Trong bối cảnh, các máy bay chiến đấu Rafale mà Ấn Độ mua đã bắt đầu được chuyển giao, Pakistan cũng đang ráo riết tìm cách mua các máy bay chiến đấu thế hệ mới. Và Pakistan đã ký hợp đồng mua 50 tiêm kích J-10CE với Trung Quốc. Không quân Pakistan, không chỉ thiếu vắng những chiếc tiêm kích như Rafale, mà ngay cả ra đa cảnh báo sớm cũng rất hạn chế. Radar cảnh báo sớm của Pakistan, chỉ có thể cung cấp cho máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không khoảng cách và hướng gần đúng với các mối đe dọa của đối phương, không thể dẫn đường chính xác cho vũ khí.Hệ thống tên lửa phòng không LY-80 của Pakistan chỉ được trang bị radar mảng pha thụ động, còn lại các loại như Hongqi-2, Aspide, FM-90 vẫn đang sử dụng radar rất lạc hậu. Do đó, Pakistan thực sự cần một máy bay chiến đấu thế hệ mới, được trang bị radar mảng pha chủ động như J-10CE.Hiện tại lực lượng chủ lực của lực lượng không quân Pakistan, là máy bay chiến đấu F-16 mua của Mỹ. Việc quân đội Pakistan trang bị F-16 và không chọn J-10, là bằng chứng cho thấy hiệu suất không chiến của J-10 không bằng tiêm kích F-16. Nhưng hiện nay, các máy bay chiến đấu F-16 của Pakistan đã có tuổi đời khá cao.Mặt khác, F-16 trong Quân đội Pakistan hiện nay đã lạc hậu, những máy bay này có hiệu suất chiến đấu tốt, nhưng khả năng tác chiến xa lại kém Rafale EH/DH. Dù F-16C/D Block52 nhỉnh hơn một chút nhưng không đủ số lượng, chỉ 18 chiếc, và nó vẫn không phải là đối thủ của Rafale.Sau khi Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden ở Pakistan, quan hệ Mỹ - Pakistan trở nên lạnh nhạt hơn và Mỹ bắt đầu bán vũ khí cho Ấn Độ. Hiện tại, Mỹ đã bày tỏ sẵn sàng cung cấp cho Ấn Độ máy bay Super Hornet và F-21. Một khi Ấn Độ có được F-21, nước này có thể hiểu rõ hiệu suất chiến đấu của F-16 Pakistan.Trong hoàn cảnh này, Pakistan chỉ có lựa chọn là sử dụng máy bay J-10CE của Trung Quốc. Trong khi mối quan hệ Ấn Độ - Pakistan không có dấu hiệu giảm nhiệt trong thời gian gần đây và các máy bay Rafale của Ấn Độ đặt mua từ Pháp đã nhận được 8 máy bay, vì vậy J-10CE là lựa chọn duy nhất của Pakistan vào thời điểm này.Hiện các máy bay chiến đấu Rafale được triển khai tại Ambala gần Kashmir; cách Islamabad, thủ đô của Pakistan, 500 km và cách Lahore, một thị trấn quan trọng ở miền bắc Pakistan, chưa đầy 300 km. Ý định triển khai phi đội ở đây của không quân đội Ấn Độ cũng là điều hiển nhiên. Trong khoảng cách ngắn như vậy, không quân Ấn Độ từ cất cánh đến thả bom và tên lửa, chỉ trong khoảng mười phút và quân đội Pakistan gần như không có thời gian để phản ứng. Thứ hai, tiêm kích Rafale có khả năng tăng tốc mạnh mẽ và có thể sử dụng tên lửa Meteor tầm xa để đánh chặn tiêm kích Pakistan.Hiện tại, Dragon và F-16 do không quân Pakistan trang bị, đều sử dụng radar Doppler xung quét máy truyền thống. Tuy nhiên Radar Pulse Doppler có điểm yếu là rất dễ để mất mục tiêu hoặc tìm thấy mục tiêu nhưng đã quá muộn để khóa mục tiêu.Ra đa AESA trang bị cho J-10CE có thể hoàn thành nhiệm vụ tương tự, AESA sẽ có lợi thế lớn khi đối mặt với nhiều mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, ra đa AESA còn có thể giảm khả năng gây nhiễu từ đối phương và rút ngắn thời gian tìm kiếm vị trí của mục tiêu.Tên lửa không đối không Pili-15 gắn trên tiêm kích J-10CE cũng sử dụng thiết bị dò tìm ra đa AESA. Điều này cho phép nó nhắm mục tiêu chính xác hơn các máy bay chiến đấu của Ấn Độ.Nếu sử dụng AESA, thời gian cảnh báo của Pakistan sẽ được kéo dài hơn rất nhiều và các máy bay Pakistan có thể cất cánh để chiến đấu. Mối đe dọa từ các cuộc không kích của Ấn Độ do đó sẽ nhỏ hơn nhiều. Tuy nhiên các sản phẩm của Trung Quốc không phải lúc nào cũng hiệu quả.Hiện tại, Pakistan chỉ có hai máy bay tác chiến điện tử Falcon 20 của Pháp đang được biên chế và hệ thống tên lửa phòng không LY-80. Để có thể cạnh tranh với không quân Ấn Độ trong tương lai, quân đội Pakistan cần phải có nhiều thiết bị hiện đại hơn nữa. Nguồn ảnh: Sina. Tiêm kích J-10 của Trung Quốc trình diễn mừng duyệt binh ở Pakistan.
Trong bối cảnh, các máy bay chiến đấu Rafale mà Ấn Độ mua đã bắt đầu được chuyển giao, Pakistan cũng đang ráo riết tìm cách mua các máy bay chiến đấu thế hệ mới. Và Pakistan đã ký hợp đồng mua 50 tiêm kích J-10CE với Trung Quốc.
Không quân Pakistan, không chỉ thiếu vắng những chiếc tiêm kích như Rafale, mà ngay cả ra đa cảnh báo sớm cũng rất hạn chế. Radar cảnh báo sớm của Pakistan, chỉ có thể cung cấp cho máy bay chiến đấu và tên lửa đất đối không khoảng cách và hướng gần đúng với các mối đe dọa của đối phương, không thể dẫn đường chính xác cho vũ khí.
Hệ thống tên lửa phòng không LY-80 của Pakistan chỉ được trang bị radar mảng pha thụ động, còn lại các loại như Hongqi-2, Aspide, FM-90 vẫn đang sử dụng radar rất lạc hậu. Do đó, Pakistan thực sự cần một máy bay chiến đấu thế hệ mới, được trang bị radar mảng pha chủ động như J-10CE.
Hiện tại lực lượng chủ lực của lực lượng không quân Pakistan, là máy bay chiến đấu F-16 mua của Mỹ. Việc quân đội Pakistan trang bị F-16 và không chọn J-10, là bằng chứng cho thấy hiệu suất không chiến của J-10 không bằng tiêm kích F-16. Nhưng hiện nay, các máy bay chiến đấu F-16 của Pakistan đã có tuổi đời khá cao.
Mặt khác, F-16 trong Quân đội Pakistan hiện nay đã lạc hậu, những máy bay này có hiệu suất chiến đấu tốt, nhưng khả năng tác chiến xa lại kém Rafale EH/DH. Dù F-16C/D Block52 nhỉnh hơn một chút nhưng không đủ số lượng, chỉ 18 chiếc, và nó vẫn không phải là đối thủ của Rafale.
Sau khi Mỹ tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden ở Pakistan, quan hệ Mỹ - Pakistan trở nên lạnh nhạt hơn và Mỹ bắt đầu bán vũ khí cho Ấn Độ. Hiện tại, Mỹ đã bày tỏ sẵn sàng cung cấp cho Ấn Độ máy bay Super Hornet và F-21. Một khi Ấn Độ có được F-21, nước này có thể hiểu rõ hiệu suất chiến đấu của F-16 Pakistan.
Trong hoàn cảnh này, Pakistan chỉ có lựa chọn là sử dụng máy bay J-10CE của Trung Quốc. Trong khi mối quan hệ Ấn Độ - Pakistan không có dấu hiệu giảm nhiệt trong thời gian gần đây và các máy bay Rafale của Ấn Độ đặt mua từ Pháp đã nhận được 8 máy bay, vì vậy J-10CE là lựa chọn duy nhất của Pakistan vào thời điểm này.
Hiện các máy bay chiến đấu Rafale được triển khai tại Ambala gần Kashmir; cách Islamabad, thủ đô của Pakistan, 500 km và cách Lahore, một thị trấn quan trọng ở miền bắc Pakistan, chưa đầy 300 km. Ý định triển khai phi đội ở đây của không quân đội Ấn Độ cũng là điều hiển nhiên.
Trong khoảng cách ngắn như vậy, không quân Ấn Độ từ cất cánh đến thả bom và tên lửa, chỉ trong khoảng mười phút và quân đội Pakistan gần như không có thời gian để phản ứng. Thứ hai, tiêm kích Rafale có khả năng tăng tốc mạnh mẽ và có thể sử dụng tên lửa Meteor tầm xa để đánh chặn tiêm kích Pakistan.
Hiện tại, Dragon và F-16 do không quân Pakistan trang bị, đều sử dụng radar Doppler xung quét máy truyền thống. Tuy nhiên Radar Pulse Doppler có điểm yếu là rất dễ để mất mục tiêu hoặc tìm thấy mục tiêu nhưng đã quá muộn để khóa mục tiêu.
Ra đa AESA trang bị cho J-10CE có thể hoàn thành nhiệm vụ tương tự, AESA sẽ có lợi thế lớn khi đối mặt với nhiều mục tiêu cùng lúc. Ngoài ra, ra đa AESA còn có thể giảm khả năng gây nhiễu từ đối phương và rút ngắn thời gian tìm kiếm vị trí của mục tiêu.
Tên lửa không đối không Pili-15 gắn trên tiêm kích J-10CE cũng sử dụng thiết bị dò tìm ra đa AESA. Điều này cho phép nó nhắm mục tiêu chính xác hơn các máy bay chiến đấu của Ấn Độ.
Nếu sử dụng AESA, thời gian cảnh báo của Pakistan sẽ được kéo dài hơn rất nhiều và các máy bay Pakistan có thể cất cánh để chiến đấu. Mối đe dọa từ các cuộc không kích của Ấn Độ do đó sẽ nhỏ hơn nhiều. Tuy nhiên các sản phẩm của Trung Quốc không phải lúc nào cũng hiệu quả.
Hiện tại, Pakistan chỉ có hai máy bay tác chiến điện tử Falcon 20 của Pháp đang được biên chế và hệ thống tên lửa phòng không LY-80. Để có thể cạnh tranh với không quân Ấn Độ trong tương lai, quân đội Pakistan cần phải có nhiều thiết bị hiện đại hơn nữa. Nguồn ảnh: Sina.
Tiêm kích J-10 của Trung Quốc trình diễn mừng duyệt binh ở Pakistan.