nga.
Andrey Silyakov là một nhân viên cần mẫn của chi nhánh Cơ quan Dự trữ Liên bang Nga (Rosrezev) tại Nizhny Novgorod. Ông này đã bị kết án vắng mặt và đã bị truy nã quốc tế trong một thời gian rất dài, trước khi trở về nhà thăm gia đình vào hồi tháng năm vừa qua vì cho rằng cơ quan điều tra đã quên đi những tội danh của mình.
Ảnh: Biên đội tiêm kích MiG-31 của Không quân Nga.
Năm 2007, Andrey Silyakov lần đầu được tiếp cận với tiêm kích siêu thanh hàng đầu thế giới MiG-31 của Không quân Nga và đã nhanh chóng bán đấu giá một số phụ tùng thừa của máy bay để kiếm lời riêng cho bản thân. Chưa dừng lại ở đó, ông này tiếp tục bán đấu giá hàng loạt kiện hàng được đặt tên là “Bộ lắp ráp 306” đánh số thứ tự là 001 đến 004.
Ảnh: MiG-31 của Không quân Nga.
Đây chính là 4 chiếc MiG-31 hoàn chỉnh, có khả năng chiến đấu, đang được niêm cất trong kho và thuộc quyền sở hữu của nhà máy sản xuất máy bay Sokol, chỉ thiếu mỗi động cơ là chiếc tiêm kích có thể vận hành ngay lập tức.
Ảnh: Một chiếc MiG-31 trong nhà máy.
4 chiếc tiêm kích này sau đó được bán cho một công ty tư nhân thuộc sở hữu của bạn thân Silyakov với giá cực kỳ rẻ, chỉ 153 Rúp (tương đương 2.14 USD - khoảng 50.000 VNĐ). Nhưng chúng không hề được vận chuyển ra khỏi nhà kho mà lại được bán lại cho chính nhà máy Sokol nơi nó được tạo ra, với giá hàng triệu USD/chiếc. Toàn bộ âm mưu của Silyakov được thực hiện trót lọt chỉ với việc ăn chênh lệch từ chuyển nhượng quyền sở hữu qua lại. Được biết, chính phủ Nga đã thiệt hại khoảng 14 triệu USD bởi kế hoạch táo bạo này.
Ảnh: Một tiêm kích MiG-31 trên đường băng.
MiG-31 là tiêm kích siêu thanh có tốc độ nhanh nhất hiện nay với 2 động cơ phản lực D30-F6 giúp nó có thể đạt vận tốc tối đa lên tới Mach 3.2 (gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh). Máy bay được Liên Xô đưa vào biên chế từ năm 1981 và hiện nay vẫn còn hoạt động trong biên chế Không quân Nga.
Ảnh: MiG-31 và Su-24 trong một nhà máy nâng cấp tại Nga.
Máy bay được thiết kế hai chỗ ngồi với phi công điều khiển bay ngồi trước và sĩ quan ngồi sau điều khiển hệ thống vũ khí. Đây cũng là tiêm kích đầu tiên trên thế giới trang bị radar mảng pha quét điện tử thụ động (PESA), cho phép đồng thời theo dõi 24 mục tiêu và tấn công 6 mục tiêu cùng lúc với 10 giá treo vũ khí bao gồm 4 phía dưới thân và 6 hai bên cánh mang theo các loại tên lửa đối không tầm ngắn, trung và xa.
Ảnh: Một tiêm kích MiG-31 cất cánh.
MiG-31 có trần bay hơn 20.000m và một biên đội 4 chiếc cũng có thể quản lý một vùng trời rộng 800km vuông, phù hợp tác chiến trên một không phận rộng lớn của Liên Xô. Sau khi tan rã, chỉ có hai nước thuộc khối Liên bang được sở hữu MiG-31 là Nga và Kazakhstan.
Ảnh: Một chiếc MiG-31 trong nhà máy.
Hai năm sau khi bán 4 chiếc tiêm kích trót lọt, Silyakov đã tiếp tục ăn chặn 35.000 tấn dầu nhiên liệu bằng cách xóa chúng khỏi sổ sách với lí do chất lượng kém, sau đó bán lại với giá thị trường và bỏ túi thêm một khoản tiền khổng lồ nữa.
Ảnh: Một chiếc MiG-31 của Không quân Nga.
Dù cho làm thất thoát tài sản quốc gia một khoản rất lớn, thế nhưng gia đình của cựu quan chức Cơ quan Dự trữ Liên bang này khẳng định sẽ kháng cáo, vợ ông cho rằng đây là một âm mưu được dàn dựng nhằm hãm hại Andrey Silyakov. Theo gia đình, ông Andrey Silyakov không hề làm việc này.
Ảnh: Tiêm kích MiG-31 của Nga.
Video Tường tận sức mạnh tiêm kích bay nhanh nhất mọi thời đại.