Theo Chuẩn đô đốc Vadim Kulit, phó giám đốc Trung tâm hòa giải Nga, hệ thống pháo - tổ hợp phòng không Pantsir-S1 do Nga trang bị cho lực lượng phòng không Syria đã tiêu diệt 8 tên lửa phóng đi từ chiến đấu cơ của Israel."Vào ngày 8/10, phi đội 6 chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Israel đã bay qua khu vực Al-Tanf và phát động cuộc tấn công tưng bừng với 12 tên lửa nhằm vào căn cứ T4. Tám quả trong số đó đã bị hệ thống Pantsir-S1 đánh chặn", ông Vadim Kulit nói.Được biết, Không quân Israel thường không kích vào căn cứ Không quân T4 với lý do tấn công lực lượng Iran đang hiện diện tại đây. Vũ khí trên chiến đấu cơ F-16 của Israel thường xuyên sử dụng hầu hết là tên lửa dẫn đường Delilah - loại vũ khí được giới thiệu rất khó bị đánh chặn bởi phòng không Syria.Là một loại tên lửa đa nhiệm hàng đầu thế giới, Delilah được thiết kế cực thông minh với hệ thống định hướng GPS, cùng với bộ phận lái tự động cho việc điều hướng, sau đó có thể chuyển sang hình ảnh hồng ngoại hoặc hình ảnh CCD trong giai đoạn cuối.Delilah thực hiện những tính năng này thông qua liên kết dữ liệu cho phép con người kiểm soát tên lửa tấn công mục tiêu. Điều này đồng nghĩa với việc người kiểm soát hệ thống vũ khí ở một máy bay cách xa 210 km vẫn có thể điều hướng tên lửa linh hoạt, chính xác.Với đặc điểm này, tên lửa Delilah có thể thay đổi mục tiêu tấn công ngay cả khi được phóng đi, do trong suốt quá trình bay, tên lửa vẫn giữ liên lạc với sĩ quan điều khiển.Và nếu vào ngày 8/10 vừa qua, Không quân Israel vẫn tiếp tục sử dụng tên lửa đa nhiệm Delilah, điều đó sẽ đồng nghĩa tên lửa thông minh này đã phải chịu khuất phục trước hệ thống phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất.Pantsir-S1 là một vũ khí phòng không tự hành, được thiết kế bởi KBP và nhà máy cơ khí Ulyanovsk của Nga. Pantsir-S1 được chế tạo trên khung của xe tải KAMAZ-6550 (8x8).Hệ thống phòng không này có thể mang theo tới 12 tên lửa đất đối không dẫn đường với vụ khí phụ đi kèm là 2 khẩu pháo tự động 2A38M cỡ nòng 30mm với 700 viên đạn các loại tuỳ mục đích đánh chặn mục tiêu. Tốc độ bắn tối đa của khẩu pháo này có thể lên tới 2.500 phát/phút và tầm bắn đạt 4km.Về tên lửa, trên Pantsir-S1 sẽ được trang bị các loại tên lửa bao gồm các sê-ri tên lửa 95YA6, 95YA6-2/M, 23YA6 cho phiên bản nội địa. Còn với bản xuất khẩu sẽ được trang bị các tên lửa đất đối không dẫn đường 57E6 và 57E6-E.Ngoài ra, đáng chú ý thì Pantsir-S1 có thể hoạt động thụ động hoặc hoàn toàn tự động. Với việc được trang bị radar mảng pha quét điện tử, hệ thống hồng ngoại cho phép Pantsir-S1 có khả năng quét xa tới 45km và tự động theo dõi mục tiêu tầm gần (25-28km) để thực hiện đánh chặn cực tốt.Tính đến nay, đã có 14 quốc gia đang khai thác và sử dụng hệ thống phòng không ưu việt này của Nga. Ngoài ra, các phiên bản khác nhau của tổ hợp Pantsir, cũng đã dần chứng minh được sức mạnh của mình trên chiến trường. Nguồn ảnh: Ydex. Hình ảnh uy lực của hệ thồng phòng không Pantsir-S1 của Nga trong thực tế. Nguồn: Armies Power.MP4 File 11.88 MB
Theo Chuẩn đô đốc Vadim Kulit, phó giám đốc Trung tâm hòa giải Nga, hệ thống pháo - tổ hợp phòng không Pantsir-S1 do Nga trang bị cho lực lượng phòng không Syria đã tiêu diệt 8 tên lửa phóng đi từ chiến đấu cơ của Israel.
"Vào ngày 8/10, phi đội 6 chiếc tiêm kích F-16 của Không quân Israel đã bay qua khu vực Al-Tanf và phát động cuộc tấn công tưng bừng với 12 tên lửa nhằm vào căn cứ T4. Tám quả trong số đó đã bị hệ thống Pantsir-S1 đánh chặn", ông Vadim Kulit nói.
Được biết, Không quân Israel thường không kích vào căn cứ Không quân T4 với lý do tấn công lực lượng Iran đang hiện diện tại đây. Vũ khí trên chiến đấu cơ F-16 của Israel thường xuyên sử dụng hầu hết là tên lửa dẫn đường Delilah - loại vũ khí được giới thiệu rất khó bị đánh chặn bởi phòng không Syria.
Là một loại tên lửa đa nhiệm hàng đầu thế giới, Delilah được thiết kế cực thông minh với hệ thống định hướng GPS, cùng với bộ phận lái tự động cho việc điều hướng, sau đó có thể chuyển sang hình ảnh hồng ngoại hoặc hình ảnh CCD trong giai đoạn cuối.
Delilah thực hiện những tính năng này thông qua liên kết dữ liệu cho phép con người kiểm soát tên lửa tấn công mục tiêu. Điều này đồng nghĩa với việc người kiểm soát hệ thống vũ khí ở một máy bay cách xa 210 km vẫn có thể điều hướng tên lửa linh hoạt, chính xác.
Với đặc điểm này, tên lửa Delilah có thể thay đổi mục tiêu tấn công ngay cả khi được phóng đi, do trong suốt quá trình bay, tên lửa vẫn giữ liên lạc với sĩ quan điều khiển.
Và nếu vào ngày 8/10 vừa qua, Không quân Israel vẫn tiếp tục sử dụng tên lửa đa nhiệm Delilah, điều đó sẽ đồng nghĩa tên lửa thông minh này đã phải chịu khuất phục trước hệ thống phòng không Pantsir-S1 do Nga sản xuất.
Pantsir-S1 là một vũ khí phòng không tự hành, được thiết kế bởi KBP và nhà máy cơ khí Ulyanovsk của Nga. Pantsir-S1 được chế tạo trên khung của xe tải KAMAZ-6550 (8x8).
Hệ thống phòng không này có thể mang theo tới 12 tên lửa đất đối không dẫn đường với vụ khí phụ đi kèm là 2 khẩu pháo tự động 2A38M cỡ nòng 30mm với 700 viên đạn các loại tuỳ mục đích đánh chặn mục tiêu. Tốc độ bắn tối đa của khẩu pháo này có thể lên tới 2.500 phát/phút và tầm bắn đạt 4km.
Về tên lửa, trên Pantsir-S1 sẽ được trang bị các loại tên lửa bao gồm các sê-ri tên lửa 95YA6, 95YA6-2/M, 23YA6 cho phiên bản nội địa. Còn với bản xuất khẩu sẽ được trang bị các tên lửa đất đối không dẫn đường 57E6 và 57E6-E.
Ngoài ra, đáng chú ý thì Pantsir-S1 có thể hoạt động thụ động hoặc hoàn toàn tự động. Với việc được trang bị radar mảng pha quét điện tử, hệ thống hồng ngoại cho phép Pantsir-S1 có khả năng quét xa tới 45km và tự động theo dõi mục tiêu tầm gần (25-28km) để thực hiện đánh chặn cực tốt.
Tính đến nay, đã có 14 quốc gia đang khai thác và sử dụng hệ thống phòng không ưu việt này của Nga. Ngoài ra, các phiên bản khác nhau của tổ hợp Pantsir, cũng đã dần chứng minh được sức mạnh của mình trên chiến trường. Nguồn ảnh: Ydex.
Hình ảnh uy lực của hệ thồng phòng không Pantsir-S1 của Nga trong thực tế. Nguồn: Armies Power.
MP4 File 11.88 MB