Quá trình sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-57 Felon của Nga đã bắt đầu vào tháng 7/2019, với kỳ vọng sẽ bàn giao đủ 76 chiếc chiến đấu cơ tiên tiến này cho quân đội nước này vào năm 2027.Tuy vậy tính đến thời điểm hiện tại, Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga vẫn chưa nhận được chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 sản xuất hàng loạt nào, nguyên nhân là bởi chiếc phi cơ lắp ráp đầu tiên (số hiệu 51001) đã rơi ngay trong chuyến bay thử nghiệm.Nhưng các nhà thiết kế không ngừng làm việc để cải tiến hơn nữa chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm này, điều đó được thể hiện qua chiếc Su-57 sản xuất loạt thứ hai mang số hiệu nhà máy 51002 đang trong quá trình hoàn thiện.Tạp chí chuyên ngành Military Watch của Mỹ viết: "Các nhà thiết kế Nga không ngừng làm việc để cải tiến hơn nữa chiếc tiêm kích thế hệ thứ năm, mang lại cho nó sức mạnh đáng chú ý".Theo tờ báo Mỹ: "Kế hoạch tăng cường khả năng cơ động cho chiến đấu cơ Su-57 của người Nga mang tính cách mạng hơn nhiều và còn tiến xa hơn hẳn so với những gì mà nhiều chuyên gia vẫn tin tưởng"."Điểm đặc biệt nhất bao gồm việc bỏ qua một trong những hạn chế quan trọng đối với việc điều khiển máy bay chiến đấu, đó là lực quá tải tối đa (G-load) mà phi công có thể chịu đựng được".Ngay từ đầu, chương trình chiến đấu cơ Su-57 đã có ý tưởng chế tạo cả phiên bản có người lái và không người lái. Vào tháng 5/2020, Nga đã thử nghiệm Su-57 trong một biến thể không người lái.Lúc này phi công vẫn có mặt, nhưng chỉ đơn giản là theo dõi, giữ quyền kiểm soát các hệ thống của máy bay. Do đó, có khả năng trong tương lai Su-57 của Nga sẽ được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo và hoạt động giống như máy bay không người lái.Nếu không có phi công trong buồng lái, máy bay chiến đấu sẽ không bị giới hạn trong việc thực hiện các thao tác cơ động khắc nghiệt với tải trọng vượt quá 9G. Trong điều kiện như vậy, nếu có phi công thì anh ta sẽ bất tỉnh.Nhưng thực tế việc cho Su-57 khả năng tự hành còn là tương lai xa vời, vì vậy trong lúc này, để giúp phi công thực hiện các thao tác khắc nghiệt hơn và vượt quá giới hạn 9G, họ sẽ được thở bằng chất lỏng giàu oxy thay vì không khí trong suốt chuyến bay.Sau đó, máy bay có người lái sẽ có thể cạnh tranh với máy bay không người lái về khả năng cơ động. Công nghệ thở bằng chất lỏng đã được Quỹ Dự án nghiên cứu tiên tiến của Nga phát triển từ năm 2016. Phát minh này cũng cho phép thợ lặn tránh bị giảm áp khi nổi lên quá nhanh.Người Nga đang hướng đến các chiến đấu rất mạnh và nhanh nhẹnCó khả năng cơ động tốt, cơ hội tránh được tên lửa phòng không sẽ tăng lên. Thậm chí giúp tiêm kích có thể đến gần kẻ thù, tham gia vào trận chiến ở khoảng cách nhìn thấy được.Nhưng trước mắt, khi công nghệ hỗ trợ người lái chưa hoàn thiện, phi công Nga vẫn được khuyến cáo không thực hiện những thao tác vận động quá phức tạp nhằm tránh xảy ra sự cố đáng tiếc.
Quá trình sản xuất hàng loạt tiêm kích Su-57 Felon của Nga đã bắt đầu vào tháng 7/2019, với kỳ vọng sẽ bàn giao đủ 76 chiếc chiến đấu cơ tiên tiến này cho quân đội nước này vào năm 2027.
Tuy vậy tính đến thời điểm hiện tại, Lực lượng Hàng không - Vũ trụ Nga vẫn chưa nhận được chiếc tiêm kích tàng hình Su-57 sản xuất hàng loạt nào, nguyên nhân là bởi chiếc phi cơ lắp ráp đầu tiên (số hiệu 51001) đã rơi ngay trong chuyến bay thử nghiệm.
Nhưng các nhà thiết kế không ngừng làm việc để cải tiến hơn nữa chiếc máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm này, điều đó được thể hiện qua chiếc Su-57 sản xuất loạt thứ hai mang số hiệu nhà máy 51002 đang trong quá trình hoàn thiện.
Tạp chí chuyên ngành Military Watch của Mỹ viết: "Các nhà thiết kế Nga không ngừng làm việc để cải tiến hơn nữa chiếc tiêm kích thế hệ thứ năm, mang lại cho nó sức mạnh đáng chú ý".
Theo tờ báo Mỹ: "Kế hoạch tăng cường khả năng cơ động cho chiến đấu cơ Su-57 của người Nga mang tính cách mạng hơn nhiều và còn tiến xa hơn hẳn so với những gì mà nhiều chuyên gia vẫn tin tưởng".
"Điểm đặc biệt nhất bao gồm việc bỏ qua một trong những hạn chế quan trọng đối với việc điều khiển máy bay chiến đấu, đó là lực quá tải tối đa (G-load) mà phi công có thể chịu đựng được".
Ngay từ đầu, chương trình chiến đấu cơ Su-57 đã có ý tưởng chế tạo cả phiên bản có người lái và không người lái. Vào tháng 5/2020, Nga đã thử nghiệm Su-57 trong một biến thể không người lái.
Lúc này phi công vẫn có mặt, nhưng chỉ đơn giản là theo dõi, giữ quyền kiểm soát các hệ thống của máy bay. Do đó, có khả năng trong tương lai Su-57 của Nga sẽ được điều khiển bằng trí tuệ nhân tạo và hoạt động giống như máy bay không người lái.
Nếu không có phi công trong buồng lái, máy bay chiến đấu sẽ không bị giới hạn trong việc thực hiện các thao tác cơ động khắc nghiệt với tải trọng vượt quá 9G. Trong điều kiện như vậy, nếu có phi công thì anh ta sẽ bất tỉnh.
Nhưng thực tế việc cho Su-57 khả năng tự hành còn là tương lai xa vời, vì vậy trong lúc này, để giúp phi công thực hiện các thao tác khắc nghiệt hơn và vượt quá giới hạn 9G, họ sẽ được thở bằng chất lỏng giàu oxy thay vì không khí trong suốt chuyến bay.
Sau đó, máy bay có người lái sẽ có thể cạnh tranh với máy bay không người lái về khả năng cơ động. Công nghệ thở bằng chất lỏng đã được Quỹ Dự án nghiên cứu tiên tiến của Nga phát triển từ năm 2016. Phát minh này cũng cho phép thợ lặn tránh bị giảm áp khi nổi lên quá nhanh.
Người Nga đang hướng đến các chiến đấu rất mạnh và nhanh nhẹn
Có khả năng cơ động tốt, cơ hội tránh được tên lửa phòng không sẽ tăng lên. Thậm chí giúp tiêm kích có thể đến gần kẻ thù, tham gia vào trận chiến ở khoảng cách nhìn thấy được.
Nhưng trước mắt, khi công nghệ hỗ trợ người lái chưa hoàn thiện, phi công Nga vẫn được khuyến cáo không thực hiện những thao tác vận động quá phức tạp nhằm tránh xảy ra sự cố đáng tiếc.