Quân phục ngụy trang là trang bị không thể thiếu đối với mỗi người lính, cùng với xu thế phát triển chung của thế giới, quân đội các nước ASEAN cũng không để mình bị tụt lại. Ngày nay, tất cả các quốc gia trong khối đều đã đại trà quân phục ngụy trang cho chiến sĩ, với từng đặc thù tác chiến khác nhau mà mỗi nước phát triển các kiểu họa tiết, kiểu dáng quân phục khác nhau để phù hợp điều kiện hiện có. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quân phục ngụy trang của lục quân các nước ASEAN. Ảnh: Cán bộ cấp cao của đoàn quân đội các nước ASEAN chụp ảnh chung trong sự kiện AARM. Kể từ năm 2018, Quân đội Việt Nam đã bắt đầu đưa vào cấp phát cho chiến sĩ loại quân phục dã chiến K-17 mới nhằm thay thế cho mẫu quân phục K-07 Woodland kiểu cũ. Mẫu quân phục ngụy trang mới có nhiều điểm ưu việt hơn như thiết kế ôm cơ thể, tạo sự khỏe khoắn trong động tác, vừa vặn với người lính, may bằng loại vải cải tiến có độ bền màu cao, sử dụng các loại biển tên, tiết và ống tay dán bằng Verclo tiện lợi, có độ tùy biến cao. Ảnh: Chiến sĩ đội tuyển bắn súng quân dụng Việt Nam với quân phục dã chiến K-17. Quân phục K-17 sử dụng các dải ngụy trang cỡ nhỏ kết hợp trên nền xanh lá cây chủ đạo, cùng các màu nâu đỏ, xanh nhạt và tím than, bố trí theo chiều dọc hoặc ngang, có tác dụng ngụy trang cực kỳ tốt trong điều kiện tác chiến trên chiến trường rừng lá nhỏ, rừng trẻ, rừng thưa, đồng cỏ, trận địa bị cày xới,… và ẩn mình tốt trước các thiết bị trinh sát quang học của đối phương trong cả tầm gần và xa. Ảnh: Nữ chiến sĩ huấn luyện tác xạ súng AKM với quân phục dã chiến K-17.Tuy nhiên sang năm 2019, Quân đội Việt Nam tiếp tục đưa vào cấp phát thử nghiệm mẫu quân phục dã chiến K-19 kiểu mới. Mẫu quân phục này cũng sở hữu các điểm ưu việt của K-17 như thiết kế may ôm người chiến sĩ, độ bền màu tốt và thoáng mát cao, tuy nhiên nó lại chuyển sang sử dụng họa tiết kiể ERDL với màu xanh chủ đạo, kết hợp cùng các dải ngụy trang màu đỏ nâu, anh nhạt và tím than. Loại quân phục này có điểm ưu việt là phù hợp ngụy trang với địa hình rừng rậm rạp, rừng già và có cách phối màu khá hài hòa. Ảnh: Chiến sĩ đội tuyển xe tăng Việt Nam tại ARMY Games 2020 với quân phục K-19 kiểu mới.Về lực lượng đặc biệt, hiện nay Đặc công Việt Nam đang sử dụng mẫu quân phục da báo kiểu họa tiết Duck Hunter đặc trưng. Đặc điểm của loại quân phục này cũng là sử dụng các mảng họa tiết ngụy trang nhỏ trên nền màu vàng nhạt chủ đạo, có tác dụng ngụy trang tốt ở địa hình bãi cỏ khô, địa hình bán hoang mạc,… và là điểm phân biệt dễ dàng nhận biết giữa chiến sĩ đặc công với các chiến sĩ thuộc quân binh chủng khác. Ảnh: Chiến sĩ đặc công với quân phục ngụy trang đặc trưng.Tiếp theo đó là người hàng xóm thân thiết, Quân đội Lào anh em đang trang bị cho người chiến sĩ bộ binh của mình loại quân phục dã chiến kiểu màu Woodland có nhiều nét tương đồng với quân phục K-07 cũ của Việt Nam. Tuy nhiên, quân phục bộ binh của Lào sử dụng nhiều mảng màu nâu làm chủ đạo xen lẫn màu vàng và xanh đậm. Đây là mẫu quân phục cực kỳ phù hợp với điều kiện tác chiến đất xen lẫn cây cối thưa và rừng rậm. Ảnh: Chiến sĩ bộ binh Lào với quân phục dã chiến kiểu Woodland.Khác với Việt Nam có một mẫu quân phục thống nhất cho toàn bộ các lực lượng lục quân trừ đặc công thì lực lượng Tăng - Thiết giáp Lào lại có loại quân phục riêng. Quân phục ngụy trang có thiết kế đơn giản với màu xanh đậm chủ đạo, kết hợp với các mảng màu nâu và tím than thưa thớt. Loại quân phục này cực kỳ phù hợp với những người lính tăng có đặc thù công việc tiếp xúc nhiều cùng máy móc, dễ bị bôi bẩn quần áo. Ảnh: Khối chiến sĩ lính Tăng - Thiết giáp Lào.Lào cũng sử dụng một loại quân phục dã chiến riêng dành cho lực lượng đặc biệt với các mảng màu Woodland thu nhỏ bố trí dày nhằm tăng khả năng ngụy trang trong điều kiện thực tế chiến đấu. Ảnh: Khối chiến sĩ đặc nhiệm Lào với súng tiểu liên Type-56-1.Quân đội Campuchia cũng giống quân đội Lào và quân đội Việt Nam trước đây, sử dụng đại trà mẫu quân phục dã chiến kiểu Woodland cho chiến sĩ bộ binh, mẫu quân phục của Campuchia có vẻ như lấy cảm hứng rất lớn từ mẫu quân phục M81 cũ của quân đội Mỹ. Nó có tính ngụy trang khá tốt đối với các khí tài quan sát tầm xa tuy nhiên hiệu quả lại khá hạn chế nếu bị nhìn gần bởi các mảng màu quá to. Ảnh: Khối chiến sĩ Campuchia với quân phục ngụy trang Woodland.Ngoài ra, lục quân Campuchia cũng sử dụng một số lượng lớn quân phục ngụy trang kiểu kỹ thuật số (Digital Camo). Đây chính là một biến thể đặc trưng của mẫu quân phục ngụy trang Type-07 mà Trung Quốc sản xuất và viện trợ cho Campuchia tuy nhiên bản thân quân đội của họ lại không dùng màu ngụy trang này. Ảnh: Biến thể Type-07 mà Trung Quốc chế tạo của quân đội Campuchia.Về lực lượng đặc biệt, Quân đội Campuchia đã trang bị cho họ loại quân phục dã chiến sử dụng họa tiết ngụy trang DPM đặc thù. Nhìn chung quân phục nhìn rất gọn gàng và bắt mắt, ôm người chiến sĩ đảm bảo vận động một cách dễ dàng. Chưa rõ đây là mẫu quân phục do Campuchia phát triển hay là hàng viện trợ. Ảnh: Lực lượng lính dù Campuchia với quân phục DPM đặc trưng.Quân đội Thái Lan là một quân đội có tính thống nhất về quân phục ngụy trang bộ binh cực cao. Họ sử dụng loại quân phục dã chiến họa tiết kỹ thuật số Digital Camo dựa trên quân phục kiểu ERDL cũ tạo khả năng ngụy trang cực kỳ tuyệt vời, với màu xanh đậm nền đặc trưng phối hợp cùng các mảng màu xanh nhạt, nâu đỏ và tím than vô cùng hiệu quả. Ảnh: Chiến sĩ Thái Lan với quân phục Digital Camo.Các binh sĩ Thái từ bộ binh cho tới Tăng - thiết giáp hay Pháo binh đều sử dụng chung kiểu quân phục ngụy trang này và nó là một biểu tương của họ. Nó cũng có những đặc điểm nổi bật như thoáng mát, thiết kế gọn gàng hiện đại, có độ hòa hợp với môi trường cao và đã được quân đội Thái Lan đưa vào sử dụng từ năm 2008 cho tới nay. Ảnh: Chiến sĩ Thái chụp hình cùng các tướng lĩnh quân đội cấp cao. Video Quân phục Quân đội Việt Nam: Góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu - Nguồn: QPVN
Quân phục ngụy trang là trang bị không thể thiếu đối với mỗi người lính, cùng với xu thế phát triển chung của thế giới, quân đội các nước ASEAN cũng không để mình bị tụt lại. Ngày nay, tất cả các quốc gia trong khối đều đã đại trà quân phục ngụy trang cho chiến sĩ, với từng đặc thù tác chiến khác nhau mà mỗi nước phát triển các kiểu họa tiết, kiểu dáng quân phục khác nhau để phù hợp điều kiện hiện có. Sau đây, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về quân phục ngụy trang của lục quân các nước ASEAN. Ảnh: Cán bộ cấp cao của đoàn quân đội các nước ASEAN chụp ảnh chung trong sự kiện AARM.
Kể từ năm 2018, Quân đội Việt Nam đã bắt đầu đưa vào cấp phát cho chiến sĩ loại quân phục dã chiến K-17 mới nhằm thay thế cho mẫu quân phục K-07 Woodland kiểu cũ. Mẫu quân phục ngụy trang mới có nhiều điểm ưu việt hơn như thiết kế ôm cơ thể, tạo sự khỏe khoắn trong động tác, vừa vặn với người lính, may bằng loại vải cải tiến có độ bền màu cao, sử dụng các loại biển tên, tiết và ống tay dán bằng Verclo tiện lợi, có độ tùy biến cao. Ảnh: Chiến sĩ đội tuyển bắn súng quân dụng Việt Nam với quân phục dã chiến K-17.
Quân phục K-17 sử dụng các dải ngụy trang cỡ nhỏ kết hợp trên nền xanh lá cây chủ đạo, cùng các màu nâu đỏ, xanh nhạt và tím than, bố trí theo chiều dọc hoặc ngang, có tác dụng ngụy trang cực kỳ tốt trong điều kiện tác chiến trên chiến trường rừng lá nhỏ, rừng trẻ, rừng thưa, đồng cỏ, trận địa bị cày xới,… và ẩn mình tốt trước các thiết bị trinh sát quang học của đối phương trong cả tầm gần và xa. Ảnh: Nữ chiến sĩ huấn luyện tác xạ súng AKM với quân phục dã chiến K-17.
Tuy nhiên sang năm 2019, Quân đội Việt Nam tiếp tục đưa vào cấp phát thử nghiệm mẫu quân phục dã chiến K-19 kiểu mới. Mẫu quân phục này cũng sở hữu các điểm ưu việt của K-17 như thiết kế may ôm người chiến sĩ, độ bền màu tốt và thoáng mát cao, tuy nhiên nó lại chuyển sang sử dụng họa tiết kiể ERDL với màu xanh chủ đạo, kết hợp cùng các dải ngụy trang màu đỏ nâu, anh nhạt và tím than. Loại quân phục này có điểm ưu việt là phù hợp ngụy trang với địa hình rừng rậm rạp, rừng già và có cách phối màu khá hài hòa. Ảnh: Chiến sĩ đội tuyển xe tăng Việt Nam tại ARMY Games 2020 với quân phục K-19 kiểu mới.
Về lực lượng đặc biệt, hiện nay Đặc công Việt Nam đang sử dụng mẫu quân phục da báo kiểu họa tiết Duck Hunter đặc trưng. Đặc điểm của loại quân phục này cũng là sử dụng các mảng họa tiết ngụy trang nhỏ trên nền màu vàng nhạt chủ đạo, có tác dụng ngụy trang tốt ở địa hình bãi cỏ khô, địa hình bán hoang mạc,… và là điểm phân biệt dễ dàng nhận biết giữa chiến sĩ đặc công với các chiến sĩ thuộc quân binh chủng khác. Ảnh: Chiến sĩ đặc công với quân phục ngụy trang đặc trưng.
Tiếp theo đó là người hàng xóm thân thiết, Quân đội Lào anh em đang trang bị cho người chiến sĩ bộ binh của mình loại quân phục dã chiến kiểu màu Woodland có nhiều nét tương đồng với quân phục K-07 cũ của Việt Nam. Tuy nhiên, quân phục bộ binh của Lào sử dụng nhiều mảng màu nâu làm chủ đạo xen lẫn màu vàng và xanh đậm. Đây là mẫu quân phục cực kỳ phù hợp với điều kiện tác chiến đất xen lẫn cây cối thưa và rừng rậm. Ảnh: Chiến sĩ bộ binh Lào với quân phục dã chiến kiểu Woodland.
Khác với Việt Nam có một mẫu quân phục thống nhất cho toàn bộ các lực lượng lục quân trừ đặc công thì lực lượng Tăng - Thiết giáp Lào lại có loại quân phục riêng. Quân phục ngụy trang có thiết kế đơn giản với màu xanh đậm chủ đạo, kết hợp với các mảng màu nâu và tím than thưa thớt. Loại quân phục này cực kỳ phù hợp với những người lính tăng có đặc thù công việc tiếp xúc nhiều cùng máy móc, dễ bị bôi bẩn quần áo. Ảnh: Khối chiến sĩ lính Tăng - Thiết giáp Lào.
Lào cũng sử dụng một loại quân phục dã chiến riêng dành cho lực lượng đặc biệt với các mảng màu Woodland thu nhỏ bố trí dày nhằm tăng khả năng ngụy trang trong điều kiện thực tế chiến đấu. Ảnh: Khối chiến sĩ đặc nhiệm Lào với súng tiểu liên Type-56-1.
Quân đội Campuchia cũng giống quân đội Lào và quân đội Việt Nam trước đây, sử dụng đại trà mẫu quân phục dã chiến kiểu Woodland cho chiến sĩ bộ binh, mẫu quân phục của Campuchia có vẻ như lấy cảm hứng rất lớn từ mẫu quân phục M81 cũ của quân đội Mỹ. Nó có tính ngụy trang khá tốt đối với các khí tài quan sát tầm xa tuy nhiên hiệu quả lại khá hạn chế nếu bị nhìn gần bởi các mảng màu quá to. Ảnh: Khối chiến sĩ Campuchia với quân phục ngụy trang Woodland.
Ngoài ra, lục quân Campuchia cũng sử dụng một số lượng lớn quân phục ngụy trang kiểu kỹ thuật số (Digital Camo). Đây chính là một biến thể đặc trưng của mẫu quân phục ngụy trang Type-07 mà Trung Quốc sản xuất và viện trợ cho Campuchia tuy nhiên bản thân quân đội của họ lại không dùng màu ngụy trang này. Ảnh: Biến thể Type-07 mà Trung Quốc chế tạo của quân đội Campuchia.
Về lực lượng đặc biệt, Quân đội Campuchia đã trang bị cho họ loại quân phục dã chiến sử dụng họa tiết ngụy trang DPM đặc thù. Nhìn chung quân phục nhìn rất gọn gàng và bắt mắt, ôm người chiến sĩ đảm bảo vận động một cách dễ dàng. Chưa rõ đây là mẫu quân phục do Campuchia phát triển hay là hàng viện trợ. Ảnh: Lực lượng lính dù Campuchia với quân phục DPM đặc trưng.
Quân đội Thái Lan là một quân đội có tính thống nhất về quân phục ngụy trang bộ binh cực cao. Họ sử dụng loại quân phục dã chiến họa tiết kỹ thuật số Digital Camo dựa trên quân phục kiểu ERDL cũ tạo khả năng ngụy trang cực kỳ tuyệt vời, với màu xanh đậm nền đặc trưng phối hợp cùng các mảng màu xanh nhạt, nâu đỏ và tím than vô cùng hiệu quả. Ảnh: Chiến sĩ Thái Lan với quân phục Digital Camo.
Các binh sĩ Thái từ bộ binh cho tới Tăng - thiết giáp hay Pháo binh đều sử dụng chung kiểu quân phục ngụy trang này và nó là một biểu tương của họ. Nó cũng có những đặc điểm nổi bật như thoáng mát, thiết kế gọn gàng hiện đại, có độ hòa hợp với môi trường cao và đã được quân đội Thái Lan đưa vào sử dụng từ năm 2008 cho tới nay. Ảnh: Chiến sĩ Thái chụp hình cùng các tướng lĩnh quân đội cấp cao.
Video Quân phục Quân đội Việt Nam: Góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu - Nguồn: QPVN