Đây là lần xuất hiện thứ 4 của tiêm kích thế hệ 5 Nga với động cơ Izdeliye 30 kể từ cuối tháng 4/2018. Việc Su-57 tự tin trình diễn với động cơ thế hệ mới chứng tỏ Nga đã đạt được bước tiến rất lớn trong việc thử nghiệm với động cơ này.Giới quân sự Nga cho rằng, Izdeliye 30 vượt trội hơn hẳn động cơ AL-41F hiện đang được trang bị tạm thời trên máy bay PAK FA và là động cơ được sử dụng trong giai đoạn I của việc thử nghiệm PAK FA.Động cơ Izdeliye 30 có lực đẩy ở chế độ chưa tăng lực là 11000 kgf trong khi đó động cơ AL-41F chỉ 8800 kgf. Lực đẩy ở chế độ tăng lực của động cơ Izdeliye 30 là 19000 kgf còn của AL-41F chỉ 15000 kgf.Ngoài ra, động cơ mới có những ưu điểm tốt hơn như có độ tin cậy cao hơn, tiêu hao nhiên liệu ít hơn, giảm được chí phí vấn hành và thời gian sửa chữa.Chính vì vậy Bộ Quốc phòng Nga dự kiến chỉ sản xuất Su-57 với loại động cơ AL-41F số lượng ít, khoảng 12 chiếc. Sau khi loại động cơ thế hệ mới hoàn thành và trang bị trên tiêm kích Su-57, Bộ Quốc phòng Nga sẽ mua với số lượng lớn.So với động cơ sử dụng trên F-22 của Mỹ rõ ràng những chỉ số của Izdeliye 30 hơn hẳn. Cụ thể động cơ F-119 PW-100 trên F-22 có lực đẩy tối đa khi chưa tăng lực là 10500 kgf và sau tăng lực là 15900 kgf.Loại động cơ này của Mỹ chỉ tương đương với loại động cơ AL-4F-1S - phiên bản cải tiến sâu của động cơ AL-3F và hiện được trang bị chủ yếu trên dòng máy bay Su của Nga. Chính vì vậy các dòng máy bay Su-35 và Su-35S được đánh giá không thua kém gì các tiêm kích thế hệ thứ 5 của Mỹ.Trước đó Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov tiết lộ, việc bàn giao chính thức chiến đấu cơ Su-57 sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2019-2025. Không quân Nga có thể sẽ mua 160 chiếc máy bay Su-57 với động cơ mới nhất. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình tài chính của điện Kremlin.
Đây là lần xuất hiện thứ 4 của tiêm kích thế hệ 5 Nga với động cơ Izdeliye 30 kể từ cuối tháng 4/2018. Việc Su-57 tự tin trình diễn với động cơ thế hệ mới chứng tỏ Nga đã đạt được bước tiến rất lớn trong việc thử nghiệm với động cơ này.
Giới quân sự Nga cho rằng, Izdeliye 30 vượt trội hơn hẳn động cơ AL-41F hiện đang được trang bị tạm thời trên máy bay PAK FA và là động cơ được sử dụng trong giai đoạn I của việc thử nghiệm PAK FA.
Động cơ Izdeliye 30 có lực đẩy ở chế độ chưa tăng lực là 11000 kgf trong khi đó động cơ AL-41F chỉ 8800 kgf. Lực đẩy ở chế độ tăng lực của động cơ Izdeliye 30 là 19000 kgf còn của AL-41F chỉ 15000 kgf.
Ngoài ra, động cơ mới có những ưu điểm tốt hơn như có độ tin cậy cao hơn, tiêu hao nhiên liệu ít hơn, giảm được chí phí vấn hành và thời gian sửa chữa.
Chính vì vậy Bộ Quốc phòng Nga dự kiến chỉ sản xuất Su-57 với loại động cơ AL-41F số lượng ít, khoảng 12 chiếc. Sau khi loại động cơ thế hệ mới hoàn thành và trang bị trên tiêm kích Su-57, Bộ Quốc phòng Nga sẽ mua với số lượng lớn.
So với động cơ sử dụng trên F-22 của Mỹ rõ ràng những chỉ số của Izdeliye 30 hơn hẳn. Cụ thể động cơ F-119 PW-100 trên F-22 có lực đẩy tối đa khi chưa tăng lực là 10500 kgf và sau tăng lực là 15900 kgf.
Loại động cơ này của Mỹ chỉ tương đương với loại động cơ AL-4F-1S - phiên bản cải tiến sâu của động cơ AL-3F và hiện được trang bị chủ yếu trên dòng máy bay Su của Nga. Chính vì vậy các dòng máy bay Su-35 và Su-35S được đánh giá không thua kém gì các tiêm kích thế hệ thứ 5 của Mỹ.
Trước đó Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Yuri Borisov tiết lộ, việc bàn giao chính thức chiến đấu cơ Su-57 sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2019-2025. Không quân Nga có thể sẽ mua 160 chiếc máy bay Su-57 với động cơ mới nhất. Tuy nhiên, con số này có thể thay đổi tùy thuộc vào tình hình tài chính của điện Kremlin.