Tiêm kích tàng hình Trung Quốc bất ngờ được nhắc đến như là ứng viên sáng giá cho vị trí chiến đấu cơ chủ lực tương lai của Không quân UAE thay vì F-35 Lightning II của Mỹ hay Su-75 Checkmate do Nga chế tạo.Các chuyên gia đang hướng sự chú ý đến sắc thái đặc trưng của Dubai Airshow 2021. Đây là triển lãm hàng không quốc tế quy mô rất lớn, khai mạc vào ngày 14/11 tại thủ đô Dubai của quốc gia Ả Rập giàu có UAE.Một sắc thái đặc biệt là việc Mỹ không mang máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 của mình tới triển lãm lần này. Điều này dẫn tới dự đoán các vấn đề liên quan đến mong muốn của UAE để có được tiêm kích tàng hình đang được xác nhận.Nguồn thông tin từ trang Sina của Trung Quốc cũng như một số ấn phẩm Mỹ viết rằng sự vắng mặt của chiến đấu cơ đình đám F-35 tại Triển lãm hàng không Dubai "cho thấy bản thân Mỹ đang phải đối mặt với những vấn đề trong việc quảng bá tiêm kích của mình".Đồng thời Sina nhấn mạnh, những vấn đề này gắn liền với lập trường không khuất phục của Israel, khi Tel Aviv gây áp lực lớn lên Mỹ yêu cầu không bán F-35 cho UAE nhằm giữ vững ưu thế tuyệt đối về quân sự của họ.Trong khi đó các công ty quốc phòng Israel cũng lần đầu tiên tham gia triển lãm hàng không quốc tế tại UAE, họ đã mang sang những sản phẩm tiên tiến nhất của mình để chào hàng, đây là đường lối khá mâu thuẫn của Tel Aviv.Ngoài ra phái đoàn Mỹ ở Dubai "chưa hoàn thiện". Đặc biệt, không có giám đốc mua sắm của Lầu Năm Góc, và cụ thể là lực lượng không quân. Lý do là 11 tháng sau khi Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền nhiều vị trí hàng đầu, kể cả trong quân đội, vẫn bị bỏ trống.Tham mưu trưởng Không quân Mỹ - Tướng Brown đã trở thành quan chức quốc phòng hàng đầu của Washington xuất hiện tại Triển lãm Hàng không quốc tế Dubai 2021.Báo chí Trung Quốc viết rằng vấn đề nhân sự trong Lầu Năm Góc và sức ép từ Israel chưa cho phép Mỹ ký kết hợp đồng lớn cung cấp máy bay quân sự cho một số quốc gia vùng Vịnh, trong đó có UAE, bất chấp họ dự định sẽ mua khoảng 50 chiếc F-35.Trong bối cảnh đó, như đã nói, sự quan tâm của giới chức quân sự UAE đối với máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ năm do Nga sản xuất đang tăng lên đáng kể.Chuyên gia Loren Thompson - một nhà phân tích tại Viện Lexington của Mỹ nhấn mạnh rằng nếu không có tiêm kích F-35 của Mỹ tại triển lãm ở UAE, "Trung Quốc sẽ có cơ hội bán máy bay chiến đấu mới nhất của mình hơn là Nga".Lý do là bởi Không quân Trung Quốc đã tiếp nhận J-20 với số lượng lớn, trong khi đó tại Nga, nguồn cung cấp Su-57 vẫn còn hạn chế và chiếc Su-75 Checkmate một động cơ cho đến nay mới chỉ được trưng bày dưới dạng mô hình thử nghiệm.Quay sang Trung Quốc, có thể nước này chưa đồng ý xuất khẩu J-20 nhưng FC-31 (phiên bản thương mại của J-31) đã sẵn sàng, nó hoàn toàn đáp ứng đòi hỏi của UAE về một tiêm kích tàng hình hạng nhẹ tiên tiến với tính năng tương tự F-35.
Tiêm kích tàng hình Trung Quốc bất ngờ được nhắc đến như là ứng viên sáng giá cho vị trí chiến đấu cơ chủ lực tương lai của Không quân UAE thay vì F-35 Lightning II của Mỹ hay Su-75 Checkmate do Nga chế tạo.
Các chuyên gia đang hướng sự chú ý đến sắc thái đặc trưng của Dubai Airshow 2021. Đây là triển lãm hàng không quốc tế quy mô rất lớn, khai mạc vào ngày 14/11 tại thủ đô Dubai của quốc gia Ả Rập giàu có UAE.
Một sắc thái đặc biệt là việc Mỹ không mang máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 F-35 của mình tới triển lãm lần này. Điều này dẫn tới dự đoán các vấn đề liên quan đến mong muốn của UAE để có được tiêm kích tàng hình đang được xác nhận.
Nguồn thông tin từ trang Sina của Trung Quốc cũng như một số ấn phẩm Mỹ viết rằng sự vắng mặt của chiến đấu cơ đình đám F-35 tại Triển lãm hàng không Dubai "cho thấy bản thân Mỹ đang phải đối mặt với những vấn đề trong việc quảng bá tiêm kích của mình".
Đồng thời Sina nhấn mạnh, những vấn đề này gắn liền với lập trường không khuất phục của Israel, khi Tel Aviv gây áp lực lớn lên Mỹ yêu cầu không bán F-35 cho UAE nhằm giữ vững ưu thế tuyệt đối về quân sự của họ.
Trong khi đó các công ty quốc phòng Israel cũng lần đầu tiên tham gia triển lãm hàng không quốc tế tại UAE, họ đã mang sang những sản phẩm tiên tiến nhất của mình để chào hàng, đây là đường lối khá mâu thuẫn của Tel Aviv.
Ngoài ra phái đoàn Mỹ ở Dubai "chưa hoàn thiện". Đặc biệt, không có giám đốc mua sắm của Lầu Năm Góc, và cụ thể là lực lượng không quân. Lý do là 11 tháng sau khi Tổng thống Joe Biden lên nắm quyền nhiều vị trí hàng đầu, kể cả trong quân đội, vẫn bị bỏ trống.
Tham mưu trưởng Không quân Mỹ - Tướng Brown đã trở thành quan chức quốc phòng hàng đầu của Washington xuất hiện tại Triển lãm Hàng không quốc tế Dubai 2021.
Báo chí Trung Quốc viết rằng vấn đề nhân sự trong Lầu Năm Góc và sức ép từ Israel chưa cho phép Mỹ ký kết hợp đồng lớn cung cấp máy bay quân sự cho một số quốc gia vùng Vịnh, trong đó có UAE, bất chấp họ dự định sẽ mua khoảng 50 chiếc F-35.
Trong bối cảnh đó, như đã nói, sự quan tâm của giới chức quân sự UAE đối với máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ năm do Nga sản xuất đang tăng lên đáng kể.
Chuyên gia Loren Thompson - một nhà phân tích tại Viện Lexington của Mỹ nhấn mạnh rằng nếu không có tiêm kích F-35 của Mỹ tại triển lãm ở UAE, "Trung Quốc sẽ có cơ hội bán máy bay chiến đấu mới nhất của mình hơn là Nga".
Lý do là bởi Không quân Trung Quốc đã tiếp nhận J-20 với số lượng lớn, trong khi đó tại Nga, nguồn cung cấp Su-57 vẫn còn hạn chế và chiếc Su-75 Checkmate một động cơ cho đến nay mới chỉ được trưng bày dưới dạng mô hình thử nghiệm.
Quay sang Trung Quốc, có thể nước này chưa đồng ý xuất khẩu J-20 nhưng FC-31 (phiên bản thương mại của J-31) đã sẵn sàng, nó hoàn toàn đáp ứng đòi hỏi của UAE về một tiêm kích tàng hình hạng nhẹ tiên tiến với tính năng tương tự F-35.