Đầu tiên phải nhắc tới tiêm kích hạng nặng hai động cơ Fokker G.1 được Đức quốc xã sản xuất thòi gian trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây được xem là loại tiêm kích có hình dáng độc đáo nhất khi nó ra đời. Nguồn ảnh: Fotoreport.Tiếp theo là Focke-Wulf Fw 189. Đây là loại máy bay hai động cơ, ba ghế ngồi, chuyên được thiết kế cho nhiệm vụ trinh sát và hỗ trợ lục quân. Nguồn ảnh: Fotoreport.Kiểu dáng độc đáo của loại máy bay này thực tế lại phục vụ rất tốt cho nhiệm vụ trinh sát khi nó có buồng lái kính ở cả phía trước lẫn sau đuôi, tầm nhìn rất thoáng. Nguồn ảnh: Fotoreport.Những máy bay này được phục vụ biên chế quân đội Đức từ năm 1940 và quá trình sản xuất hàng loạt kéo dài tới năm 1944 thì ngừng do nhà máy lắp ráp bị đánh bom. Nguồn ảnh: Fotoreport.Loại máy bay có thiết kế bất đối xứng cực độc do Đức thiết kế trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đó là Blohm & Voss BV 141. Đây là loại máy bay cũng được ra đời với mục đích do thám nhưng có số lượng sản xuất rất ít. Nguồn ảnh: Fotoreport.Dù có kiểu thiết kế bất đối xứng, tuy nhiên về mặt lý thuyết thì BV 141 vẫn cân đối nên nó có thể bay được một cách bình thường. Mặc dù vậy kiểu thiết kế này khiến cho BV 141 không có hiệu năng khí động học cao nhất. Nguồn ảnh: Fotoreport.Bản thân các phi công của Đức cũng có phần khá dè dặt khi bay trên chiếc BV 141 này do lo sợ rằng một khi đã mất cân bằng, máy bay rất khó lấy lại được trọng tâm. Thực tế cho thấy ngoài việc tốn xăng một cách vô lý và hơi khó cất cánh, BV 141 vẫn hoạt động khá bình thường trên không. Nguồn ảnh: Fotoreport.Nối tiếp sự thành công của các loại máy bay tiêm kích hạng nặng hai động cơ do Đức thiết kế, quân đội Mỹ cũng không đứng ngoài cuộc chơi với sự ra đời của Lockheed P-38 Lightning. Nguồn ảnh: Fotoreport.Tuy nhiên các kỹ sư Mỹ đã có phần thành công hơn các kỹ sư Đức khi thiết kế ra một chiếc máy bay hạng nặng có khả năng mang bom trọng tải lớn nhưng vẫn giữ được độ cơ động tương đối so với một chiếc tiêm kích. Nguồn ảnh: Fotoreport.Kiểu thiết kế của P-38 sau này còn được Mỹ mang lên nhiều loại máy bay khác, bao gồm cả các loại máy bay trinh sát, máy bay vận tải... Nguồn ảnh: Fotoreport.Điển hình là chiếc Northrop P-61 Black Window (Goá Phụ Đen) được ra đời vào giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Chiếc máy bay này được cho là chiếc tiêm kích đầu tiên của Mỹ được trang bị radar giúp nó có thể làm nhiệm vụ tiêm kích đánh đêm. Nguồn ảnh: Fotoreport.Mặc dù vậy giá thành của P-61 là cực cao, lên tới 190.000 USD. Chiếc chiến đấu cơ này có thành viên phi hành đoàn 3 người, trong đó có một phi công, một xạ thủ và một radar viên. Nguồn ảnh: Fotoreport.Do ra đời khá muộn, P-61 không đóng góp được gì nhiều trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Chiếc máy bay độc đáo này tiếp tục phục vụ Không quân Mỹ tới năm 1954 thì được cho nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Fotoreport.Độc đáo nhất trong danh sách này là F-82 Twin Mustang. Về cơ bản đây là hai chiếc tiêm kích Mustang được "ghép" lại với nhau theo đúng nghĩa đen, biến nó thành máy bay trinh sát tầm xa. Nguồn ảnh: Fotoreport.Đáng tiếc là tới năm 1946 chiếc P-82 đầu tiên mới được đưa vào biên chế và loại chiến đấu cơ độc đáo này phục vụ trong Không quân Mỹ cho tới năm 1953 thì bị cho về hưu. Nguồn ảnh: Fotoreport. Mời độc giả xem Video: Tiêm kích P-51 của Không quân Mỹ.
Đầu tiên phải nhắc tới tiêm kích hạng nặng hai động cơ Fokker G.1 được Đức quốc xã sản xuất thòi gian trước Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây được xem là loại tiêm kích có hình dáng độc đáo nhất khi nó ra đời. Nguồn ảnh: Fotoreport.
Tiếp theo là Focke-Wulf Fw 189. Đây là loại máy bay hai động cơ, ba ghế ngồi, chuyên được thiết kế cho nhiệm vụ trinh sát và hỗ trợ lục quân. Nguồn ảnh: Fotoreport.
Kiểu dáng độc đáo của loại máy bay này thực tế lại phục vụ rất tốt cho nhiệm vụ trinh sát khi nó có buồng lái kính ở cả phía trước lẫn sau đuôi, tầm nhìn rất thoáng. Nguồn ảnh: Fotoreport.
Những máy bay này được phục vụ biên chế quân đội Đức từ năm 1940 và quá trình sản xuất hàng loạt kéo dài tới năm 1944 thì ngừng do nhà máy lắp ráp bị đánh bom. Nguồn ảnh: Fotoreport.
Loại máy bay có thiết kế bất đối xứng cực độc do Đức thiết kế trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đó là Blohm & Voss BV 141. Đây là loại máy bay cũng được ra đời với mục đích do thám nhưng có số lượng sản xuất rất ít. Nguồn ảnh: Fotoreport.
Dù có kiểu thiết kế bất đối xứng, tuy nhiên về mặt lý thuyết thì BV 141 vẫn cân đối nên nó có thể bay được một cách bình thường. Mặc dù vậy kiểu thiết kế này khiến cho BV 141 không có hiệu năng khí động học cao nhất. Nguồn ảnh: Fotoreport.
Bản thân các phi công của Đức cũng có phần khá dè dặt khi bay trên chiếc BV 141 này do lo sợ rằng một khi đã mất cân bằng, máy bay rất khó lấy lại được trọng tâm. Thực tế cho thấy ngoài việc tốn xăng một cách vô lý và hơi khó cất cánh, BV 141 vẫn hoạt động khá bình thường trên không. Nguồn ảnh: Fotoreport.
Nối tiếp sự thành công của các loại máy bay tiêm kích hạng nặng hai động cơ do Đức thiết kế, quân đội Mỹ cũng không đứng ngoài cuộc chơi với sự ra đời của Lockheed P-38 Lightning. Nguồn ảnh: Fotoreport.
Tuy nhiên các kỹ sư Mỹ đã có phần thành công hơn các kỹ sư Đức khi thiết kế ra một chiếc máy bay hạng nặng có khả năng mang bom trọng tải lớn nhưng vẫn giữ được độ cơ động tương đối so với một chiếc tiêm kích. Nguồn ảnh: Fotoreport.
Kiểu thiết kế của P-38 sau này còn được Mỹ mang lên nhiều loại máy bay khác, bao gồm cả các loại máy bay trinh sát, máy bay vận tải... Nguồn ảnh: Fotoreport.
Điển hình là chiếc Northrop P-61 Black Window (Goá Phụ Đen) được ra đời vào giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ hai. Chiếc máy bay này được cho là chiếc tiêm kích đầu tiên của Mỹ được trang bị radar giúp nó có thể làm nhiệm vụ tiêm kích đánh đêm. Nguồn ảnh: Fotoreport.
Mặc dù vậy giá thành của P-61 là cực cao, lên tới 190.000 USD. Chiếc chiến đấu cơ này có thành viên phi hành đoàn 3 người, trong đó có một phi công, một xạ thủ và một radar viên. Nguồn ảnh: Fotoreport.
Do ra đời khá muộn, P-61 không đóng góp được gì nhiều trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Chiếc máy bay độc đáo này tiếp tục phục vụ Không quân Mỹ tới năm 1954 thì được cho nghỉ hưu. Nguồn ảnh: Fotoreport.
Độc đáo nhất trong danh sách này là F-82 Twin Mustang. Về cơ bản đây là hai chiếc tiêm kích Mustang được "ghép" lại với nhau theo đúng nghĩa đen, biến nó thành máy bay trinh sát tầm xa. Nguồn ảnh: Fotoreport.
Đáng tiếc là tới năm 1946 chiếc P-82 đầu tiên mới được đưa vào biên chế và loại chiến đấu cơ độc đáo này phục vụ trong Không quân Mỹ cho tới năm 1953 thì bị cho về hưu. Nguồn ảnh: Fotoreport.
Mời độc giả xem Video: Tiêm kích P-51 của Không quân Mỹ.