Theo các hãng thông tấn của Trung Quốc, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Sukhoi Su-57 của Nga tỏ ra thua kém nghiêm trọng so với tiêm kích tàng hình Chengdu J-20 của Trung Quốc trong chiến đấu tầm cao.Theo phía Trung Quốc thì máy bay chiến đấu của Nga không bao giờ có thể "theo kịp" với chiếc J-20 của họ trong một trận chiến ở độ cao lớn, thậm chí thua kém tuyệt đối."Nga được biết đến như là quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực chế tạo động cơ và sản phẩm của họ tốt hơn so với Mỹ, điển hình như khả năng cơ động của tiêm kích Su-35"."Tuy nhiên điều này không được chứng minh đầy đủ trên tiêm kích Su-57. Những dữ liệu được xác nhận bởi một chuyên gia cho thấy trần bay tối đa của Su-57 là 20.000 mét"."Trong khi đó Trung Quốc là quốc gia mới nhất trong ba nước đã tạo ra máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng các công nghệ và thiết bị được sử dụng luôn đi đầu trên thế giới"."Đặc biệt là tầm cao J-20, nó đã cho thấy kết quả tốt và trần bay tối đa thực sự đạt tới 35.000 m. Bởi vì J-20 được phát triển tương đối muộn nên được hưởng lợi từ khả năng sử dụng các thiết bị hiện đại hơn và do đó đi trước các máy bay chiến đấu khác", trang Sohu bình luận.Mặc dù vậy thông tin trên chưa được kiểm chứng và các chuyên gia đã đặt câu hỏi về lập luận của trang Sohu, nhấn mạnh rằng đối với loại máy bay chiến đấu này, việc leo lên độ cao hơn 20 km hoàn toàn không nên làm."Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc hoàn toàn không phải là máy bay tiêm kích đánh chặn, và do đó các chuyến bay ở độ cao 35 km không phải là một chỉ số để khoe khoang"."Không quân Trung Quốc không có vũ khí cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm để mang lại lợi thế cho họ khi chiến đấu ở độ cao như vậy, cho nên thông số độ cao như vậy là vô nghĩa"."Tuy nhiên nếu thực sự thông tin là chính xác, nó có thể cho phép máy bay Trung Quốc bỏ qua một số tổ hợp phòng không, do đó tập kích thẳng vào phía sau kẻ thù", ghi chú của chuyên gia Nga đến từ trang Avia cho hay.Như vậy thông qua vai trò nêu trên, thực chất tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Chengdu J-20 của Trung Quốc nên được sử dụng như một máy bay ném bom tiền tuyến sẽ hiệu quả hơn.Có điều chỉ số độ cao mà J-20 đạt được là độc nhất vô nhị trên thế giới đối với chiến đấu cơ mà chưa một dòng máy bay nào khác làm nổi, trong khi động cơ do Trung Quốc chế tạo chưa khẳng định được sự tin cậy.Chính vì lẽ đó, các tuyên bố vừa được trang Soha đưa ra đã bị truyền thông quốc tế chỉ trích là phi lý và mang nặng màu sắc quảng cáo cho công nghệ quân sự của Trung Quốc.Năng lực tác chiến thực tế của máy bay quân sự chỉ có thể được nhận biết rõ nhất khi nó trải qua chiến đấu, còn trước đó mọi lời hoa mỹ chỉ có ý nghĩa tham khảo mà thôi.
Theo các hãng thông tấn của Trung Quốc, máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm Sukhoi Su-57 của Nga tỏ ra thua kém nghiêm trọng so với tiêm kích tàng hình Chengdu J-20 của Trung Quốc trong chiến đấu tầm cao.
Theo phía Trung Quốc thì máy bay chiến đấu của Nga không bao giờ có thể "theo kịp" với chiếc J-20 của họ trong một trận chiến ở độ cao lớn, thậm chí thua kém tuyệt đối.
"Nga được biết đến như là quốc gia dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực chế tạo động cơ và sản phẩm của họ tốt hơn so với Mỹ, điển hình như khả năng cơ động của tiêm kích Su-35".
"Tuy nhiên điều này không được chứng minh đầy đủ trên tiêm kích Su-57. Những dữ liệu được xác nhận bởi một chuyên gia cho thấy trần bay tối đa của Su-57 là 20.000 mét".
"Trong khi đó Trung Quốc là quốc gia mới nhất trong ba nước đã tạo ra máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, nhưng các công nghệ và thiết bị được sử dụng luôn đi đầu trên thế giới".
"Đặc biệt là tầm cao J-20, nó đã cho thấy kết quả tốt và trần bay tối đa thực sự đạt tới 35.000 m. Bởi vì J-20 được phát triển tương đối muộn nên được hưởng lợi từ khả năng sử dụng các thiết bị hiện đại hơn và do đó đi trước các máy bay chiến đấu khác", trang Sohu bình luận.
Mặc dù vậy thông tin trên chưa được kiểm chứng và các chuyên gia đã đặt câu hỏi về lập luận của trang Sohu, nhấn mạnh rằng đối với loại máy bay chiến đấu này, việc leo lên độ cao hơn 20 km hoàn toàn không nên làm.
"Chiến đấu cơ tàng hình J-20 của Trung Quốc hoàn toàn không phải là máy bay tiêm kích đánh chặn, và do đó các chuyến bay ở độ cao 35 km không phải là một chỉ số để khoe khoang".
"Không quân Trung Quốc không có vũ khí cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm để mang lại lợi thế cho họ khi chiến đấu ở độ cao như vậy, cho nên thông số độ cao như vậy là vô nghĩa".
"Tuy nhiên nếu thực sự thông tin là chính xác, nó có thể cho phép máy bay Trung Quốc bỏ qua một số tổ hợp phòng không, do đó tập kích thẳng vào phía sau kẻ thù", ghi chú của chuyên gia Nga đến từ trang Avia cho hay.
Như vậy thông qua vai trò nêu trên, thực chất tiêm kích tàng hình thế hệ 5 Chengdu J-20 của Trung Quốc nên được sử dụng như một máy bay ném bom tiền tuyến sẽ hiệu quả hơn.
Có điều chỉ số độ cao mà J-20 đạt được là độc nhất vô nhị trên thế giới đối với chiến đấu cơ mà chưa một dòng máy bay nào khác làm nổi, trong khi động cơ do Trung Quốc chế tạo chưa khẳng định được sự tin cậy.
Chính vì lẽ đó, các tuyên bố vừa được trang Soha đưa ra đã bị truyền thông quốc tế chỉ trích là phi lý và mang nặng màu sắc quảng cáo cho công nghệ quân sự của Trung Quốc.
Năng lực tác chiến thực tế của máy bay quân sự chỉ có thể được nhận biết rõ nhất khi nó trải qua chiến đấu, còn trước đó mọi lời hoa mỹ chỉ có ý nghĩa tham khảo mà thôi.