Tình hình biên giới Ấn Độ và Trung Quốc bất ngờ leo thang, khi binh sĩ hai bên đều thiệt mạng trong các cuộc chiến đấu tay không và ném đá nhau. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết, binh sĩ Ấn Độ đã vượt qua đường biên giới 2 lần trong ngày 15/6, “khiêu khích và tấn công quân nhân Trung Quốc, dẫn đến một cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa lực lượng biên phòng hai bên”.Đây là những trường hợp binh sĩ tử vong đầu tiên trong giao tranh ở khu vực biên giới Ấn Độ - Trung Quốc kể từ năm 1975. Nhưng xa hơn là cuộc xung đột Trung - Ấn vào năm 1962, khi đó Quân đội Ấn Độ đã thất bại nặng nề trong cuộc đối đầu với Quân đội Trung Quốc.Theo một báo cáo có tựa đề "Nghiên cứu của Mỹ giải thích các lợi thế thông thường của Ấn Độ so với Trung Quốc", xuất bản vào ngày 9/6 của tình báo Mỹ, đánh giá Ấn Độ có thể đương đầu với Trung Quốc hay không? Hay họ sẽ lặp lại những sai lầm của năm 1962? Ảnh: Quân đội Trung Quốc tải đạn trong cuộc chiến với Ấn Độ năm 1962.Báo cáo này đã phân tích và chỉ rõ, năm 2020 Ấn Độ đã có những lợi thế khác hoàn toàn với năm 1962. Nghiên cứu của Mỹ ước tính rằng, tổng quân số của Ấn Độ gần khu vực biên giới Trung Quốc-Ấn Độ là khoảng 225.000; trong khi quân số chiến khu Tây (gồm Tân Cương và Tây Tạng) của Trung Quốc là khoảng 200.000 đến 230.000. Ảnh: Trực thăng vũ trang AH-64 của quân đội Ấn Độ.Nghiên cứu cho thấy, hầu hết quân đội Trung Quốc đóng quân ở xa biên giới Ấn Độ. Điều này trái ngược hoàn toàn với việc hầu hết quân đội của Ấn Độ triển khai tiền tuyến của quân đội Ấn Độ chỉ thực hiện một nhiệm vụ phòng thủ duy nhất.Cũng theo báo cáo của Mỹ, hiện nay cũng có một khoảng cách về số lượng máy bay chiến đấu ở khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc có tổng cộng khoảng 101 máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư tại Chiến khu Tây, và Ấn Độ có khoảng 122 máy bay chiến đấu tại biên giới giáp Trung Quốc. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30 MKI của Ấn Độ.Bản báo cáo của tình báo Mỹ cũng chỉ rõ, mặc dù Trung Quốc có lực lượng tên lửa đất đối đất vượt trội, nhưng Trung Quốc không có khả năng khắc phục ngay những thiếu sót của không quân. Nếu Không quân Trung Quốc tấn công ba sân bay của Ấn Độ, mỗi ngày họ sẽ cần 660 tên lửa đạn đạo để phá hủy đường băng. Ảnh: Tên lửa tầm ngắn DF-15 Trung Quốc.Với mức độ tiến công như vậy, Trung Quốc sẽ tiêu thụ từ 1.000 đến 1.200 tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn; và kho tên lửa loại này của Trung Quốc sẽ hoàn toàn cạn kiệt trong vòng chưa đầy hai ngày, nhưng chỉ tấn công được ba sân bay và các mục tiêu quân sự lớn khác chưa được giải quyết. Ảnh: Tên lửa tầm ngắn DF-15 Trung Quốc.Huang Guozhi, biên tập viên cao cấp của Tạp chí quân sự Trung Quốc "Vũ khí hiện đại" chỉ ra rằng, quốc gia có quân đội thiện chiến, nhiều kinh nghiệm tại vùng cao nguyên không phải là quân đội Mỹ, Nga hay phương Tây; mà đó chính là quân đội Ấn Độ.Huang Guozhi chỉ ra rằng, về mặt trang bị, quân đội Ấn Độ đã trang bị một số lượng lớn vũ khí chiến đấu chính, thích nghi với môi trường chiến đấu trên cao nguyên, thông qua việc mua sắm từ nước ngoài và tự nghiên cứu, phát triển trong nước.Ví dụ, hiện nay Quân đội Ấn Độ đang được trang bị loại trực thăng hạng nhẹ HAL Dhruv do công ty hàng không Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của Ấn Độ phát triển và sản xuất, có thể cung cấp đồ tiếp tế khẩn cấp cho những khu vực ở vùng núi cao trong điều kiện tuyết rơi dày.Ngoài ra, để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của địa hình cao nguyên, trong những năm gần đây, quân đội Ấn Độ đã quyết định mua một loạt súng trường bắn tỉa cỡ lớn và trung bình từ nước ngoài để trang bị cho lực lượng chiến đấu ở miền sơn cước. Ảnh: Một lính bắn tỉa của Quân đội Ấn Độ sử dụng súng bắn tỉa M95 do Mỹ sản xuất.Trong cuộc xung đột biên giới Trung-Ấn năm 1962, khi đó Trung Quốc chủ động tấn công Ấn Độ vào nhiều địa điểm khác nhau ở khu vực Ladakh, để rồi sau đúng 1 tháng (10-11/1962), Trung Quốc tuyên bố chiến thắng, rút quân khỏi hầu hết các điểm đánh chiếm được.Bằng chiến thuật này họ đã thành công trong việc bảo vệ vùng lãnh thổ, làm suy yếu, trừng phạt và kết thúc những nỗ lực của Ấn Độ kiểm soát Tây Tạng mà không cho phép các cường quốc khác (Liên Xô, Mỹ) lợi dụng tình hình để "đắc lợi".Tuy nhiên với sự chuẩn bị kỹ càng và rút kinh nghiệm từ những bài học trong quá khứ, Ấn Độ sẽ không để cho Trung Quốc có chiến thắng dễ dàng như trong cuộc chiến năm 1962.
Video Trung - Ấn giãn quân sau đụng độ biên giới, châu Á căng thẳng - Nguồn: VTC NOW
Tình hình biên giới Ấn Độ và Trung Quốc bất ngờ leo thang, khi binh sĩ hai bên đều thiệt mạng trong các cuộc chiến đấu tay không và ném đá nhau. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên cho biết, binh sĩ Ấn Độ đã vượt qua đường biên giới 2 lần trong ngày 15/6, “khiêu khích và tấn công quân nhân Trung Quốc, dẫn đến một cuộc đối đầu nghiêm trọng giữa lực lượng biên phòng hai bên”.
Đây là những trường hợp binh sĩ tử vong đầu tiên trong giao tranh ở khu vực biên giới Ấn Độ - Trung Quốc kể từ năm 1975. Nhưng xa hơn là cuộc xung đột Trung - Ấn vào năm 1962, khi đó Quân đội Ấn Độ đã thất bại nặng nề trong cuộc đối đầu với Quân đội Trung Quốc.
Theo một báo cáo có tựa đề "Nghiên cứu của Mỹ giải thích các lợi thế thông thường của Ấn Độ so với Trung Quốc", xuất bản vào ngày 9/6 của tình báo Mỹ, đánh giá Ấn Độ có thể đương đầu với Trung Quốc hay không? Hay họ sẽ lặp lại những sai lầm của năm 1962? Ảnh: Quân đội Trung Quốc tải đạn trong cuộc chiến với Ấn Độ năm 1962.
Báo cáo này đã phân tích và chỉ rõ, năm 2020 Ấn Độ đã có những lợi thế khác hoàn toàn với năm 1962. Nghiên cứu của Mỹ ước tính rằng, tổng quân số của Ấn Độ gần khu vực biên giới Trung Quốc-Ấn Độ là khoảng 225.000; trong khi quân số chiến khu Tây (gồm Tân Cương và Tây Tạng) của Trung Quốc là khoảng 200.000 đến 230.000. Ảnh: Trực thăng vũ trang AH-64 của quân đội Ấn Độ.
Nghiên cứu cho thấy, hầu hết quân đội Trung Quốc đóng quân ở xa biên giới Ấn Độ. Điều này trái ngược hoàn toàn với việc hầu hết quân đội của Ấn Độ triển khai tiền tuyến của quân đội Ấn Độ chỉ thực hiện một nhiệm vụ phòng thủ duy nhất.
Cũng theo báo cáo của Mỹ, hiện nay cũng có một khoảng cách về số lượng máy bay chiến đấu ở khu vực biên giới giữa Trung Quốc và Ấn Độ. Trung Quốc có tổng cộng khoảng 101 máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư tại Chiến khu Tây, và Ấn Độ có khoảng 122 máy bay chiến đấu tại biên giới giáp Trung Quốc. Ảnh: Máy bay chiến đấu Su-30 MKI của Ấn Độ.
Bản báo cáo của tình báo Mỹ cũng chỉ rõ, mặc dù Trung Quốc có lực lượng tên lửa đất đối đất vượt trội, nhưng Trung Quốc không có khả năng khắc phục ngay những thiếu sót của không quân. Nếu Không quân Trung Quốc tấn công ba sân bay của Ấn Độ, mỗi ngày họ sẽ cần 660 tên lửa đạn đạo để phá hủy đường băng. Ảnh: Tên lửa tầm ngắn DF-15 Trung Quốc.
Với mức độ tiến công như vậy, Trung Quốc sẽ tiêu thụ từ 1.000 đến 1.200 tên lửa đạn đạo tầm trung và tầm ngắn; và kho tên lửa loại này của Trung Quốc sẽ hoàn toàn cạn kiệt trong vòng chưa đầy hai ngày, nhưng chỉ tấn công được ba sân bay và các mục tiêu quân sự lớn khác chưa được giải quyết. Ảnh: Tên lửa tầm ngắn DF-15 Trung Quốc.
Huang Guozhi, biên tập viên cao cấp của Tạp chí quân sự Trung Quốc "Vũ khí hiện đại" chỉ ra rằng, quốc gia có quân đội thiện chiến, nhiều kinh nghiệm tại vùng cao nguyên không phải là quân đội Mỹ, Nga hay phương Tây; mà đó chính là quân đội Ấn Độ.
Huang Guozhi chỉ ra rằng, về mặt trang bị, quân đội Ấn Độ đã trang bị một số lượng lớn vũ khí chiến đấu chính, thích nghi với môi trường chiến đấu trên cao nguyên, thông qua việc mua sắm từ nước ngoài và tự nghiên cứu, phát triển trong nước.
Ví dụ, hiện nay Quân đội Ấn Độ đang được trang bị loại trực thăng hạng nhẹ HAL Dhruv do công ty hàng không Hindustan Aeronautics Limited (HAL) của Ấn Độ phát triển và sản xuất, có thể cung cấp đồ tiếp tế khẩn cấp cho những khu vực ở vùng núi cao trong điều kiện tuyết rơi dày.
Ngoài ra, để đáp ứng các yêu cầu đặc biệt của địa hình cao nguyên, trong những năm gần đây, quân đội Ấn Độ đã quyết định mua một loạt súng trường bắn tỉa cỡ lớn và trung bình từ nước ngoài để trang bị cho lực lượng chiến đấu ở miền sơn cước. Ảnh: Một lính bắn tỉa của Quân đội Ấn Độ sử dụng súng bắn tỉa M95 do Mỹ sản xuất.
Trong cuộc xung đột biên giới Trung-Ấn năm 1962, khi đó Trung Quốc chủ động tấn công Ấn Độ vào nhiều địa điểm khác nhau ở khu vực Ladakh, để rồi sau đúng 1 tháng (10-11/1962), Trung Quốc tuyên bố chiến thắng, rút quân khỏi hầu hết các điểm đánh chiếm được.
Bằng chiến thuật này họ đã thành công trong việc bảo vệ vùng lãnh thổ, làm suy yếu, trừng phạt và kết thúc những nỗ lực của Ấn Độ kiểm soát Tây Tạng mà không cho phép các cường quốc khác (Liên Xô, Mỹ) lợi dụng tình hình để "đắc lợi".
Tuy nhiên với sự chuẩn bị kỹ càng và rút kinh nghiệm từ những bài học trong quá khứ, Ấn Độ sẽ không để cho Trung Quốc có chiến thắng dễ dàng như trong cuộc chiến năm 1962.
Video Trung - Ấn giãn quân sau đụng độ biên giới, châu Á căng thẳng - Nguồn: VTC NOW