Nhằm đáp ứng nhu cầu cải tiến mẫu và màu sắc cho quân phục nguỵ trang nhằm thay thế mẫu K-07 đã ra đời từ 10 năm trước còn nhiều nhược điểm, Quân đội Việt Nam hiện nay đã công bố loại quân phục dã chiến K-19 kiểu mới với nhiều ưu điểm nổi bật, đang được thử nghiệm trong một số đơn vị trên toàn quân và các đội tuyển quân đội ta khi ra nước ngoài thi đấu. Ảnh: Các mẫu quân phục K-19 bao gồm (từ trái qua phải): Phòng không-Không quân, Biên phòng, Lục quân, Cảnh sát biển và Hải quân.K-19 được may bằng loại vải mới, có nhiều cải tiến hơn so với loại vải K-07 cũ, cho độ thoáng cao, mát mẻ, tạo cảm giác thoải mái hơn cho người lính. Cộng với đó là áp dụng các công nghệ nhuộm vải, in màu kiểu mới cho phép có độ bền màu cao, không phai sau nhiều lần giặt như K-07, khó rách trong các trường hợp đặc thù trên chiến trường, có tính phù hợp cao đối với chiến sĩ của quân đội Việt Nam. Ảnh: Vải rằn ri dùng để may quân phục K-19 tại nhà máy.Quân phục nguỵ trang K-19 sử dụng kiểu hoạ tiết ERDL cải tiến thu nhỏ từ các mảng nguỵ trang cỡ lớn kiểu Woodland trên quân phục K-07. Phổ biến nhất là K-19 Lục quân với mảng màu xanh đậm chủ yếu, kết hợp cùng hoạ tiết xanh nhạt, tím than và nâu đỏ một cách hài hoà, tạo tính nguỵ trang cao và hiệu quả. Ảnh: Khối chiến sĩ với quân phục K-19 kiểu mới (từ trái qua phải) bao gồm: Lục quân, Biên phòng, Cảnh sát biển và Đặc công.Lực lượng Hải quân sử dụng màu chủ đạo là xanh nước biển đậm, kết hợp với các hoạ tiết màu nâu, xanh nhạt và tím than. Trên cơ sở bộ K-19 Hải quân, K-19 Cảnh sát biển giữ nguyên màu xanh đậm chủ đạo, thay đổi hoạ tiết nâu sang xanh nhạt. Về bộ K-19 Phòng không-Không quân, sử dụng màu sắc chủ đạo là xanh da trời, cùng các mảng màu hoạ tiết nâu nhạt, xanh nước biển nhạt và tím than. Ảnh: Cận cảnh các mẫu K-19 của quân, binh chủng (từ trái sang): Cảnh sát biển, Hải quân, Phòng không-Không quân, Lục quân.Về quân phục K-19 Biên phòng vô cùng đặc biệt, sử dụng chủ đạo bằng màu xanh lá cây tươi, phù hợp với nguỵ trang trong khu vực cỏ thấp và rừng nhiệt đới trẻ, kết hợp cùng các mảng hoạ tiết nhỏ màu nâu, xanh lá đậm, nhạt tạo tính nguỵ trang đặc thù rất cao trong môi trường tác chiến. Ảnh: Quân phục K-19 Biên phòng kiểu mới.Đặc biệt, Lực lượng Đặc công sẽ bỏ kiểu hoạ tiết da báo đặc trưng của mình, quay lại sử dụng hoạ tiết nguỵ trang chung với Lục quân, chỉ còn phân biệt qua quân hàm kết hợp. Điều này là cải tiến vô cùng hợp lý, giúp kẻ địch không thể nào phân biệt được lực lượng đặc biệt tinh nhuệ hay là lực lượng thông thường của ta trong tình huống tác chiến thực tế, đảm bảo tính bí mật cũng như đồng bộ cao. Quân phục K-19 Đặc công loại bỏ dây đeo cầu vai hai bên, khác với K-19 Lục quân. Ảnh: Cận cảnh bộ quân phục dã chiến K-19 Đặc công.Quân phục K-19 có kiểu dáng thiết kế hiện đại, tạo tính thoải mái cho người lính khi hoạt động, cùng với việc may ôm cơ thể, có nhiều kích cỡ phù hợp, vừa vặn, tránh rộng quá kích cỡ tạo sự luộm thuộm, tạo tính thẩm mỹ cao, nâng cao tác phong của người lính. Đây là một điểm cải tiến cực kỳ đáng chú ý so với quân phục K-07 cũ dù cho ít được quan tâm tới. Ảnh: Chiến sĩ hành quân với quân phục K-19 mới.Hiện nay, quân phục K-19 đã được cấp phát số lượng lớn để thử nghiệm trong nhiều đơn vị, có một sự phản hồi vô cùng tích cực. Cùng với đó, quân đội ta cũng đã trang bị quân phục dã chiến K-19 cho các đội tuyển đi thi Hội thao Quân sự Quốc tế ARMY Games từ năm 2019 để đánh giá tính năng quân phục cũng như để người lính có thể phản hồi qua quá trình thực tế thi đấu. Ảnh: Đội tuyển xe tăng Việt Nam tại Tank Biathlon 2020 với quân phục K-19.Nhìn trên những hình ảnh công bố, ta có thể thấy được rằng tính nguỵ trang của K-19 Lục quân là rất tốt, phù hợp với kiểu địa hình rừng già, rừng nhiệt đới, khu vực đất đỏ, rừng xen lẫn đặc trưng của Việt Nam. Việc thu nhỏ mảng nguỵ trang giúp chiến sĩ có thể khó bị phát hiện hơn khi ẩn nấp ở cự ly gần bởi các loại phương tiện trinh sát hoặc mắt thường của đối phương, tạo tính thực chiến và ứng dụng cao trong chiến đấu. Ảnh: Chiến sĩ đội tuyển bắn tỉa Việt Nam luyện tập ở Belarus, có thể thấy bộ K-19 anh mặc hoà lẫn với địa hình cây cối phía sau.Ngoài ra, quân phục K-19 còn áp dụng một số điểm nổi bật như cúc giữ ống tay áo khi săn lên, bảng tên sử dụng màu nguỵ trang đồng bộ với áo, cả chiến sĩ và sĩ quan đều sử dụng áo nguỵ trang có 4 túi hộp: 2 trên 2 dưới, trong khi ở các mẫu trước dùng áo 2 túi cho chiến sĩ và 4 túi chỉ cho sĩ quan. Ngoài ra việc áp dụng công nghệ nhuộm vải kiểu mới cũng giúp áo có độ bền màu cực tốt, vượt trội các mẫu cũ. Ảnh: Cán bộ chỉ huy cấp cao chỉ đạo diễn tập với quân phục K-19 mới dành cho cấp tướng và tá.Dù vậy, K-19 vẫn còn một số nhược điểm có thể nâng cấp trong tương lai, đó là sử dụng quân hàm kết hợp kiểu cài cũ mà không sử dụng kiểu Verclo như trên quân phục K-17 kiểu mới, cúc tay áo cũng dùng bằng nút bấm kim loại kiểu cũ. Dẫu vậy, đây là những điểm nhỏ, có thể thay đổi trong các mẫu K-19 xuất xưởng vào các đợt sau. Ảnh: Chiến sĩ bắn tỉa Việt Nam với quân phục K-19 mới.Có thể nói rằng, quân phục dã chiến K-19 mới là một mẫu quân phục nguỵ trang tốt, có kiểu dáng hiện đại, đạt hiệu quả tác chiến cao và mang nhiều đặc điểm thân thiện với chiến sĩ. Hi vọng trong thời gian tới, sau khi hoàn thành các quá trình thử nghiệm, loại quân phục mới này sẽ được cấp phát đại trà, tạo tính đồng bộ cao trong quân đội ta. Ảnh: Chiến sĩ bắn tỉa với quân phục nguỵ trang K-19. Video Quân phục Quân đội Việt Nam: Góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu - Nguồn: QPVN
Nhằm đáp ứng nhu cầu cải tiến mẫu và màu sắc cho quân phục nguỵ trang nhằm thay thế mẫu K-07 đã ra đời từ 10 năm trước còn nhiều nhược điểm, Quân đội Việt Nam hiện nay đã công bố loại quân phục dã chiến K-19 kiểu mới với nhiều ưu điểm nổi bật, đang được thử nghiệm trong một số đơn vị trên toàn quân và các đội tuyển quân đội ta khi ra nước ngoài thi đấu. Ảnh: Các mẫu quân phục K-19 bao gồm (từ trái qua phải): Phòng không-Không quân, Biên phòng, Lục quân, Cảnh sát biển và Hải quân.
K-19 được may bằng loại vải mới, có nhiều cải tiến hơn so với loại vải K-07 cũ, cho độ thoáng cao, mát mẻ, tạo cảm giác thoải mái hơn cho người lính. Cộng với đó là áp dụng các công nghệ nhuộm vải, in màu kiểu mới cho phép có độ bền màu cao, không phai sau nhiều lần giặt như K-07, khó rách trong các trường hợp đặc thù trên chiến trường, có tính phù hợp cao đối với chiến sĩ của quân đội Việt Nam. Ảnh: Vải rằn ri dùng để may quân phục K-19 tại nhà máy.
Quân phục nguỵ trang K-19 sử dụng kiểu hoạ tiết ERDL cải tiến thu nhỏ từ các mảng nguỵ trang cỡ lớn kiểu Woodland trên quân phục K-07. Phổ biến nhất là K-19 Lục quân với mảng màu xanh đậm chủ yếu, kết hợp cùng hoạ tiết xanh nhạt, tím than và nâu đỏ một cách hài hoà, tạo tính nguỵ trang cao và hiệu quả. Ảnh: Khối chiến sĩ với quân phục K-19 kiểu mới (từ trái qua phải) bao gồm: Lục quân, Biên phòng, Cảnh sát biển và Đặc công.
Lực lượng Hải quân sử dụng màu chủ đạo là xanh nước biển đậm, kết hợp với các hoạ tiết màu nâu, xanh nhạt và tím than. Trên cơ sở bộ K-19 Hải quân, K-19 Cảnh sát biển giữ nguyên màu xanh đậm chủ đạo, thay đổi hoạ tiết nâu sang xanh nhạt. Về bộ K-19 Phòng không-Không quân, sử dụng màu sắc chủ đạo là xanh da trời, cùng các mảng màu hoạ tiết nâu nhạt, xanh nước biển nhạt và tím than. Ảnh: Cận cảnh các mẫu K-19 của quân, binh chủng (từ trái sang): Cảnh sát biển, Hải quân, Phòng không-Không quân, Lục quân.
Về quân phục K-19 Biên phòng vô cùng đặc biệt, sử dụng chủ đạo bằng màu xanh lá cây tươi, phù hợp với nguỵ trang trong khu vực cỏ thấp và rừng nhiệt đới trẻ, kết hợp cùng các mảng hoạ tiết nhỏ màu nâu, xanh lá đậm, nhạt tạo tính nguỵ trang đặc thù rất cao trong môi trường tác chiến. Ảnh: Quân phục K-19 Biên phòng kiểu mới.
Đặc biệt, Lực lượng Đặc công sẽ bỏ kiểu hoạ tiết da báo đặc trưng của mình, quay lại sử dụng hoạ tiết nguỵ trang chung với Lục quân, chỉ còn phân biệt qua quân hàm kết hợp. Điều này là cải tiến vô cùng hợp lý, giúp kẻ địch không thể nào phân biệt được lực lượng đặc biệt tinh nhuệ hay là lực lượng thông thường của ta trong tình huống tác chiến thực tế, đảm bảo tính bí mật cũng như đồng bộ cao. Quân phục K-19 Đặc công loại bỏ dây đeo cầu vai hai bên, khác với K-19 Lục quân. Ảnh: Cận cảnh bộ quân phục dã chiến K-19 Đặc công.
Quân phục K-19 có kiểu dáng thiết kế hiện đại, tạo tính thoải mái cho người lính khi hoạt động, cùng với việc may ôm cơ thể, có nhiều kích cỡ phù hợp, vừa vặn, tránh rộng quá kích cỡ tạo sự luộm thuộm, tạo tính thẩm mỹ cao, nâng cao tác phong của người lính. Đây là một điểm cải tiến cực kỳ đáng chú ý so với quân phục K-07 cũ dù cho ít được quan tâm tới. Ảnh: Chiến sĩ hành quân với quân phục K-19 mới.
Hiện nay, quân phục K-19 đã được cấp phát số lượng lớn để thử nghiệm trong nhiều đơn vị, có một sự phản hồi vô cùng tích cực. Cùng với đó, quân đội ta cũng đã trang bị quân phục dã chiến K-19 cho các đội tuyển đi thi Hội thao Quân sự Quốc tế ARMY Games từ năm 2019 để đánh giá tính năng quân phục cũng như để người lính có thể phản hồi qua quá trình thực tế thi đấu. Ảnh: Đội tuyển xe tăng Việt Nam tại Tank Biathlon 2020 với quân phục K-19.
Nhìn trên những hình ảnh công bố, ta có thể thấy được rằng tính nguỵ trang của K-19 Lục quân là rất tốt, phù hợp với kiểu địa hình rừng già, rừng nhiệt đới, khu vực đất đỏ, rừng xen lẫn đặc trưng của Việt Nam. Việc thu nhỏ mảng nguỵ trang giúp chiến sĩ có thể khó bị phát hiện hơn khi ẩn nấp ở cự ly gần bởi các loại phương tiện trinh sát hoặc mắt thường của đối phương, tạo tính thực chiến và ứng dụng cao trong chiến đấu. Ảnh: Chiến sĩ đội tuyển bắn tỉa Việt Nam luyện tập ở Belarus, có thể thấy bộ K-19 anh mặc hoà lẫn với địa hình cây cối phía sau.
Ngoài ra, quân phục K-19 còn áp dụng một số điểm nổi bật như cúc giữ ống tay áo khi săn lên, bảng tên sử dụng màu nguỵ trang đồng bộ với áo, cả chiến sĩ và sĩ quan đều sử dụng áo nguỵ trang có 4 túi hộp: 2 trên 2 dưới, trong khi ở các mẫu trước dùng áo 2 túi cho chiến sĩ và 4 túi chỉ cho sĩ quan. Ngoài ra việc áp dụng công nghệ nhuộm vải kiểu mới cũng giúp áo có độ bền màu cực tốt, vượt trội các mẫu cũ. Ảnh: Cán bộ chỉ huy cấp cao chỉ đạo diễn tập với quân phục K-19 mới dành cho cấp tướng và tá.
Dù vậy, K-19 vẫn còn một số nhược điểm có thể nâng cấp trong tương lai, đó là sử dụng quân hàm kết hợp kiểu cài cũ mà không sử dụng kiểu Verclo như trên quân phục K-17 kiểu mới, cúc tay áo cũng dùng bằng nút bấm kim loại kiểu cũ. Dẫu vậy, đây là những điểm nhỏ, có thể thay đổi trong các mẫu K-19 xuất xưởng vào các đợt sau. Ảnh: Chiến sĩ bắn tỉa Việt Nam với quân phục K-19 mới.
Có thể nói rằng, quân phục dã chiến K-19 mới là một mẫu quân phục nguỵ trang tốt, có kiểu dáng hiện đại, đạt hiệu quả tác chiến cao và mang nhiều đặc điểm thân thiện với chiến sĩ. Hi vọng trong thời gian tới, sau khi hoàn thành các quá trình thử nghiệm, loại quân phục mới này sẽ được cấp phát đại trà, tạo tính đồng bộ cao trong quân đội ta. Ảnh: Chiến sĩ bắn tỉa với quân phục nguỵ trang K-19.
Video Quân phục Quân đội Việt Nam: Góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu - Nguồn: QPVN