Mạng quân sự quốc tế mới đây đã có thống kê mới về số lượng máy bay chiến đấu của các quốc gia trên thế giới và lọc ra top 10 nước sở hữu các chiến đấu nhiều nhất hiện nay. Ảnh: RealAirpowerĐứng đầu không ai khác vẫn là Mỹ - cường quốc quân sự thế giới. Hiện, nước này đang duy trì số lượng gần 3.000 máy bay chiến đấu các loại (chính xác là 2.826 chiếc), nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Các loại máy bay chiến đấu nổi bật bao gồm F-22, F-35, F-15, F-16, A-10, F/A-18… Ảnh: WikipediaXếp thứ 2 là Trung Quốc với 1.624 chiếc - chỉ bằng gần nửa tổng số máy bay chiến đấu của Mỹ. Nhưng với tốc độ hiện tại, nếu Mỹ không nhanh tay thì sớm muộn Trung Quốc có thể vượt lên trong 10-20 năm nữa. Trung Quốc hiện vẫn đang sản xuất hàng loạt các dòng máy bay tiêm kích thế hệ 4 như J-11, J-16 và đang nỗ lực sản xuất bước đầu tiêm kích thế hệ 5 J-20. Ảnh: WikipediaĐứng thứ 3 là Không quân Nga với 1.591 máy bay chiến đấu hiện đại gồm các loại Su-27/30/35, MiG-29/35, Tu-160... Dù chỉ kém hơn Trung Quốc chưa tới 100 chiếc, nhưng Nga sẽ khó mà có thể lấy được vị trí số 2 khi mà Bắc Kinh đang nỗ lực sản xuất nhanh và nhiều hơn bất kỳ ai. Ảnh: Vitaly KuzminĐứng thứ 4 là Không quân Ấn Độ với 694 máy bay chiến đấu hiện đại. Với việc phải nhập khẩu phần lớn trang bị khiến Ấn Độ khó lòng san bằng khoảng cách quá xa với Nga-Trung-Mỹ. Họ cũng nỗ lực phát triển dòng máy bay nội địa LCA Tejas nhưng chậm chễ và yếu kém công nghệ đã khiến dự án tới nay không giúp ích gì cho Không quân Ấn Độ mà còn khiến họ hao tổn lớn về ngân sách. Ảnh: WikipediaĐứng thứ 5 là Không quân CHDCND Triều Tiên với 572 máy bay chiến đấu. Dù có lượng lớn, thế nhưng Không quân Triều Tiên chưa bao giờ được đánh giá cao vì đa phần là máy bay lỗi thời gồm các thế hệ MiG-17, MiG-19, MiG-21, MiG-23, chỉ có vài chục chiếc MiG-29 hiện đại hơn chút. Vị trí số 5 của Triều Tiên có thể sớm lọt vào tay Hàn Quốc khi mà các máy bay cũ sớm muộn cũng phải nghỉ hưu trong khi việc mua mới rất khó. Ảnh: WikipediaĐứng ngay sau Triều Tiên là Hàn Quốc với 466 máy bay chiến đấu hiện đại do Mỹ sản xuất gồm F-4, F-15, F-16 và một phần tự phát triển. Tương lai, họ có thể vượt trên Triều Tiên khi mua thêm các dòng máy bay mới như F-35, tiếp tục phát triển máy bay chiến đấu nội địa với sự hỗ trợ từ Mỹ. Ảnh: WikipediaĐứng vị trí thứ 7 là Không quân Pakistan - kình địch với Ấn Độ, nước này hiện có 438 máy bay chiến đấu các loại do Mỹ, Trung Quốc sản xuất. Trong năm nay, họ có thể vươn lên vị trí thứ 6 của Hàn Quốc khi nhận 36 máy bay chiến đấu Mirage V cũ mua của Ai Cập. Ảnh: Airshow ActionĐứng vị trí thứ 8 là Không quân Ai Cập - lực lượng chiến đấu trên không mạnh nhất châu Phi với 341 máy bay chiến đấu hiện đại do Mỹ, Nga sản xuất. Tương lai, con số này sẽ tăng thêm khi Ai Cập đang tích cực mua sắm tiêm kích hiện đại. Có thể điểm qua như việc nước này đang đặt mua 46 máy bay tiêm kích MiG-29M/M2, 27 cường kích Alpha Jet, 50 tiêm kích F-16B/D... Ảnh: WikipediaĐứng vị trí thứ 9 là Không quân Hoàng gia Ả Rập Saudi với 325 máy bay chiến đấu tiên tiến hàng đầu thế giới từ Mỹ và châu Âu. Số lượng này trong tương lai gần sẽ tăng thêm khoảng 25 chiếc F-15S/SA vẫn đang chờ bàn giao từ Mỹ. Tuy nhiên, thứ hạng của họ khó mà vượt qua được Ai Cập, thậm chí sẽ dần tụt thêm khi ở vị trí số 10 – Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đang phát triển mãnh liệt. Ảnh: WikipediaLực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản hiện có 297 máy bay chiến đấu các loại do Mỹ và nước này tự sản xuất. Trong vài năm tới họ có thể vượt qua Ả Rập Saudi khi hợp đồng 105 chiếc F-35 được hoàn thành, cũng như chương trình phát triển tiêm kích tàng hình X-2 Shinshin bước vào giai đoạn sản xuất. Ảnh: WikipediaVideo sức mạnh tiêm kích tàng hình F-22 Raptor. Nguồn: VTC News
Mạng quân sự quốc tế mới đây đã có thống kê mới về số lượng máy bay chiến đấu của các quốc gia trên thế giới và lọc ra top 10 nước sở hữu các chiến đấu nhiều nhất hiện nay. Ảnh: RealAirpower
Đứng đầu không ai khác vẫn là Mỹ - cường quốc quân sự thế giới. Hiện, nước này đang duy trì số lượng gần 3.000 máy bay chiến đấu các loại (chính xác là 2.826 chiếc), nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Các loại máy bay chiến đấu nổi bật bao gồm F-22, F-35, F-15, F-16, A-10, F/A-18… Ảnh: Wikipedia
Xếp thứ 2 là Trung Quốc với 1.624 chiếc - chỉ bằng gần nửa tổng số máy bay chiến đấu của Mỹ. Nhưng với tốc độ hiện tại, nếu Mỹ không nhanh tay thì sớm muộn Trung Quốc có thể vượt lên trong 10-20 năm nữa. Trung Quốc hiện vẫn đang sản xuất hàng loạt các dòng máy bay tiêm kích thế hệ 4 như J-11, J-16 và đang nỗ lực sản xuất bước đầu tiêm kích thế hệ 5 J-20. Ảnh: Wikipedia
Đứng thứ 3 là Không quân Nga với 1.591 máy bay chiến đấu hiện đại gồm các loại Su-27/30/35, MiG-29/35, Tu-160... Dù chỉ kém hơn Trung Quốc chưa tới 100 chiếc, nhưng Nga sẽ khó mà có thể lấy được vị trí số 2 khi mà Bắc Kinh đang nỗ lực sản xuất nhanh và nhiều hơn bất kỳ ai. Ảnh: Vitaly Kuzmin
Đứng thứ 4 là Không quân Ấn Độ với 694 máy bay chiến đấu hiện đại. Với việc phải nhập khẩu phần lớn trang bị khiến Ấn Độ khó lòng san bằng khoảng cách quá xa với Nga-Trung-Mỹ. Họ cũng nỗ lực phát triển dòng máy bay nội địa LCA Tejas nhưng chậm chễ và yếu kém công nghệ đã khiến dự án tới nay không giúp ích gì cho Không quân Ấn Độ mà còn khiến họ hao tổn lớn về ngân sách. Ảnh: Wikipedia
Đứng thứ 5 là Không quân CHDCND Triều Tiên với 572 máy bay chiến đấu. Dù có lượng lớn, thế nhưng Không quân Triều Tiên chưa bao giờ được đánh giá cao vì đa phần là máy bay lỗi thời gồm các thế hệ MiG-17, MiG-19, MiG-21, MiG-23, chỉ có vài chục chiếc MiG-29 hiện đại hơn chút. Vị trí số 5 của Triều Tiên có thể sớm lọt vào tay Hàn Quốc khi mà các máy bay cũ sớm muộn cũng phải nghỉ hưu trong khi việc mua mới rất khó. Ảnh: Wikipedia
Đứng ngay sau Triều Tiên là Hàn Quốc với 466 máy bay chiến đấu hiện đại do Mỹ sản xuất gồm F-4, F-15, F-16 và một phần tự phát triển. Tương lai, họ có thể vượt trên Triều Tiên khi mua thêm các dòng máy bay mới như F-35, tiếp tục phát triển máy bay chiến đấu nội địa với sự hỗ trợ từ Mỹ. Ảnh: Wikipedia
Đứng vị trí thứ 7 là Không quân Pakistan - kình địch với Ấn Độ, nước này hiện có 438 máy bay chiến đấu các loại do Mỹ, Trung Quốc sản xuất. Trong năm nay, họ có thể vươn lên vị trí thứ 6 của Hàn Quốc khi nhận 36 máy bay chiến đấu Mirage V cũ mua của Ai Cập. Ảnh: Airshow Action
Đứng vị trí thứ 8 là Không quân Ai Cập - lực lượng chiến đấu trên không mạnh nhất châu Phi với 341 máy bay chiến đấu hiện đại do Mỹ, Nga sản xuất. Tương lai, con số này sẽ tăng thêm khi Ai Cập đang tích cực mua sắm tiêm kích hiện đại. Có thể điểm qua như việc nước này đang đặt mua 46 máy bay tiêm kích MiG-29M/M2, 27 cường kích Alpha Jet, 50 tiêm kích F-16B/D... Ảnh: Wikipedia
Đứng vị trí thứ 9 là Không quân Hoàng gia Ả Rập Saudi với 325 máy bay chiến đấu tiên tiến hàng đầu thế giới từ Mỹ và châu Âu. Số lượng này trong tương lai gần sẽ tăng thêm khoảng 25 chiếc F-15S/SA vẫn đang chờ bàn giao từ Mỹ. Tuy nhiên, thứ hạng của họ khó mà vượt qua được Ai Cập, thậm chí sẽ dần tụt thêm khi ở vị trí số 10 – Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) đang phát triển mãnh liệt. Ảnh: Wikipedia
Lực lượng phòng vệ trên không Nhật Bản hiện có 297 máy bay chiến đấu các loại do Mỹ và nước này tự sản xuất. Trong vài năm tới họ có thể vượt qua Ả Rập Saudi khi hợp đồng 105 chiếc F-35 được hoàn thành, cũng như chương trình phát triển tiêm kích tàng hình X-2 Shinshin bước vào giai đoạn sản xuất. Ảnh: Wikipedia
Video sức mạnh tiêm kích tàng hình F-22 Raptor. Nguồn: VTC News