Ban đầu, JF-17 được thiết kế trở thành máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ, chi phí thấp, hoạt động trong mọi thời tiết. Khung máy bay được Trung Quốc thiết kế, trang bị hệ thống điện tử hàng không của phương Tây, động cơ phản lực cánh quạt RD93 của Nga và hai bên sẽ chia đều chi phí phát triển.Cả Trung Quốc và Pakistan hy vọng tiêm kích đa năng JF-17 có thể cạnh tranh với F-16 (Mỹ), MiG-29 (Nga) và Mirage-2000 (Pháp). Tuy nhiên, JF-17 còn lâu mới đạt được những khả năng mà nhóm thiết kế đề ra, vì nó chỉ là một máy bay chiến đấu giá rẻ, hệ thống vũ khí và điện tử hàng không, không thuộc loại hiện đại.Pakistan cũng nhận thấy rằng, so với các máy bay chiến đấu hiện đại, chi phí vận hành và bảo dưỡng JF-17 rất cao. Liên doanh sản xuất JF-17, phía Pakistan chiếm 58% và để giảm giá thành, Pakistan đã nhập vật liệu và các các hệ thống quan trọng từ Trung Quốc, và lắp ráp JF-17 tại nhà máy sản xuất tại Pakistan.Tiếng là sản xuất được máy bay chiến đấu, nhưng Pakistan chỉ chịu trách nhiệm sản xuất một số bộ phận như cánh, thân trước và đuôi, nhưng vật liệu cũng được nhập từ Trung Quốc. Hầu hết các hệ thống của JF-17 đến từ Trung Quốc, Nam Phi, chỉ có ghế phóng nhập từ Martin Baker của Anh và động cơ từ Nga. Do vậy Pakistan chỉ có dây chuyền lắp ráp, tích hợp tất cả các bộ phận vào khung máy bay, và khung máy bay chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc. Kể từ khi được đưa vào sử dụng năm 2009, Không quân Pakistan đã đưa vào biên chế 115 chiếc máy bay chiến đấu đa năng JF-17; phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi cũng đã được sản xuất và sẽ chính thức bay thử vào tháng 12/2020. Hiện có 5 phi đội JF-17 trong Không quân Pakistan và một phi đội huấn luyện có thể được thành lập trong tương lai. JF-17 hiện có hai phiên bản, Block1 và Block2. Phiên bản Block3 tiên tiến hơn, sẽ được trang bị hệ thống điện tử hàng không tốt hơn và radar mảng pha chủ động, vẫn đang trong giai đoạn phát triển.Trong các nhiệm vụ phòng không, đường liên kết dữ liệu Link-17 mà JF-17 được trang bị, không chỉ không đáng tin cậy mà còn có tốc độ thấp, không thể được tích hợp với đường Link-16, được lắp đặt trên máy bay chiến đấu F-16 mà Không quân Pakistan trang bị; để mang lại cho hai loại máy bay này, khả năng tương tác thực sự. JF-17 thậm chí còn không có tên lửa tầm xa hiệu quả và radar đường không tiên tiến. Dù được khẳng định là loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Không quân Pakistan (chỉ xếp sau F-16), nhưng bán kính hoạt động và khả năng mang vũ khí hạn chế; vũ khí mang theo cung không cũng không được hiện đại. Cốt lõi của hệ thống điện tử hàng không JF-17 là radar KLJ-7 và máy tính điều khiển hỏa lực, nhưng cả hai hệ thống đều có "đầy đủ các vấn đề" chưa thể khắc phục. Radar KLJ-7 có nhiều chế độ, nhưng hoạt động không tốt, kể từ khi bắt đầu dự án JF-17, nó đã gặp một số trục trặc về sử dụng và bảo dưỡng.Mặc dù một số đề xuất cải tiến đã được đưa ra, nhưng tỷ lệ hỏng hóc của loại radar này vẫn rất cao. Tuy nhiên, năng lực của máy tính điều khiển hỏa lực còn "tệ hơn" và nhiều mô-đun của nó (bao gồm cả mô-đun máy tính chính) có tỷ lệ hỏng hóc cao. Lỗi máy tính điều khiển hỏa lực, khiến tầm phóng tên lửa đất đối không ngoài đường chân trời không thể thực hiện. Vũ khí mà JF-17 có thể mang theo cũng không phải quá lý tưởng, pháo 23 mm mà nó được trang bị, thường gặp sự cố kẹt đạn. Ngoài tên lửa tầm xa SD-10 và tên lửa chống hạm C-802AK, JF-17 chỉ có thể mang vũ khí thông thường được sử dụng trên MiG-21; hiện Pakistan đang nỗ lực, để tích hợp với các loại vũ khí khác của Trung Quốc, nhưng thu được rất ít thành công.Một lý do chính khác khiến JF-17 hoạt động kém là động cơ RD-93 của Nga, mà máy bay được trang bị, và động cơ này ngay từ đầu đã nổi tiếng với nhiều hỏng hóc và độ tin cậy kém. Một số lượng lớn cánh quạt động cơ, đuôi vòi phun… xuất hiện vết nứt.Độ tin cậy kém của động cơ RD-93 là mối đe dọa với JF-17, Không quân Pakistan đã nhiều lần bày tỏ sự lo lắng về chất lượng của động cơ và chi phí bảo dưỡng cao. Gần đây, do các lệnh trừng phạt của Mỹ, Pakistan cũng đang phải đối mặt với vấn đề không thể mua các linh kiện động cơ từ Nga.Trung Quốc có kế hoạch thay thế động cơ RD-93 bằng động cơ WS-13 sản xuất trong nước, nhưng động cơ này vẫn đang được phát triển. Do nhiều lần hỏng động cơ và không cung cấp đủ phụ tùng thay thế, nên nhiều chiếc JF-17 đành phải "nằm đất", ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của Không quân Pakistan.Còn trên lĩnh vực xuất khẩu, Pakistan từng được đem JF-17 đến Triển lãm Hàng không Paris năm 2019, nhưng màn trình diễn của JF-17 rất "mờ nhạt", đặc biệt là khi bay ở tốc độ thấp. Do đó, màn trình diễn của JF-17 không mấy thu hút được khách hàng quan tâm.Mặc dù là đối tác sản xuất ra JF-17 (Trung Quốc gọi là FC-1), nhưng Không quân Trung Quốc không chọn JF-17 vào trang bị. Mặc dù giá của loại máy bay này trong năm 2018 chỉ là 25 triệu USD, nhưng đồng tiền của Pakistan đã mất giá gần 30% trong năm qua, nên việc Pakistan phải bỏ hơn 3 tỷ USD để mua các máy bay chiến đấu "lạc hậu" này, liệu có thực sự xứng đáng hay không là một câu hỏi? Nguồn ảnh: QQ.
Ban đầu, JF-17 được thiết kế trở thành máy bay chiến đấu đa năng hạng nhẹ, chi phí thấp, hoạt động trong mọi thời tiết. Khung máy bay được Trung Quốc thiết kế, trang bị hệ thống điện tử hàng không của phương Tây, động cơ phản lực cánh quạt RD93 của Nga và hai bên sẽ chia đều chi phí phát triển.
Cả Trung Quốc và Pakistan hy vọng tiêm kích đa năng JF-17 có thể cạnh tranh với F-16 (Mỹ), MiG-29 (Nga) và Mirage-2000 (Pháp). Tuy nhiên, JF-17 còn lâu mới đạt được những khả năng mà nhóm thiết kế đề ra, vì nó chỉ là một máy bay chiến đấu giá rẻ, hệ thống vũ khí và điện tử hàng không, không thuộc loại hiện đại.
Pakistan cũng nhận thấy rằng, so với các máy bay chiến đấu hiện đại, chi phí vận hành và bảo dưỡng JF-17 rất cao. Liên doanh sản xuất JF-17, phía Pakistan chiếm 58% và để giảm giá thành, Pakistan đã nhập vật liệu và các các hệ thống quan trọng từ Trung Quốc, và lắp ráp JF-17 tại nhà máy sản xuất tại Pakistan.
Tiếng là sản xuất được máy bay chiến đấu, nhưng Pakistan chỉ chịu trách nhiệm sản xuất một số bộ phận như cánh, thân trước và đuôi, nhưng vật liệu cũng được nhập từ Trung Quốc. Hầu hết các hệ thống của JF-17 đến từ Trung Quốc, Nam Phi, chỉ có ghế phóng nhập từ Martin Baker của Anh và động cơ từ Nga.
Do vậy Pakistan chỉ có dây chuyền lắp ráp, tích hợp tất cả các bộ phận vào khung máy bay, và khung máy bay chủ yếu được sản xuất tại Trung Quốc. Kể từ khi được đưa vào sử dụng năm 2009, Không quân Pakistan đã đưa vào biên chế 115 chiếc máy bay chiến đấu đa năng JF-17; phiên bản huấn luyện hai chỗ ngồi cũng đã được sản xuất và sẽ chính thức bay thử vào tháng 12/2020.
Hiện có 5 phi đội JF-17 trong Không quân Pakistan và một phi đội huấn luyện có thể được thành lập trong tương lai. JF-17 hiện có hai phiên bản, Block1 và Block2. Phiên bản Block3 tiên tiến hơn, sẽ được trang bị hệ thống điện tử hàng không tốt hơn và radar mảng pha chủ động, vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
Trong các nhiệm vụ phòng không, đường liên kết dữ liệu Link-17 mà JF-17 được trang bị, không chỉ không đáng tin cậy mà còn có tốc độ thấp, không thể được tích hợp với đường Link-16, được lắp đặt trên máy bay chiến đấu F-16 mà Không quân Pakistan trang bị; để mang lại cho hai loại máy bay này, khả năng tương tác thực sự.
JF-17 thậm chí còn không có tên lửa tầm xa hiệu quả và radar đường không tiên tiến. Dù được khẳng định là loại máy bay chiến đấu tiên tiến nhất của Không quân Pakistan (chỉ xếp sau F-16), nhưng bán kính hoạt động và khả năng mang vũ khí hạn chế; vũ khí mang theo cung không cũng không được hiện đại.
Cốt lõi của hệ thống điện tử hàng không JF-17 là radar KLJ-7 và máy tính điều khiển hỏa lực, nhưng cả hai hệ thống đều có "đầy đủ các vấn đề" chưa thể khắc phục. Radar KLJ-7 có nhiều chế độ, nhưng hoạt động không tốt, kể từ khi bắt đầu dự án JF-17, nó đã gặp một số trục trặc về sử dụng và bảo dưỡng.
Mặc dù một số đề xuất cải tiến đã được đưa ra, nhưng tỷ lệ hỏng hóc của loại radar này vẫn rất cao. Tuy nhiên, năng lực của máy tính điều khiển hỏa lực còn "tệ hơn" và nhiều mô-đun của nó (bao gồm cả mô-đun máy tính chính) có tỷ lệ hỏng hóc cao. Lỗi máy tính điều khiển hỏa lực, khiến tầm phóng tên lửa đất đối không ngoài đường chân trời không thể thực hiện.
Vũ khí mà JF-17 có thể mang theo cũng không phải quá lý tưởng, pháo 23 mm mà nó được trang bị, thường gặp sự cố kẹt đạn. Ngoài tên lửa tầm xa SD-10 và tên lửa chống hạm C-802AK, JF-17 chỉ có thể mang vũ khí thông thường được sử dụng trên MiG-21; hiện Pakistan đang nỗ lực, để tích hợp với các loại vũ khí khác của Trung Quốc, nhưng thu được rất ít thành công.
Một lý do chính khác khiến JF-17 hoạt động kém là động cơ RD-93 của Nga, mà máy bay được trang bị, và động cơ này ngay từ đầu đã nổi tiếng với nhiều hỏng hóc và độ tin cậy kém. Một số lượng lớn cánh quạt động cơ, đuôi vòi phun… xuất hiện vết nứt.
Độ tin cậy kém của động cơ RD-93 là mối đe dọa với JF-17, Không quân Pakistan đã nhiều lần bày tỏ sự lo lắng về chất lượng của động cơ và chi phí bảo dưỡng cao. Gần đây, do các lệnh trừng phạt của Mỹ, Pakistan cũng đang phải đối mặt với vấn đề không thể mua các linh kiện động cơ từ Nga.
Trung Quốc có kế hoạch thay thế động cơ RD-93 bằng động cơ WS-13 sản xuất trong nước, nhưng động cơ này vẫn đang được phát triển. Do nhiều lần hỏng động cơ và không cung cấp đủ phụ tùng thay thế, nên nhiều chiếc JF-17 đành phải "nằm đất", ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng sẵn sàng chiến đấu của Không quân Pakistan.
Còn trên lĩnh vực xuất khẩu, Pakistan từng được đem JF-17 đến Triển lãm Hàng không Paris năm 2019, nhưng màn trình diễn của JF-17 rất "mờ nhạt", đặc biệt là khi bay ở tốc độ thấp. Do đó, màn trình diễn của JF-17 không mấy thu hút được khách hàng quan tâm.
Mặc dù là đối tác sản xuất ra JF-17 (Trung Quốc gọi là FC-1), nhưng Không quân Trung Quốc không chọn JF-17 vào trang bị. Mặc dù giá của loại máy bay này trong năm 2018 chỉ là 25 triệu USD, nhưng đồng tiền của Pakistan đã mất giá gần 30% trong năm qua, nên việc Pakistan phải bỏ hơn 3 tỷ USD để mua các máy bay chiến đấu "lạc hậu" này, liệu có thực sự xứng đáng hay không là một câu hỏi? Nguồn ảnh: QQ.