Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ, thiết xa vận và trực thăng vận được coi là hai con át chủ bài của chiến lược này. Với mục tiêu chính hóa giải lối đánh du kích của quân và dân ta ở chiến trường miền nam. Tuy nhiên mọi chuyện lại diễn ra không như người Mỹ nghĩ. Nguồn ảnh: Pinterest.Nếu chiến thuật trực thăng vận chủ yếu dựa vào sự cơ động vận chuyển binh lính bằng trực thăng UH-1 thì chiến thuật thiết xa vận lại chủ yếu dựa vào các thiết giáp M113 của Mỹ và mẫu xe bọc thép này được coi như là trái tim trong các chiến dịch tìm và diệt. Nguồn ảnh: Combat.Với chiến thuật này, Quân đội Mỹ sẽ sử dụng cùng một lúc nhiều xe bọc thép M113 đổ quân xuống các khu vực định trước được cho là có sự hoạt động của quân giải phòng, hay vùng hậu cứ của ta. Khi trạm trán với quân ta, lực lượng binh lính trong các chiến xa này sẽ tràn ra, chiến đấu dưới sự yểm trợ về hỏa lực từ những chiếc M113 này. Nguồn ảnh: Military.Chiến thuật này thực ra có rất nhiều điểm ưu việt so với mặt bằng chung của các chiến thuật quân sự thời bấy giờ. Cụ thể, "thiết xa vận" sử dụng ưu thế về sự vượt trội trong trang bị và lẫn sự linh hoạt trong chiến thuật cho phép các đơn vị bộ binh cơ động hơn trên chiến trường. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Với hàng chục, thậm chí hàng trăm thiết giáp cùng tham gia lực lượng đi càn, hàng trăm binh lính Mỹ và tay sai sẽ có thể di chuyển một cách an toàn tới trận địa. Trong quá trình tác chiến, những dòng xe bọc thép như M113 sẽ trở thành vật che chắn cực kỳ tốt cho lực lượng bộ binh nhất là khi tác chiến trên địa hình trống trải ở đồng bằng. Nguồn ảnh: Tanks.Bản thân thiết kế của M113 cũng đủ lớn và rộng để có thể mang theo các thiết bị chiến đấu, đạn dược và hàng tiếp tế cho binh lính trong quá trình hành quân. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Xét về mặt chiến thuật, đây là một kiểu tác chiến rất tiên tiến và phù hợp với kiểu chiến tranh. Tuy nhiên nó chỉ lý tưởng trên giấy và trong giai đoạn đầu triển khai, khi càng về sau thiết xa vận càng bộc lộ nhiều nhược điểm chết người trên chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Wiki.Nhưng vấn đề lớn nhất của thiết xa vận không phải nằm ở chiến thuật, mà lại là ở chiếc M113 xe bọc thép Mỹ sử dụng như "linh hồn" và "xương sống" của chiến thuật này. Nguồn ảnh: Pinterest.Cụ thể, M113 có đặc điểm là có thể di chuyển được trên nhiều loại địa hình nhờ hệ thống bánh xích của mình nhưng lại có quá nhiều điểm yếu chí tử. Nguồn ảnh: Flickr.Đầu tiên vỏ bọc thép của M113 thực chất làm bằng hợp kim nhôm, nhẹ hơn nhưng không cứng được như thép, các loại vũ khí cỡ lớn của bộ binh như đại liên, trung liên hoàn toàn có thể xuyên thủng được M113 ở khoảng cách đủ gần. Hệ thống bánh xích của M113 dù giúp nó cơ động được trên mọi địa hình nhưng lại di chuyển rất kém trên những địa hình đặc thù như ruộng ngập nước, bùn lầy,... ở chiến trường miền nam. Nguồn ảnh: Armored.M113 lại có thiết kế quá cao, dễ bị lật khi di chuyển trên những địa hình gồ ghề. Điều này khiến cho thay vì một chiến thuật di chuyển với tốc độ cao, hàng chục chiếc M113 lại nối đuôi nhau nặng nề, chậm chạp "mò mẫm" giữa chiến trường. Nguồn ảnh: Tank.Việc không tính toán đến tốc độ hành quân "chậm hơn đi bộ" của những chiếc M113 đã khiến Mỹ phải trả giá đắt cho chiến lược này. Chưa kể binh lính Mỹ lại không có tinh thần chiến đấu, chỉ cần thấy một chiếc M113 bị bắn cháy, các xe khác sẽ lùi lại ngay trong khi đáng lẽ ra, khi một xe bị tấn công các xe khác phải xông vào yểm trợ, binh lính phải xuống xe, dàn quân ra ngoài. Nguồn ảnh: Musing.Kết quả là chiến thuật do những bộ óc quân sự đại tài ở xứ sở Cờ Hoa nhào nặn ra đã thất bại thảm hại trên chiến trường miền Nam Việt Nam, đánh dấu những thắng lợi quy mô lớn đầu tiên của quân và dân ta trong việc bẻ gẫy các chiến lược quy mô lớn của Mỹ ở Miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Anzac.Và khi thiết xa vận với M113 bị đánh bại, cũng dẫn đến sự thất bại của trực thăng vận với UH-1. Đẩy Quân đội Mỹ ở chiến trường miền Nam Việt Nam vào thế bị động ngay cả khi họ được trang bị tốt hơn quân giải phóng. Nguồn ảnh: Yahoo Groups
Trong chiến lược Chiến tranh đặc biệt của Mỹ, thiết xa vận và trực thăng vận được coi là hai con át chủ bài của chiến lược này. Với mục tiêu chính hóa giải lối đánh du kích của quân và dân ta ở chiến trường miền nam. Tuy nhiên mọi chuyện lại diễn ra không như người Mỹ nghĩ. Nguồn ảnh: Pinterest.
Nếu chiến thuật trực thăng vận chủ yếu dựa vào sự cơ động vận chuyển binh lính bằng trực thăng UH-1 thì chiến thuật thiết xa vận lại chủ yếu dựa vào các thiết giáp M113 của Mỹ và mẫu xe bọc thép này được coi như là trái tim trong các chiến dịch tìm và diệt. Nguồn ảnh: Combat.
Với chiến thuật này, Quân đội Mỹ sẽ sử dụng cùng một lúc nhiều xe bọc thép M113 đổ quân xuống các khu vực định trước được cho là có sự hoạt động của quân giải phòng, hay vùng hậu cứ của ta. Khi trạm trán với quân ta, lực lượng binh lính trong các chiến xa này sẽ tràn ra, chiến đấu dưới sự yểm trợ về hỏa lực từ những chiếc M113 này. Nguồn ảnh: Military.
Chiến thuật này thực ra có rất nhiều điểm ưu việt so với mặt bằng chung của các chiến thuật quân sự thời bấy giờ. Cụ thể, "thiết xa vận" sử dụng ưu thế về sự vượt trội trong trang bị và lẫn sự linh hoạt trong chiến thuật cho phép các đơn vị bộ binh cơ động hơn trên chiến trường. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Với hàng chục, thậm chí hàng trăm thiết giáp cùng tham gia lực lượng đi càn, hàng trăm binh lính Mỹ và tay sai sẽ có thể di chuyển một cách an toàn tới trận địa. Trong quá trình tác chiến, những dòng xe bọc thép như M113 sẽ trở thành vật che chắn cực kỳ tốt cho lực lượng bộ binh nhất là khi tác chiến trên địa hình trống trải ở đồng bằng. Nguồn ảnh: Tanks.
Bản thân thiết kế của M113 cũng đủ lớn và rộng để có thể mang theo các thiết bị chiến đấu, đạn dược và hàng tiếp tế cho binh lính trong quá trình hành quân. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Xét về mặt chiến thuật, đây là một kiểu tác chiến rất tiên tiến và phù hợp với kiểu chiến tranh. Tuy nhiên nó chỉ lý tưởng trên giấy và trong giai đoạn đầu triển khai, khi càng về sau thiết xa vận càng bộc lộ nhiều nhược điểm chết người trên chiến trường Việt Nam. Nguồn ảnh: Wiki.
Nhưng vấn đề lớn nhất của thiết xa vận không phải nằm ở chiến thuật, mà lại là ở chiếc M113 xe bọc thép Mỹ sử dụng như "linh hồn" và "xương sống" của chiến thuật này. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cụ thể, M113 có đặc điểm là có thể di chuyển được trên nhiều loại địa hình nhờ hệ thống bánh xích của mình nhưng lại có quá nhiều điểm yếu chí tử. Nguồn ảnh: Flickr.
Đầu tiên vỏ bọc thép của M113 thực chất làm bằng hợp kim nhôm, nhẹ hơn nhưng không cứng được như thép, các loại vũ khí cỡ lớn của bộ binh như đại liên, trung liên hoàn toàn có thể xuyên thủng được M113 ở khoảng cách đủ gần. Hệ thống bánh xích của M113 dù giúp nó cơ động được trên mọi địa hình nhưng lại di chuyển rất kém trên những địa hình đặc thù như ruộng ngập nước, bùn lầy,... ở chiến trường miền nam. Nguồn ảnh: Armored.
M113 lại có thiết kế quá cao, dễ bị lật khi di chuyển trên những địa hình gồ ghề. Điều này khiến cho thay vì một chiến thuật di chuyển với tốc độ cao, hàng chục chiếc M113 lại nối đuôi nhau nặng nề, chậm chạp "mò mẫm" giữa chiến trường. Nguồn ảnh: Tank.
Việc không tính toán đến tốc độ hành quân "chậm hơn đi bộ" của những chiếc M113 đã khiến Mỹ phải trả giá đắt cho chiến lược này. Chưa kể binh lính Mỹ lại không có tinh thần chiến đấu, chỉ cần thấy một chiếc M113 bị bắn cháy, các xe khác sẽ lùi lại ngay trong khi đáng lẽ ra, khi một xe bị tấn công các xe khác phải xông vào yểm trợ, binh lính phải xuống xe, dàn quân ra ngoài. Nguồn ảnh: Musing.
Kết quả là chiến thuật do những bộ óc quân sự đại tài ở xứ sở Cờ Hoa nhào nặn ra đã thất bại thảm hại trên chiến trường miền Nam Việt Nam, đánh dấu những thắng lợi quy mô lớn đầu tiên của quân và dân ta trong việc bẻ gẫy các chiến lược quy mô lớn của Mỹ ở Miền Nam Việt Nam. Nguồn ảnh: Anzac.
Và khi thiết xa vận với M113 bị đánh bại, cũng dẫn đến sự thất bại của trực thăng vận với UH-1. Đẩy Quân đội Mỹ ở chiến trường miền Nam Việt Nam vào thế bị động ngay cả khi họ được trang bị tốt hơn quân giải phóng. Nguồn ảnh: Yahoo Groups