Việc Nga tham chiến tại Syria chống lại quân khủng bố là cơ hội khiến vũ khí Nga nổi bần bật trên toàn cầu suốt từ cuối năm 2015 tới tận hôm nay. Một trong những loại vũ khí Nga được nhắc tới nhiều trong năm 2016 là tàu sân bay Kuznetsov. Tàu sân bay độc nhất của Nga trong năm vừa qua đã khiến cả thế giới phương Tây sửng sốt với màn diễu hành hoánh tráng trên đường tới Syria. Bị chê bai nhiều về cột khói đen mù mịt trên đường tới vùng đất chiến tranh, tuy nhiên Kuznetsov đang có màn thể hiện tốt ở Syria. Nguồn ảnh: SouthFrontCái tên tiếp theo là tiêm kích đa năng Su-35 – chiến đấu cơ thế hệ 4 hiện đại nhất thế giới hiện nay. Trong năm 2016, Su-35 tiếp tục là một trong những vũ khí ấn tượng nhất với hoạt động chiến sự tại Syria. Bên cạnh đó là nó bắt đầu giành được những hợp đồng lớn. Hiện Trung Quốc đang chuẩn bị nhận 4 Su-35 đầu tiên, Indonesia đang đi tới giai đoạn cuối hợp đồng mua 8 Su-35. Nguồn ảnh: SputnikCùng với Su-35 là dòng tiêm kích đa năng Su-30SM cũng tạo lập được tiếng vang lớn trong năm 2016. Nguồn ảnh: SputnikNhưng đặc biệt nhất phải là tiêm kích bom Su-34. Có mặt tại Syria vào tháng 9/2015, tiêm kích bom Su-34 bắt đầu dội bão lửa ở tỉnh Homs từ ngày 30/9/2015 tới phi vụ mới nhất là ngày 17/8/2016. Sức mạnh của máy bay ném bom Su-34 đã khiến cho nhiều quốc gia trên thế giới lên kế hoạch mua sắm mẫu chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: SputnikTrên mặt đất, pháo phản lực TOS-1A là cái tên đáng nhớ trong năm 2016. Loại vũ khí hạt nhân không phóng xạ này trong năm 2016 đã nhiều lần trút lửa lên đầu quân khủng bố IS ở mặt trận Syria và Iraq. Nguồn ảnh: YoutubeTuy đã có Armata nhưng xe tăng T-90A vẫn là cái tên đáng nhớ của năm 2016. Chiếc xe tăng chủ lực hiện đại hàng đầu thế giới này trong năm 2016 đã lần đầu tiên được triển khai tới Syria tham gia cuộc chiến chống IS. Tuy chưa có báo cáo chính thức nào về mức độ thành công hay thất bại của T-90 tại Syria, nhưng cơ bản chúng được đánh giá là đã chứng minh được hệ thống bảo vệ đáng tin cậy trong chiến đấu. Đáng tiếc là vì sai lầm của Quân đội Syria mà một số chiếc T-90 đã bị rơi vào tay khủng bố, hiện chưa rõ số phận của chúng. Nguồn ảnh: SputnikKhông phải S-400 mà năm vừa qua cái tên đáng nhớ nhất phải là S-300. Không phải là lập công trong chiến đấu mà liên quan tới sự kiện Nga chính thức chuyển giao tên lửa S-300 cho Quân đội Iran sau nhiều năm trì hoãn vì lệnh cấm vận của Liên Hiệp quốc. Sự kiện này đã khiến Mỹ, Israel và nhiều quốc gia phương Tây phản đối rầm rầm. Nguồn ảnh: SputnikNăm 2016, tên lửa hành trình Kalibr khởi động từ các tàu chiến Nga tại Địa Trung Hải tiếp tục khiến cả thế giới sửng sốt trước độ chính xác, tầm bắn cực xa của một trong những vũ khí phi hạt nhân “khủng” nhất Nga hiện nay. Nguồn ảnh: Fort RussNăm 2016, Nga lần đầu tiên công khai hình ảnh tên lửa đạn đạo chiến lược thế hệ mới RS-28 Sarmat. Sarmat được coi là một trong những vũ khí tấn công chiến lược toàn cầu tương lai của Quân đội Nga. Ước tính, nó nặng khoảng 100 tấn, được triển khai từ các giếng phóng trên mặt đất với tầm bắn hơn 10.000km, mang 10-24 đầu đạn hạt nhân MIRV. Nguồn ảnh: SputnikTrong khi người Nga có dàn vũ khí hoành tráng năm 2016 thì ngược lại các vũ khí tối tân của Mỹ chỉ ghi nhận sự kiện đáng buồn. Đứng đầu sự cố khu trục hạm tàng hình DDG-1000 USS Zumwalt hỏng máy và phải nhờ tàu kéo trợ giúp để trở lại căn cứ sửa chữa. Bên cạnh đó, hai siêu pháo 155mm AGS trên con tàu này có nguy cơ chẳng khác gì pháo thường khi loại đạn đặc biệt có tầm bắn hơn 100km có thể không được sản xuất do quá đắt đó. DDG-1000 đại diện cho thế hệ tầu chiến tương lai của Hải quân Mỹ với thiết kế độc đáo nhưng hiện thời nó chẳng khác gì các tàu chiến hiện tại. Nguồn ảnh: JalopnikTiêm kích tàng hình F-35 tiếp tục khiến Quân đội Mỹ đau đầu trong năm 2016 khi mà dự án tốn hàng tỷ USD này vướng phải nhiều lỗi kỹ thuật. Ví dụ như vào tháng 9/2016, người ta đã phát hiện ra 15 chiếc F-35A bị bong tróc hệ thống cách điện ở bộ phận làm mát thùng nhiên liệu khi mà mới sử dụng chưa đến 2 tháng. Nghiêm trọng hơn cả vào hôm 23/9/2016, một chiếc F-35 đã bị bốc cháy sau khi hạ cánh, lý do được đưa ra là...lửa động cơ đã tự đốt cháy phần sau máy bay. Nguồn ảnh: The AviationistTuy được thử nghiệm vào những ngày cuối cùng của năm 2016, thế nhưng tên lửa đánh chặn SM-6 hiện được coi là điểm sáng tốt nhất của Mỹ trong năm nay. Ngày 14/12/2016, tên lửa SM-6 Dual I đã đánh chặn thành công mục tiêu tên lửa đạn đạo tầm trung trong một cuộc bắn thử nghiệm. Sự kiện này đánh dấu việc các tàu chiến Mỹ trong những năm tới ngoài khả năng đánh chặn các tên lửa liên lục địa, tên lửa chiến thuật tầm ngắn thì nay có thể bắn hạ được tên lửa tầm trung. Nguồn ảnh: Business InsiderMột loại vũ khí nữa của Mỹ lập được nhiều “công trạng” trên chiến trường trong năm 2016, nhưng khi nhắc tới nó người ta chắc sẽ chỉ nghĩ tới âm mưu bẩn thỉu đen tối nhắm vào đất nước Syria. Đó là tên lửa chống tăng TOW – do Mỹ sản xuất – nhưng hiện là vũ khí ưa thích của quân khủng bố tại Syria. Là một trong những nước dẫn đầu cuộc chiến chống khủng bố, thế nhưng nhiều vũ khí Mỹ mà đặc biệt là TOW (luôn được kiểm soát chặt chẽ) lại đang được phiến quân ở cả Iraq, Syria dùng phổ biến với nguồn cung dồi dào…Nguồn ảnh: YoutubeNgoài các công nghệ vũ khí Nga-Mỹ, thế giới quân sự năm 2016 cũng chứng kiến sự lên ngôi của vũ khí ở châu Á. Đó là tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc tiếp tục được sản xuất thêm một số nguyên mẫu và có nguồn tin cho rằng đã bắt đầu phục vụ trong Quân đội Trung Quốc hạn chế. Nguồn ảnh: CMAVà tiêm kích tàng hình X-2 của Nhật Bản lần đầu tiên cất cánh thành công vào ngày 22/4/2016. Dấu mốc này đưa Nhật Bản trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới sau Mỹ, Nga, Trung Quốc chế tạo được máy bay chiến đấu thế hệ 5. Nguồn ảnh: CNN
Việc Nga tham chiến tại Syria chống lại quân khủng bố là cơ hội khiến vũ khí Nga nổi bần bật trên toàn cầu suốt từ cuối năm 2015 tới tận hôm nay. Một trong những loại vũ khí Nga được nhắc tới nhiều trong năm 2016 là tàu sân bay Kuznetsov. Tàu sân bay độc nhất của Nga trong năm vừa qua đã khiến cả thế giới phương Tây sửng sốt với màn diễu hành hoánh tráng trên đường tới Syria. Bị chê bai nhiều về cột khói đen mù mịt trên đường tới vùng đất chiến tranh, tuy nhiên Kuznetsov đang có màn thể hiện tốt ở Syria. Nguồn ảnh: SouthFront
Cái tên tiếp theo là tiêm kích đa năng Su-35 – chiến đấu cơ thế hệ 4 hiện đại nhất thế giới hiện nay. Trong năm 2016, Su-35 tiếp tục là một trong những vũ khí ấn tượng nhất với hoạt động chiến sự tại Syria. Bên cạnh đó là nó bắt đầu giành được những hợp đồng lớn. Hiện Trung Quốc đang chuẩn bị nhận 4 Su-35 đầu tiên, Indonesia đang đi tới giai đoạn cuối hợp đồng mua 8 Su-35. Nguồn ảnh: Sputnik
Cùng với Su-35 là dòng tiêm kích đa năng Su-30SM cũng tạo lập được tiếng vang lớn trong năm 2016. Nguồn ảnh: Sputnik
Nhưng đặc biệt nhất phải là tiêm kích bom Su-34. Có mặt tại Syria vào tháng 9/2015, tiêm kích bom Su-34 bắt đầu dội bão lửa ở tỉnh Homs từ ngày 30/9/2015 tới phi vụ mới nhất là ngày 17/8/2016. Sức mạnh của máy bay ném bom Su-34 đã khiến cho nhiều quốc gia trên thế giới lên kế hoạch mua sắm mẫu chiến đấu cơ này. Nguồn ảnh: Sputnik
Trên mặt đất, pháo phản lực TOS-1A là cái tên đáng nhớ trong năm 2016. Loại vũ khí hạt nhân không phóng xạ này trong năm 2016 đã nhiều lần trút lửa lên đầu quân khủng bố IS ở mặt trận Syria và Iraq. Nguồn ảnh: Youtube
Tuy đã có Armata nhưng xe tăng T-90A vẫn là cái tên đáng nhớ của năm 2016. Chiếc xe tăng chủ lực hiện đại hàng đầu thế giới này trong năm 2016 đã lần đầu tiên được triển khai tới Syria tham gia cuộc chiến chống IS. Tuy chưa có báo cáo chính thức nào về mức độ thành công hay thất bại của T-90 tại Syria, nhưng cơ bản chúng được đánh giá là đã chứng minh được hệ thống bảo vệ đáng tin cậy trong chiến đấu. Đáng tiếc là vì sai lầm của Quân đội Syria mà một số chiếc T-90 đã bị rơi vào tay khủng bố, hiện chưa rõ số phận của chúng. Nguồn ảnh: Sputnik
Không phải S-400 mà năm vừa qua cái tên đáng nhớ nhất phải là S-300. Không phải là lập công trong chiến đấu mà liên quan tới sự kiện Nga chính thức chuyển giao tên lửa S-300 cho Quân đội Iran sau nhiều năm trì hoãn vì lệnh cấm vận của Liên Hiệp quốc. Sự kiện này đã khiến Mỹ, Israel và nhiều quốc gia phương Tây phản đối rầm rầm. Nguồn ảnh: Sputnik
Năm 2016, tên lửa hành trình Kalibr khởi động từ các tàu chiến Nga tại Địa Trung Hải tiếp tục khiến cả thế giới sửng sốt trước độ chính xác, tầm bắn cực xa của một trong những vũ khí phi hạt nhân “khủng” nhất Nga hiện nay. Nguồn ảnh: Fort Russ
Năm 2016, Nga lần đầu tiên công khai hình ảnh tên lửa đạn đạo chiến lược thế hệ mới RS-28 Sarmat. Sarmat được coi là một trong những vũ khí tấn công chiến lược toàn cầu tương lai của Quân đội Nga. Ước tính, nó nặng khoảng 100 tấn, được triển khai từ các giếng phóng trên mặt đất với tầm bắn hơn 10.000km, mang 10-24 đầu đạn hạt nhân MIRV. Nguồn ảnh: Sputnik
Trong khi người Nga có dàn vũ khí hoành tráng năm 2016 thì ngược lại các vũ khí tối tân của Mỹ chỉ ghi nhận sự kiện đáng buồn. Đứng đầu sự cố khu trục hạm tàng hình DDG-1000 USS Zumwalt hỏng máy và phải nhờ tàu kéo trợ giúp để trở lại căn cứ sửa chữa. Bên cạnh đó, hai siêu pháo 155mm AGS trên con tàu này có nguy cơ chẳng khác gì pháo thường khi loại đạn đặc biệt có tầm bắn hơn 100km có thể không được sản xuất do quá đắt đó. DDG-1000 đại diện cho thế hệ tầu chiến tương lai của Hải quân Mỹ với thiết kế độc đáo nhưng hiện thời nó chẳng khác gì các tàu chiến hiện tại. Nguồn ảnh: Jalopnik
Tiêm kích tàng hình F-35 tiếp tục khiến Quân đội Mỹ đau đầu trong năm 2016 khi mà dự án tốn hàng tỷ USD này vướng phải nhiều lỗi kỹ thuật. Ví dụ như vào tháng 9/2016, người ta đã phát hiện ra 15 chiếc F-35A bị bong tróc hệ thống cách điện ở bộ phận làm mát thùng nhiên liệu khi mà mới sử dụng chưa đến 2 tháng. Nghiêm trọng hơn cả vào hôm 23/9/2016, một chiếc F-35 đã bị bốc cháy sau khi hạ cánh, lý do được đưa ra là...lửa động cơ đã tự đốt cháy phần sau máy bay. Nguồn ảnh: The Aviationist
Tuy được thử nghiệm vào những ngày cuối cùng của năm 2016, thế nhưng tên lửa đánh chặn SM-6 hiện được coi là điểm sáng tốt nhất của Mỹ trong năm nay. Ngày 14/12/2016, tên lửa SM-6 Dual I đã đánh chặn thành công mục tiêu tên lửa đạn đạo tầm trung trong một cuộc bắn thử nghiệm. Sự kiện này đánh dấu việc các tàu chiến Mỹ trong những năm tới ngoài khả năng đánh chặn các tên lửa liên lục địa, tên lửa chiến thuật tầm ngắn thì nay có thể bắn hạ được tên lửa tầm trung. Nguồn ảnh: Business Insider
Một loại vũ khí nữa của Mỹ lập được nhiều “công trạng” trên chiến trường trong năm 2016, nhưng khi nhắc tới nó người ta chắc sẽ chỉ nghĩ tới âm mưu bẩn thỉu đen tối nhắm vào đất nước Syria. Đó là tên lửa chống tăng TOW – do Mỹ sản xuất – nhưng hiện là vũ khí ưa thích của quân khủng bố tại Syria. Là một trong những nước dẫn đầu cuộc chiến chống khủng bố, thế nhưng nhiều vũ khí Mỹ mà đặc biệt là TOW (luôn được kiểm soát chặt chẽ) lại đang được phiến quân ở cả Iraq, Syria dùng phổ biến với nguồn cung dồi dào…Nguồn ảnh: Youtube
Ngoài các công nghệ vũ khí Nga-Mỹ, thế giới quân sự năm 2016 cũng chứng kiến sự lên ngôi của vũ khí ở châu Á. Đó là tiêm kích tàng hình J-20 của Trung Quốc tiếp tục được sản xuất thêm một số nguyên mẫu và có nguồn tin cho rằng đã bắt đầu phục vụ trong Quân đội Trung Quốc hạn chế. Nguồn ảnh: CMA
Và tiêm kích tàng hình X-2 của Nhật Bản lần đầu tiên cất cánh thành công vào ngày 22/4/2016. Dấu mốc này đưa Nhật Bản trở thành quốc gia thứ 4 trên thế giới sau Mỹ, Nga, Trung Quốc chế tạo được máy bay chiến đấu thế hệ 5. Nguồn ảnh: CNN