Lực lượng trực thăng săn ngầm của Ấn Độ đang ngày càng tụt hậu, họ vẫn sử dụng các phi đội trực thăng Sea King Mk42B/C và Ka-28 để thực hiện nhiệm vụ chống ngầm. Điều này khiến giới quan sát đánh giá là không đủ hiệu quả trong bối cảnh hiện nay.Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực phi đội trực thăng chống ngầm là nhiệm vụ hết sức cần thiết khi mà nguy cơ tiềm ẩn xung đột giữa Ấn Độ với người láng giềng Trung Quốc vẫn lởn vởn.Phó đô đốc Atul Kumar Jain của hải quân Ấn Độ cho biết, đầu quý II năm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê chuẩn thương vụ cho phép New Delhi mua 24 trực thăng MH-60R Seahawk trị giá 2,6 tỷ USD.24 trực thăng MH-60R sẽ giúp nâng cao đáng kể sức mạnh tác chiến chống ngầm cho Hải quân Ấn Độ, trong bối cảnh Trung Quốc đang mở rộng sự hiện diện ở Ấn Độ Dương, khu vực vốn được xem là "sân sau" của Ấn Độ.Thương vụ này còn bao gồm 30 radar đa chế độ APS-153 (V), 60 động cơ turboshaft General Electric T700-GE-401C, 24 hệ thống tần số thấp trên không (ALFS), 100 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, 38 rocket có điều khiển APKWS, 70 thiết bị nhìn đêm AN/AVS-9, cùng các trang thiết bị phụ trợ khác.Trực thăng săn ngầm MH-60R Seahawk là biến thể của mẫu trực thăng hải quân SH-60 Seahawk, nó còn được biết đến với tên gọi "gói nâng cấp LAMPS Mark III Block II" được phát triển từ năm 1993.Đó là sự kết hợp các đặc điểm ưu việt giữa 2 biến thể SH-60B và SH-60F, nâng cấp mạnh hệ thống điện tử hàng không cho phép đảm nhiệm nhiệm vụ đa dạng hơn bên cạnh khả năng chống ngầm.Phiên bản này được tối ưu hóa cho nhiệm vụ tác chiến chống ngầm, chống tàu mặt nước, hỗ trợ chi viện hỏa lực, tìm kiếm cứu nạn, chuyển tiếp thông tin và hỗ trợ hậu cần.MH-60R được trang bị cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại (FLIR) phía trước mũi, một radar khẩu độ tổng hợp dưới buồng lái có khả năng phát hiện các mục tiêu nhỏ trên mặt nước, cùng cảm biến dò tìm và phát hiện tàu ngầm.Cụ thể, máy bay được trang bị hệ thống radar đa chế độ AN/APS-147, trạm trinh sát hồng ngoại MTS-FLIR, hệ thống sonar chủ động....Để dò tìm tàu ngầm, trực thăng sẽ thả hệ thống định vị thủy âm AN/AQS-22 xuống dưới nước bằng dây cáp, sau đó phát tín hiệu siêu âm để dò tìm tàu ngầm đối phương.Trực thăng sẽ duy trì trạng thái đứng yên trong quá trình phát sóng tìm tàu ngầm, sau đó sẽ thu hồi dây cáp và thả xuống để tìm kiếm ở khu vực khác.Một phương pháp dò tìm tàu ngầm khác là thả phao định vị thủy âm được lắp ở bên hông trực thăng.Những phao này khi thả xuống nước sẽ phát sóng dò tìm tàu ngầm và gửi tín hiệu thu được về tàu thông qua liên lạc vệ tinh.Khả năng vũ trang của MH-60R rất ấn tượng. Nó có thể mang theo 8 tên lửa AGM-114 Hellfire hoặc các tên lửa có tính năng tương đương, ngoài ra còn trang bị 3 ngư lôi hạng nhẹ Mk50 hoặc Mk46, súng máy 7,62 mm bên hông phải để tự vệ.Tên lửa Hellfire được dùng để đối phó với tàu chiến mặt nước cỡ nhỏ, trong khi ngư lôi có thể nhấn chìm bất kỳ tàu ngầm hoặc chiến hạm nổi nào.MH-60R được chế tạo với khả năng chịu được hỏa lực nhỏ và đạn nổ mạnh cỡ trung bình. Bình xăng được bọc giáp đề phòng trường hợp bị bắn thủng. Cánh quạt rotor chính có thể chịu được đạn 23 mm.Để cơ động, trực thăng MH-60R được trang bị 2 động cơ turboshaft General Electric T700-GE-401C, công suất 1.890 mã lực/động cơ, tốc độ tối đa 270 km/h, phạm vi hoạt động 834 km.Trực thăng được vận hành bởi phi hành đoàn 3 người.Giới phân tích quân sự đánh giá đây là một trong những trực thăng hàng hải đa năng tốt nhất thế giới. Trực thăng này đã được xuất khẩu cho 14 quốc gia trên thế giới ngoài Mỹ.
Lực lượng trực thăng săn ngầm của Ấn Độ đang ngày càng tụt hậu, họ vẫn sử dụng các phi đội trực thăng Sea King Mk42B/C và Ka-28 để thực hiện nhiệm vụ chống ngầm. Điều này khiến giới quan sát đánh giá là không đủ hiệu quả trong bối cảnh hiện nay.
Chính vì vậy, việc nâng cao năng lực phi đội trực thăng chống ngầm là nhiệm vụ hết sức cần thiết khi mà nguy cơ tiềm ẩn xung đột giữa Ấn Độ với người láng giềng Trung Quốc vẫn lởn vởn.
Phó đô đốc Atul Kumar Jain của hải quân Ấn Độ cho biết, đầu quý II năm nay, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê chuẩn thương vụ cho phép New Delhi mua 24 trực thăng MH-60R Seahawk trị giá 2,6 tỷ USD.
24 trực thăng MH-60R sẽ giúp nâng cao đáng kể sức mạnh tác chiến chống ngầm cho Hải quân Ấn Độ, trong bối cảnh Trung Quốc đang mở rộng sự hiện diện ở Ấn Độ Dương, khu vực vốn được xem là "sân sau" của Ấn Độ.
Thương vụ này còn bao gồm 30 radar đa chế độ APS-153 (V), 60 động cơ turboshaft General Electric T700-GE-401C, 24 hệ thống tần số thấp trên không (ALFS), 100 tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire, 38 rocket có điều khiển APKWS, 70 thiết bị nhìn đêm AN/AVS-9, cùng các trang thiết bị phụ trợ khác.
Trực thăng săn ngầm MH-60R Seahawk là biến thể của mẫu trực thăng hải quân SH-60 Seahawk, nó còn được biết đến với tên gọi "gói nâng cấp LAMPS Mark III Block II" được phát triển từ năm 1993.
Đó là sự kết hợp các đặc điểm ưu việt giữa 2 biến thể SH-60B và SH-60F, nâng cấp mạnh hệ thống điện tử hàng không cho phép đảm nhiệm nhiệm vụ đa dạng hơn bên cạnh khả năng chống ngầm.
Phiên bản này được tối ưu hóa cho nhiệm vụ tác chiến chống ngầm, chống tàu mặt nước, hỗ trợ chi viện hỏa lực, tìm kiếm cứu nạn, chuyển tiếp thông tin và hỗ trợ hậu cần.
MH-60R được trang bị cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu hồng ngoại (FLIR) phía trước mũi, một radar khẩu độ tổng hợp dưới buồng lái có khả năng phát hiện các mục tiêu nhỏ trên mặt nước, cùng cảm biến dò tìm và phát hiện tàu ngầm.
Cụ thể, máy bay được trang bị hệ thống radar đa chế độ AN/APS-147, trạm trinh sát hồng ngoại MTS-FLIR, hệ thống sonar chủ động....
Để dò tìm tàu ngầm, trực thăng sẽ thả hệ thống định vị thủy âm AN/AQS-22 xuống dưới nước bằng dây cáp, sau đó phát tín hiệu siêu âm để dò tìm tàu ngầm đối phương.
Trực thăng sẽ duy trì trạng thái đứng yên trong quá trình phát sóng tìm tàu ngầm, sau đó sẽ thu hồi dây cáp và thả xuống để tìm kiếm ở khu vực khác.
Một phương pháp dò tìm tàu ngầm khác là thả phao định vị thủy âm được lắp ở bên hông trực thăng.
Những phao này khi thả xuống nước sẽ phát sóng dò tìm tàu ngầm và gửi tín hiệu thu được về tàu thông qua liên lạc vệ tinh.
Khả năng vũ trang của MH-60R rất ấn tượng. Nó có thể mang theo 8 tên lửa AGM-114 Hellfire hoặc các tên lửa có tính năng tương đương, ngoài ra còn trang bị 3 ngư lôi hạng nhẹ Mk50 hoặc Mk46, súng máy 7,62 mm bên hông phải để tự vệ.
Tên lửa Hellfire được dùng để đối phó với tàu chiến mặt nước cỡ nhỏ, trong khi ngư lôi có thể nhấn chìm bất kỳ tàu ngầm hoặc chiến hạm nổi nào.
MH-60R được chế tạo với khả năng chịu được hỏa lực nhỏ và đạn nổ mạnh cỡ trung bình. Bình xăng được bọc giáp đề phòng trường hợp bị bắn thủng. Cánh quạt rotor chính có thể chịu được đạn 23 mm.
Để cơ động, trực thăng MH-60R được trang bị 2 động cơ turboshaft General Electric T700-GE-401C, công suất 1.890 mã lực/động cơ, tốc độ tối đa 270 km/h, phạm vi hoạt động 834 km.
Trực thăng được vận hành bởi phi hành đoàn 3 người.
Giới phân tích quân sự đánh giá đây là một trong những trực thăng hàng hải đa năng tốt nhất thế giới. Trực thăng này đã được xuất khẩu cho 14 quốc gia trên thế giới ngoài Mỹ.