Được sử dụng rất nhiều trong chiến tranh Việt Nam, những chiếc xe thiết giáp M113 Mỹ chính là xương sống cho chiến thuật "Thiết xa vận" trên chiến trường nam Việt Nam. Tuy nhiên, loại phương tiện chở quân này lại có quá nhiều nhược điểm không thể chối cãi. Nguồn ảnh: Pinterest.Có trọng lượng lên tới 12 tấn, điểm yếu đầu tiên của những chiếc thiết giáp M113 này đó là chúng quá nặng nề. không phù hợp với địa hình Việt Nam nhất là khi hoạt động trong những khu vực rừng núi hiểm trở, lội ruộng hoặc hoạt động vào mùa mưa. Nguồn ảnh: Combat.Những chiếc M113 với tiết diện xích không quá lớn và hành trình xích ngắn sẽ rất dễ bị sa lầy khi phải di chuyển trên địa hình bùn nhão trên địa hình Việt Nam. Ngoài ra, vóc dáng quá "đồ sộ" của những chiếc thiết giáp này cũng gây cho chúng vô số khó khăn khi tham chiến tại chiến trường này. Nguồn ảnh: Military.Cụ thể, thiết giáp M113 có chiều dài tới 4,8 mét, rộng 2,6 mét và cao tới 2,5 mét. Việc có chiều cao quá lớn khiến những chiếc xe này rất dễ bị lộn ngửa khi di chuyển trên những đoạn đường hẹp quanh co ở tốc độ cao, chưa hết, nếu khúc cua quá nhỏ, thiết giáp M113 sẽ rất khó có thể xoay sở được. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Điểm yếu này được bộc lộ khá rõ khi các thiết giáp M113 trong chiến tranh Việt Nam phải tham chiến trong những cuộc giao tranh trong môi trường đô thị, do quá cồng kềnh, kíp lái xe M113 khi gặp hỏa lực mạnh của quân giải phóng sẽ dễ bị cuống, khó xoay sở với chiếc xe dẫn đến việc bị kẹt, thành "bia tập bắn" cho những chiến sỹ B-40, B-41 của ta. Nguồn ảnh: Tanks.Lớp giáp của thiết giáp M113 tuy đủ dày để chống lại những loại đạn cỡ 12,7 hay 14,5 của quân giải phóng nhưng điểm yếu nhất đó là giáp cạnh bên của chiếc xe thiết giáp này hoàn toàn không được thiết kế nghiêng. Nguồn ảnh: Vietnamwar.Do giáp hông không hề nghiêng nên khi bị bộ binh ta nã đạn vào cạnh bên chiếc xe này, viên đạn sẽ nảy lung tung về tứ phía, gây nguy hiểm cho các binh lính Mỹ đang di chuyển cùng xe tăng. Với thiết kế giáp hông nghiêng của những xe thiết giáp sau này, khi bị dính đạn vào cạnh hông viên đạn sẽ này lên trên hoặc xuống dưới, không bật ngược thẳng vào những binh lính xung quanh. Nguồn ảnh: Wiki.Thêm vào đó, lớp giáp không nghiêng này cũng sẽ là món mồi cực kỳ béo bở cho những xạ thủ B-40 và B-41. Những khẩu súng chống tăng của quân giải phóng có thể bắn xuyên được từ bất cứ phía nào của thiết giáp M113 ở khoảng cách khoảng 100 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.Quá cao, quá cồng kềnh cũng khiến những chiếc thiết giáp này bị lộ vị trí một cách dễ dàng trong những cuộc hành quân nhỏ lẻ, lực lượng ta có thể tự tin áp sát, tiêu diệt rồi cơ động rút lui ra ngoài an toàn. Nguồn ảnh: Flickr.Lỗ đạn B-40 xuyên qua cạnh bên của chiếc thiết giáp M113. Nguồn ảnh: ArmoredVới những nhược điểm lớn như vậy, sau này Mỹ đã phải chuyển qua Việt Nam nhiều xe chiến đấu bộ binh M114 với trọng giảm xuống chỉ còn một nửa, khoảng 6,8 tấn với hỏa lực mạnh hơn để có thể đối phó được với lực lượng quân giải phóng, tuy nhiên, những chiếc M114 cũng chưa thể giải quyết triệt để được mọi điểm yếu của M113 và cũng không tạo ra bất cứ sự thay đổi to lớn nào trên chiến trường Việt Nam. Trong ảnh, xe thiết giáp M113 trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam sau này. Đáng ngạc nhiên, QĐND Việt Nam lại sử dụng rất thành công M113 ở chiến trường Campuchia. Nguồn ảnh: Russia.
Được sử dụng rất nhiều trong chiến tranh Việt Nam, những chiếc xe thiết giáp M113 Mỹ chính là xương sống cho chiến thuật "Thiết xa vận" trên chiến trường nam Việt Nam. Tuy nhiên, loại phương tiện chở quân này lại có quá nhiều nhược điểm không thể chối cãi. Nguồn ảnh: Pinterest.
Có trọng lượng lên tới 12 tấn, điểm yếu đầu tiên của những chiếc thiết giáp M113 này đó là chúng quá nặng nề. không phù hợp với địa hình Việt Nam nhất là khi hoạt động trong những khu vực rừng núi hiểm trở, lội ruộng hoặc hoạt động vào mùa mưa. Nguồn ảnh: Combat.
Những chiếc M113 với tiết diện xích không quá lớn và hành trình xích ngắn sẽ rất dễ bị sa lầy khi phải di chuyển trên địa hình bùn nhão trên địa hình Việt Nam. Ngoài ra, vóc dáng quá "đồ sộ" của những chiếc thiết giáp này cũng gây cho chúng vô số khó khăn khi tham chiến tại chiến trường này. Nguồn ảnh: Military.
Cụ thể, thiết giáp M113 có chiều dài tới 4,8 mét, rộng 2,6 mét và cao tới 2,5 mét. Việc có chiều cao quá lớn khiến những chiếc xe này rất dễ bị lộn ngửa khi di chuyển trên những đoạn đường hẹp quanh co ở tốc độ cao, chưa hết, nếu khúc cua quá nhỏ, thiết giáp M113 sẽ rất khó có thể xoay sở được. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Điểm yếu này được bộc lộ khá rõ khi các thiết giáp M113 trong chiến tranh Việt Nam phải tham chiến trong những cuộc giao tranh trong môi trường đô thị, do quá cồng kềnh, kíp lái xe M113 khi gặp hỏa lực mạnh của quân giải phóng sẽ dễ bị cuống, khó xoay sở với chiếc xe dẫn đến việc bị kẹt, thành "bia tập bắn" cho những chiến sỹ B-40, B-41 của ta. Nguồn ảnh: Tanks.
Lớp giáp của thiết giáp M113 tuy đủ dày để chống lại những loại đạn cỡ 12,7 hay 14,5 của quân giải phóng nhưng điểm yếu nhất đó là giáp cạnh bên của chiếc xe thiết giáp này hoàn toàn không được thiết kế nghiêng. Nguồn ảnh: Vietnamwar.
Do giáp hông không hề nghiêng nên khi bị bộ binh ta nã đạn vào cạnh bên chiếc xe này, viên đạn sẽ nảy lung tung về tứ phía, gây nguy hiểm cho các binh lính Mỹ đang di chuyển cùng xe tăng. Với thiết kế giáp hông nghiêng của những xe thiết giáp sau này, khi bị dính đạn vào cạnh hông viên đạn sẽ này lên trên hoặc xuống dưới, không bật ngược thẳng vào những binh lính xung quanh. Nguồn ảnh: Wiki.
Thêm vào đó, lớp giáp không nghiêng này cũng sẽ là món mồi cực kỳ béo bở cho những xạ thủ B-40 và B-41. Những khẩu súng chống tăng của quân giải phóng có thể bắn xuyên được từ bất cứ phía nào của thiết giáp M113 ở khoảng cách khoảng 100 mét. Nguồn ảnh: Pinterest.
Quá cao, quá cồng kềnh cũng khiến những chiếc thiết giáp này bị lộ vị trí một cách dễ dàng trong những cuộc hành quân nhỏ lẻ, lực lượng ta có thể tự tin áp sát, tiêu diệt rồi cơ động rút lui ra ngoài an toàn. Nguồn ảnh: Flickr.
Lỗ đạn B-40 xuyên qua cạnh bên của chiếc thiết giáp M113. Nguồn ảnh: Armored
Với những nhược điểm lớn như vậy, sau này Mỹ đã phải chuyển qua Việt Nam nhiều xe chiến đấu bộ binh M114 với trọng giảm xuống chỉ còn một nửa, khoảng 6,8 tấn với hỏa lực mạnh hơn để có thể đối phó được với lực lượng quân giải phóng, tuy nhiên, những chiếc M114 cũng chưa thể giải quyết triệt để được mọi điểm yếu của M113 và cũng không tạo ra bất cứ sự thay đổi to lớn nào trên chiến trường Việt Nam. Trong ảnh, xe thiết giáp M113 trong biên chế Quân đội Nhân dân Việt Nam sau này. Đáng ngạc nhiên, QĐND Việt Nam lại sử dụng rất thành công M113 ở chiến trường Campuchia. Nguồn ảnh: Russia.