Đầu tiên là máy bay hai động cơ cánh quạt Lockheed P-38 Lightning của không quân Mỹ, là máy bay chiến đấu hai động cơ cánh quạt lớn nhất, Lightning là một máy bay đánh chặn tốc độ cao, với trần độ cao lên tới 13km. Lightning có phạm vi hoạt động hơn 2000km, lớn hơn so với bất kỳ máy bay chiến đấu cùng thời.Vũ khí của máy bay chiến đấu P-38 bao gồm 4 súng máy 12.7mm và pháo 20mm được tập trung ở mũi, cung cấp cho Lighting hỏa lực tập trung cao. P-38 là máy bay chiến đấu sử dụng động cơ hai động cơ pít-tông được sản xuất nhiều nhất mọi thời đại, với hơn 10.000 máy bay được sản xuất từ năm 1945.Thứ hai là máy bay hai động cơ Grumman F7F Tigercat của Mỹ, máy bay chiến đấu chạy bằng pít tông động cơ đôi đầu tiên trên tàu sân bay, của hải quân Mỹ. Với tốc độ tối đa 740 km/giờ, được trang bị 4 súng máy cỡ nòng 12,7mm và 4 khẩu pháo 20mm, nó dễ dàng tiêu diệt máy bay chiến đấu và máy bay ném bom trên không trong thời gian ngắn. Thứ ba là chiến đấu cơ hai động cơ cánh quạt Havilland DH.103 Hornet của không quân Anh, với tốc độ tối 764 km/giờ và chỉ mất 4 phút để đạt độ cao 6000m. Phạm vi hoạt động hơn 2300 km và trần bay hơn 13 km, khiến Hornet trở thành một máy bay đánh chặn tuyệt vời. Thứ tư là tiêm kích chiến đấu F-82 Twin-Mustang của Mỹ, đây là một máy bay tiêm kích đánh chặn tầm xa trong mọi thời tiết, có khả năng bay 775 km/giờ. Với phạm vi hoạt động lớn, F-82 có thể bay không ngừng từ Hawaii đến New York, một thành tích đáng kinh ngạc so với các máy bay cùng thời.Được trang bị 6 súng máy cỡ nòng 12.7mm, Twin Mustang có thể tăng tốc với tốc độ tối đa 741 km/giờ và hoạt động trong một phạm vi trên 3600 km, Twin Mustang thực sự là máy bay lý tưởng, hộ tống cho máy bay ném bom hoặc tham gia đánh chặn tầm xa.Thứ năm là máy bay Messerschmidt Bf-110 của Đức, với tổng cộng 6170 chiếc đã được chế tạo, loại máy bay này đã đạt được những thành công lớn. Vũ khí gồm 4 khẩu pháo cỡ nòng 20mm và 5 súng máy cỡ nòng 7,92mm. Bf-110 được sử dụng với chiến thuật linh hoạt và trở thành một trong những máy bay chiến đấu ban đêm đáng chú ý nhất.Thứ sáu trong danh sách là máy bay Dornier Do-335 của Đức, là một máy bay chiến đấu hạng nặng 2 động cơ, được trang bị mạnh mẽ với một khẩu pháo 30mm bắn qua trung tâm cánh quạt phía trước và 2 khẩu pháo 20mm gắn ở mũi, có khả năng mang tên lửa bên ngoài và bom.Do-335 có thể đạt tốc độ 764 km/giờ, nhanh hơn bất kỳ máy bay chiến đấu nào của quân Đồng minh đã tham chiến lúc bấy giờ. Được đưa vào trang bị vào năm 1944 và nghỉ hưu vào năm 1945, do quân Đức đã thất bại trên toàn chiến trường.Thứ bảy trong danh sách là máy bay ném bom Ju-88 của Đức. Được phát triển như một máy bay ném bom hạng trung, có khả năng thực hiện các cuộc tấn công ném bom cấp độ hoặc bổ nhào, hoặc thậm chí thả ngư lôi, Ju-88 là một máy bay rất linh hoạt có thể thích ứng với nhiều nhiệm vụ. Ju-88 được trang bị súng máy và có khả năng mang 1400kg bom. Hỏa lực gồm pháo 37mm, một khẩu pháo bắn phía trước 50mm hoặc 75mm để tiêu diệt máy bay ném bom. Hơn 15.000 chiếc Ju-88 được chế tạo từ năm 1939 đến năm 1945, Ju-88 là một trong những máy bay quan trọng nhất, trong số các máy bay chiến đấu sử dụng động cơ pít-tông đôi.Đứng thứ tám là máy bay Kawasaki Ki-45-KAI, của Nhật Bản, Ki-45 có thể đạt tốc độ 547 km/giờ. Vũ khí gồm 2 khẩu pháo 20mm, 2 khẩu súng máy cỡ nòng 12.7mm phòng thủ phía trước, một súng máy cỡ nòng 7.62mm phòng thủ phía sau. Ki-45 có thể hoạt động gần 2000 km, thực sự là một máy bay xuất sắc để tham gia trong các trận chiến trên Thái Bình Dương.Thứ 9 là máy bay Petlyakov Pe-3 của Liên Xô, là máy bay chiến đấu pít-tông hai động cơ hàng đầu. Được trang bị động cơ đôi có công suất 1100 mã lực mỗi chiếc, Pe-3 chỉ có tốc độ 531 km/giờ. Là loại máy bay chiến đấu đa năng, có thể ném bom bổ nhào, ngoài ra có thể phục vụ như một máy bay chiến đấu hạng nặng và máy bay chiến đấu ban đêm.Cuối cùng là máy bay Northrop P-61 Black Widow, là máy bay chiến đấu ban đêm của Mỹ, được trang bị radar. Vũ khí gồm 4 khẩu pháo 20mm, bắn phía trước và 4 khẩu súng máy cỡ nòng 12,7mm bắn phía sau. Với phi hành đoàn 2 hoặc 3 người, P-61 cũng được điều chỉnh để mang tên lửa và bom. Nguồn ảnh: Warhistory. Cận cảnh sức mạnh chiến đấu của máy bay tiêm kích hai động cơ P-61 trong quá khứ.
Đầu tiên là máy bay hai động cơ cánh quạt Lockheed P-38 Lightning của không quân Mỹ, là máy bay chiến đấu hai động cơ cánh quạt lớn nhất, Lightning là một máy bay đánh chặn tốc độ cao, với trần độ cao lên tới 13km. Lightning có phạm vi hoạt động hơn 2000km, lớn hơn so với bất kỳ máy bay chiến đấu cùng thời.
Vũ khí của máy bay chiến đấu P-38 bao gồm 4 súng máy 12.7mm và pháo 20mm được tập trung ở mũi, cung cấp cho Lighting hỏa lực tập trung cao. P-38 là máy bay chiến đấu sử dụng động cơ hai động cơ pít-tông được sản xuất nhiều nhất mọi thời đại, với hơn 10.000 máy bay được sản xuất từ năm 1945.
Thứ hai là máy bay hai động cơ Grumman F7F Tigercat của Mỹ, máy bay chiến đấu chạy bằng pít tông động cơ đôi đầu tiên trên tàu sân bay, của hải quân Mỹ. Với tốc độ tối đa 740 km/giờ, được trang bị 4 súng máy cỡ nòng 12,7mm và 4 khẩu pháo 20mm, nó dễ dàng tiêu diệt máy bay chiến đấu và máy bay ném bom trên không trong thời gian ngắn.
Thứ ba là chiến đấu cơ hai động cơ cánh quạt Havilland DH.103 Hornet của không quân Anh, với tốc độ tối 764 km/giờ và chỉ mất 4 phút để đạt độ cao 6000m. Phạm vi hoạt động hơn 2300 km và trần bay hơn 13 km, khiến Hornet trở thành một máy bay đánh chặn tuyệt vời.
Thứ tư là tiêm kích chiến đấu F-82 Twin-Mustang của Mỹ, đây là một máy bay tiêm kích đánh chặn tầm xa trong mọi thời tiết, có khả năng bay 775 km/giờ. Với phạm vi hoạt động lớn, F-82 có thể bay không ngừng từ Hawaii đến New York, một thành tích đáng kinh ngạc so với các máy bay cùng thời.
Được trang bị 6 súng máy cỡ nòng 12.7mm, Twin Mustang có thể tăng tốc với tốc độ tối đa 741 km/giờ và hoạt động trong một phạm vi trên 3600 km, Twin Mustang thực sự là máy bay lý tưởng, hộ tống cho máy bay ném bom hoặc tham gia đánh chặn tầm xa.
Thứ năm là máy bay Messerschmidt Bf-110 của Đức, với tổng cộng 6170 chiếc đã được chế tạo, loại máy bay này đã đạt được những thành công lớn. Vũ khí gồm 4 khẩu pháo cỡ nòng 20mm và 5 súng máy cỡ nòng 7,92mm. Bf-110 được sử dụng với chiến thuật linh hoạt và trở thành một trong những máy bay chiến đấu ban đêm đáng chú ý nhất.
Thứ sáu trong danh sách là máy bay Dornier Do-335 của Đức, là một máy bay chiến đấu hạng nặng 2 động cơ, được trang bị mạnh mẽ với một khẩu pháo 30mm bắn qua trung tâm cánh quạt phía trước và 2 khẩu pháo 20mm gắn ở mũi, có khả năng mang tên lửa bên ngoài và bom.
Do-335 có thể đạt tốc độ 764 km/giờ, nhanh hơn bất kỳ máy bay chiến đấu nào của quân Đồng minh đã tham chiến lúc bấy giờ. Được đưa vào trang bị vào năm 1944 và nghỉ hưu vào năm 1945, do quân Đức đã thất bại trên toàn chiến trường.
Thứ bảy trong danh sách là máy bay ném bom Ju-88 của Đức. Được phát triển như một máy bay ném bom hạng trung, có khả năng thực hiện các cuộc tấn công ném bom cấp độ hoặc bổ nhào, hoặc thậm chí thả ngư lôi, Ju-88 là một máy bay rất linh hoạt có thể thích ứng với nhiều nhiệm vụ.
Ju-88 được trang bị súng máy và có khả năng mang 1400kg bom. Hỏa lực gồm pháo 37mm, một khẩu pháo bắn phía trước 50mm hoặc 75mm để tiêu diệt máy bay ném bom. Hơn 15.000 chiếc Ju-88 được chế tạo từ năm 1939 đến năm 1945, Ju-88 là một trong những máy bay quan trọng nhất, trong số các máy bay chiến đấu sử dụng động cơ pít-tông đôi.
Đứng thứ tám là máy bay Kawasaki Ki-45-KAI, của Nhật Bản, Ki-45 có thể đạt tốc độ 547 km/giờ. Vũ khí gồm 2 khẩu pháo 20mm, 2 khẩu súng máy cỡ nòng 12.7mm phòng thủ phía trước, một súng máy cỡ nòng 7.62mm phòng thủ phía sau. Ki-45 có thể hoạt động gần 2000 km, thực sự là một máy bay xuất sắc để tham gia trong các trận chiến trên Thái Bình Dương.
Thứ 9 là máy bay Petlyakov Pe-3 của Liên Xô, là máy bay chiến đấu pít-tông hai động cơ hàng đầu. Được trang bị động cơ đôi có công suất 1100 mã lực mỗi chiếc, Pe-3 chỉ có tốc độ 531 km/giờ. Là loại máy bay chiến đấu đa năng, có thể ném bom bổ nhào, ngoài ra có thể phục vụ như một máy bay chiến đấu hạng nặng và máy bay chiến đấu ban đêm.
Cuối cùng là máy bay Northrop P-61 Black Widow, là máy bay chiến đấu ban đêm của Mỹ, được trang bị radar. Vũ khí gồm 4 khẩu pháo 20mm, bắn phía trước và 4 khẩu súng máy cỡ nòng 12,7mm bắn phía sau. Với phi hành đoàn 2 hoặc 3 người, P-61 cũng được điều chỉnh để mang tên lửa và bom. Nguồn ảnh: Warhistory.
Cận cảnh sức mạnh chiến đấu của máy bay tiêm kích hai động cơ P-61 trong quá khứ.