Quân đội Ukraine đang rất hào hứng trước thông tin Mỹ sẽ viện trợ cho họ một khẩu đội hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome (Vòm sắt) để bố trí gần đường phân giới tạm thời ở Donbass, nhằm “khóa chặt bầu trời” trước những cuộc pháo kích của quân ly khai.Chính quyền Kiev cực kỳ ấn tượng trước năng lực của hệ thống Vòm sắt trong việc đẩy lui hàng loạt tên lửa được lực lượng Hamas phóng vào Dải Gaza, họ hy vọng thứ vũ khí nói trên sẽ giúp “thay đổi cuộc chơi”.Mặc dù vậy, theo quan sát viên quân sự của tờ Izvestia - ông Anton Lavrov, Iron Dome sẽ không thể giúp Kiev giải quyết cuộc xung đột Donbass theo hướng có lợi cho mình."Tổ hợp này được tạo ra để thực hiện nhiệm vụ phòng thủ cho riêng Israel, Iron Dome chỉ cần bao quát một đoạn biên giới hẹp 50 km với Dải Gaza, khi biết trước cuộc tấn công sẽ đến từ đâu".Chuyên gia người Nga nhấn mạnh, tình hình thực tế tại Donbass rất khác: pháo phản lực, tên lửa, máy bay không người lái và những tổ hợp tác chiến điện tử tinh vi sẽ được sử dụng để xuyên thủng hàng rào phòng thủ Iron Dome.Cần lưu ý khi Iron Dome phóng đạn có thể được quan sát từ cách xa hàng chục km, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, do vậy nó sẽ trở thành mục tiêu quá dễ dàng của một cuộc tấn công cấp tập nhằm hủy diệt."Một tổ hợp BM-21 Grad bắn hết 40 rocket tốc độ cao trong 20 giây, khẩu đội sẽ nã 240 quả đạn vào kẻ thù trong chưa đầy 1 phút. Gặp phải đối thủ như vậy, Iron Dome chỉ với 60 tên lửa sẵn sàng phóng sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt", ông Lavrov nhấn mạnh.Vấn đề tiếp theo được chỉ là chính là tầm bắn hiệu quả của Iron Dome chỉ trong khoảng 10 - 15 km, tức là khó lòng tự bảo vệ bản thân khỏi những mối đe dọa từ phía đối địch."Vũ khí này chỉ nên dùng để bảo vệ một khu dân cư hoặc sân bay, các tên lửa đánh chặn đắt tiền sẽ bị lãng phí bởi đạn pháo và rocket, chúng còn phải được bổ sung liên tục, điều mà Ukraine không có", nhà phân tích nói rõ.Iron Dome theo nhận xét sẽ rất thích hợp để duyệt binh ở Kiev, là phương tiện giúp nâng cao sĩ khí trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Mặc dù vậy hiệu quả của loại vũ khí này trong thực chiến vẫn bị đặt dấu hỏi lớn.Không chỉ có vậy, biên tập viên Dmitry Drozdenko đến từ tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc còn khẳng định Iron Dome không thể tích hợp vào hệ thống phòng không của Ukraine, khiến nó mất rất nhiều sức mạnh.Chi phí cho một khẩu đội Iron Dome ước tính lên tới 50 triệu USD, bao phủ diện tích khoảng 150 km2, giá thành một tên lửa đánh chặn Tamir (tầm bắn 4 - 70 km) là 30 - 40 nghìn USD.Nếu triển khai ở sát Donbass, Ukraine sẽ cần một số lượng lớn các khẩu đội Iron Dome để có thể bịt kín bầu trời, như vậy chi phí sẽ lớn đến mức không nhà tài trợ nào đủ sức đáp ứng, kể cả đó là Mỹ.Tuy nhiên hệ thống "Vòm sắt" vẫn có thể xuất hiện ở Kiev liên quan tới yếu tố chính trị, như một động thái nhằm thăm dò việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ nằm sát Nga."Ngay cả khi việc cung cấp các tổ hợp Iron Dome diễn ra, vũ khí này vẫn chỉ thuần túy mang tính biểu tượng, chúng sẽ được triển khai không quá một khẩu đội, mang lại tác dụng rất thấp vì chưa đủ che kín bầu trời", chuyên gia Drozdenko nhận xét.
Quân đội Ukraine đang rất hào hứng trước thông tin Mỹ sẽ viện trợ cho họ một khẩu đội hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome (Vòm sắt) để bố trí gần đường phân giới tạm thời ở Donbass, nhằm “khóa chặt bầu trời” trước những cuộc pháo kích của quân ly khai.
Chính quyền Kiev cực kỳ ấn tượng trước năng lực của hệ thống Vòm sắt trong việc đẩy lui hàng loạt tên lửa được lực lượng Hamas phóng vào Dải Gaza, họ hy vọng thứ vũ khí nói trên sẽ giúp “thay đổi cuộc chơi”.
Mặc dù vậy, theo quan sát viên quân sự của tờ Izvestia - ông Anton Lavrov, Iron Dome sẽ không thể giúp Kiev giải quyết cuộc xung đột Donbass theo hướng có lợi cho mình.
"Tổ hợp này được tạo ra để thực hiện nhiệm vụ phòng thủ cho riêng Israel, Iron Dome chỉ cần bao quát một đoạn biên giới hẹp 50 km với Dải Gaza, khi biết trước cuộc tấn công sẽ đến từ đâu".
Chuyên gia người Nga nhấn mạnh, tình hình thực tế tại Donbass rất khác: pháo phản lực, tên lửa, máy bay không người lái và những tổ hợp tác chiến điện tử tinh vi sẽ được sử dụng để xuyên thủng hàng rào phòng thủ Iron Dome.
Cần lưu ý khi Iron Dome phóng đạn có thể được quan sát từ cách xa hàng chục km, vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, do vậy nó sẽ trở thành mục tiêu quá dễ dàng của một cuộc tấn công cấp tập nhằm hủy diệt.
"Một tổ hợp BM-21 Grad bắn hết 40 rocket tốc độ cao trong 20 giây, khẩu đội sẽ nã 240 quả đạn vào kẻ thù trong chưa đầy 1 phút. Gặp phải đối thủ như vậy, Iron Dome chỉ với 60 tên lửa sẵn sàng phóng sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt", ông Lavrov nhấn mạnh.
Vấn đề tiếp theo được chỉ là chính là tầm bắn hiệu quả của Iron Dome chỉ trong khoảng 10 - 15 km, tức là khó lòng tự bảo vệ bản thân khỏi những mối đe dọa từ phía đối địch.
"Vũ khí này chỉ nên dùng để bảo vệ một khu dân cư hoặc sân bay, các tên lửa đánh chặn đắt tiền sẽ bị lãng phí bởi đạn pháo và rocket, chúng còn phải được bổ sung liên tục, điều mà Ukraine không có", nhà phân tích nói rõ.
Iron Dome theo nhận xét sẽ rất thích hợp để duyệt binh ở Kiev, là phương tiện giúp nâng cao sĩ khí trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội. Mặc dù vậy hiệu quả của loại vũ khí này trong thực chiến vẫn bị đặt dấu hỏi lớn.
Không chỉ có vậy, biên tập viên Dmitry Drozdenko đến từ tạp chí Kho vũ khí của Tổ quốc còn khẳng định Iron Dome không thể tích hợp vào hệ thống phòng không của Ukraine, khiến nó mất rất nhiều sức mạnh.
Chi phí cho một khẩu đội Iron Dome ước tính lên tới 50 triệu USD, bao phủ diện tích khoảng 150 km2, giá thành một tên lửa đánh chặn Tamir (tầm bắn 4 - 70 km) là 30 - 40 nghìn USD.
Nếu triển khai ở sát Donbass, Ukraine sẽ cần một số lượng lớn các khẩu đội Iron Dome để có thể bịt kín bầu trời, như vậy chi phí sẽ lớn đến mức không nhà tài trợ nào đủ sức đáp ứng, kể cả đó là Mỹ.
Tuy nhiên hệ thống "Vòm sắt" vẫn có thể xuất hiện ở Kiev liên quan tới yếu tố chính trị, như một động thái nhằm thăm dò việc triển khai các hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ nằm sát Nga.
"Ngay cả khi việc cung cấp các tổ hợp Iron Dome diễn ra, vũ khí này vẫn chỉ thuần túy mang tính biểu tượng, chúng sẽ được triển khai không quá một khẩu đội, mang lại tác dụng rất thấp vì chưa đủ che kín bầu trời", chuyên gia Drozdenko nhận xét.