Khi nhắc tới lực lượng không quân tệ nhất thế giới phải kể đến Canada, Canada là một thành viên quan trọng và có vị thế trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương NATO. Tuy nhiên, so với phần còn lại của NATO, thì lực lượng không quân nước này được đánh giá khá là thấp, và chưa xứng tầm với vai trò của quốc gia này.Không quân Canada đang cố gắng nâng cấp phi đội máy bay chiến đấu Hornet già cỗi, bằng dòng máy bay Super Hornet cũng không mấy khá khẩm hơn, vào thời điểm các nước còn lại của NATO đang trang bị máy bay chiến đấu F-35 hiện đại. Ngoài ra, phải kể đến phi đội trực thăng Sea King của Canada chỉ cần để bay lên không trung, thì phải mất khoảng 100 giờ bảo dưỡng cho mỗi giờ bay. Đứng thứ sáu trong danh sách lực lượng không quân tệ nhất là lực lượng không quân Hội đồng hợp tác vùng Vịnh, đã 4 năm sau khi phiến quân Houthi lật đổ chính phủ ở Yemen, liên minh GCC sáu nhà nước - bao gồm Arab Saudi, Kuwait, Oman, UAE, Bahrain và cho đến gần đây, vẫn chưa thể đánh bại họ.Khi cuộc xung đột ở Yemen lần đầu tiên nổ ra, Arab Saudi đã khởi động một sứ mệnh gồm 100 máy bay chiến đấu được gọi là “cơn bão quyết định” nhằm giúp đánh bật phiến quân. Nhưng chiến công lớn nhất của họ lại là ném bom trúng một đám cưới làm chết và bị thương gần 700 người.Không quân Hoàng gia Arab Saudi, lực lượng không quân lớn nhất của các nước GCC, đang nâng cấp máy bay chiến đấu Tornado IDS và Typhoon với giá hàng tỷ đô la, 2 dòng máy bay được sản xuất từ thập niên 60 và có nhiều nước đã cho chúng loại biên. Xếp thứ năm trong bảng xếp hạng lực lượng không quân yếu nhất phải kể đến là không quân Sudan, hiện cũng tham gia vào vụ ném bom vô bổ xuống Yemen, không quân Sudan chủ yếu được tạo thành từ các máy bay MiG-17 và MiG-21 của Liên Xô từ những năm 1960. Lực lượng Không quân Sudan tệ đến mức, họ phải thuê những người nghỉ hưu từ Không quân Liên Xô để bay trong các cuộc duyệt binh. Hầu hết các máy bay chở hàng và vận tải Sudan cũng là của Liên Xô từ những năm 1960, và nó đã gây ra cái chết cho một nửa lãnh đạo quân đội cấp cao của Sudan trong một vụ tai nạn máy bay năm 2001. Vị trí thứ tư phải kể đến trong danh sách là không quân Thụy Sĩ, ai cũng sẽ phải bật cười khi nghe tới việc không quân của Thụy Sĩ chỉ làm việc trong giờ hành chính, chỉ làm việc từ 8 - 12 giờ và 13 giờ 30 - 17 giờ. Ngoài giờ hành chính, không phận Thụy Sĩ được bảo vệ bởi Italia và Pháp bởi những thỏa thuận. Và đỉnh điểm là ngày 17/2/2014, một chiếc Boeing 767-300 của Ethiopia bị cướp trên không phận Thụy Sỹ và không quân Thụy Sỹ khoanh tay phó mặc cho những nước láng giềng, vì vụ việc xảy ra khi không phải trong giờ làm việc của họ.Đứng thứ ba là Không quân Pakistan, trong lịch sử đối đầu với Ấn Độ, Pakistan gần như chưa bao giờ có ưu thế trên không. Trong Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1965, Ấn Độ chỉ sử dụng máy bay huấn luyện mà đánh tan không quân Pakistan. Ngày nay, không quân Pakistan không có máy bay chiến đấu ưu việt trên không và không có máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không, họ đã để thua xa đối thủ Ấn Độ rất nhiều về mọi mặt. Đứng thứ hai trong danh sách chính là không quân Syria, bằng chứng là không phận Syria có thể ra vào bất cứ khi nào. Đặc biệt nếu bay đến vào ban đêm, bởi vì không quân Syria không có khả năng bay vào ban đêm. Trong cuộc chiến 6 ngày với Israel (đất nước còn phải chiến đấu với Ai Cập, Jordan, Iraq và Lebanon), thì 2/3 lực lượng không quân của Syria đã bị tiêu diệt trên bộ vào ngày đầu tiên. Phần còn lại của không quân Syria đã không thể tham gia cuộc chiến đó. Quốc gia đứng đầu trong danh sách, không ai khác chính là Triều Tiên. Trong lịch sử, những thành công trên không của Triều Tiên đều nhờ vào người bảo trợ Liên Xô. Các phi công Triều Tiên chỉ có 20 giờ bay mỗi năm nên được xem như không huấn luyện.Máy bay của họ quá cũ, có nhiều chiếc đã từng tham chiến trong Chiến tranh Triều Tiên. Rất nhiều MiG-21 của Triều Tiên hiện nay nằm trong tình trạng hư hỏng nặng và “đắp chiếu” do mất mát linh kiện mà không có thay thế. Nguồn ảnh: TheArchive.
Khi nhắc tới lực lượng không quân tệ nhất thế giới phải kể đến Canada, Canada là một thành viên quan trọng và có vị thế trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây dương NATO. Tuy nhiên, so với phần còn lại của NATO, thì lực lượng không quân nước này được đánh giá khá là thấp, và chưa xứng tầm với vai trò của quốc gia này.
Không quân Canada đang cố gắng nâng cấp phi đội máy bay chiến đấu Hornet già cỗi, bằng dòng máy bay Super Hornet cũng không mấy khá khẩm hơn, vào thời điểm các nước còn lại của NATO đang trang bị máy bay chiến đấu F-35 hiện đại. Ngoài ra, phải kể đến phi đội trực thăng Sea King của Canada chỉ cần để bay lên không trung, thì phải mất khoảng 100 giờ bảo dưỡng cho mỗi giờ bay.
Đứng thứ sáu trong danh sách lực lượng không quân tệ nhất là lực lượng không quân Hội đồng hợp tác vùng Vịnh, đã 4 năm sau khi phiến quân Houthi lật đổ chính phủ ở Yemen, liên minh GCC sáu nhà nước - bao gồm Arab Saudi, Kuwait, Oman, UAE, Bahrain và cho đến gần đây, vẫn chưa thể đánh bại họ.
Khi cuộc xung đột ở Yemen lần đầu tiên nổ ra, Arab Saudi đã khởi động một sứ mệnh gồm 100 máy bay chiến đấu được gọi là “cơn bão quyết định” nhằm giúp đánh bật phiến quân. Nhưng chiến công lớn nhất của họ lại là ném bom trúng một đám cưới làm chết và bị thương gần 700 người.
Không quân Hoàng gia Arab Saudi, lực lượng không quân lớn nhất của các nước GCC, đang nâng cấp máy bay chiến đấu Tornado IDS và Typhoon với giá hàng tỷ đô la, 2 dòng máy bay được sản xuất từ thập niên 60 và có nhiều nước đã cho chúng loại biên.
Xếp thứ năm trong bảng xếp hạng lực lượng không quân yếu nhất phải kể đến là không quân Sudan, hiện cũng tham gia vào vụ ném bom vô bổ xuống Yemen, không quân Sudan chủ yếu được tạo thành từ các máy bay MiG-17 và MiG-21 của Liên Xô từ những năm 1960.
Lực lượng Không quân Sudan tệ đến mức, họ phải thuê những người nghỉ hưu từ Không quân Liên Xô để bay trong các cuộc duyệt binh. Hầu hết các máy bay chở hàng và vận tải Sudan cũng là của Liên Xô từ những năm 1960, và nó đã gây ra cái chết cho một nửa lãnh đạo quân đội cấp cao của Sudan trong một vụ tai nạn máy bay năm 2001.
Vị trí thứ tư phải kể đến trong danh sách là không quân Thụy Sĩ, ai cũng sẽ phải bật cười khi nghe tới việc không quân của Thụy Sĩ chỉ làm việc trong giờ hành chính, chỉ làm việc từ 8 - 12 giờ và 13 giờ 30 - 17 giờ. Ngoài giờ hành chính, không phận Thụy Sĩ được bảo vệ bởi Italia và Pháp bởi những thỏa thuận.
Và đỉnh điểm là ngày 17/2/2014, một chiếc Boeing 767-300 của Ethiopia bị cướp trên không phận Thụy Sỹ và không quân Thụy Sỹ khoanh tay phó mặc cho những nước láng giềng, vì vụ việc xảy ra khi không phải trong giờ làm việc của họ.
Đứng thứ ba là Không quân Pakistan, trong lịch sử đối đầu với Ấn Độ, Pakistan gần như chưa bao giờ có ưu thế trên không. Trong Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan năm 1965, Ấn Độ chỉ sử dụng máy bay huấn luyện mà đánh tan không quân Pakistan.
Ngày nay, không quân Pakistan không có máy bay chiến đấu ưu việt trên không và không có máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không, họ đã để thua xa đối thủ Ấn Độ rất nhiều về mọi mặt.
Đứng thứ hai trong danh sách chính là không quân Syria, bằng chứng là không phận Syria có thể ra vào bất cứ khi nào. Đặc biệt nếu bay đến vào ban đêm, bởi vì không quân Syria không có khả năng bay vào ban đêm.
Trong cuộc chiến 6 ngày với Israel (đất nước còn phải chiến đấu với Ai Cập, Jordan, Iraq và Lebanon), thì 2/3 lực lượng không quân của Syria đã bị tiêu diệt trên bộ vào ngày đầu tiên. Phần còn lại của không quân Syria đã không thể tham gia cuộc chiến đó.
Quốc gia đứng đầu trong danh sách, không ai khác chính là Triều Tiên. Trong lịch sử, những thành công trên không của Triều Tiên đều nhờ vào người bảo trợ Liên Xô. Các phi công Triều Tiên chỉ có 20 giờ bay mỗi năm nên được xem như không huấn luyện.
Máy bay của họ quá cũ, có nhiều chiếc đã từng tham chiến trong Chiến tranh Triều Tiên. Rất nhiều MiG-21 của Triều Tiên hiện nay nằm trong tình trạng hư hỏng nặng và “đắp chiếu” do mất mát linh kiện mà không có thay thế. Nguồn ảnh: TheArchive.