Vào mùa hè năm 1940, sau khi Pháp thất thủ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai thì gần như toàn bộ lực lượng Không quân Hoàng gia Anh với những chiếc tiêm kích Hawker Hurricane làm nòng cốt đã chuẩn bị sẵn sàng cho màn so găng trong trận không chiến lớn nhất lịch sử. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.Trận không chiến nước Anh bắt đầu từ ngày 1/7 tới hết tháng 10 năm 1940 thì kết thúc và chính các phi đội Hawker Hurricane đã giúp Không quân Hoàng gia Anh đánh bại Không Đức trên bầu trời London. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.Hình ảnh lịch sử trong nhà máy lắp ráp tiêm kích Hurricane, chỉ toàn phụ nữ do đàn ông đã bị tổng động viên ra chiến trường hết. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.Về cơ bản, chiến thuật của Anh trong trận không chiến này đều xoay xung quanh hai loại chiến đấu cơ là Hurricane và Spitfire. Trong đó, những chiếc Spitfire sẽ làm nhiệm vụ quần chiến với tiêm kích Đức trong khi Hurricane đối đầu với máy bay ném bom của đối phương. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.Tuy nhiên, tình hình chiến trường thực tế luôn thay đổi chóng mặt và không ít chiếc Hurricane đã trực tiếp nghênh chiến với tiêm kích đối phương và cũng vẫn đạt được hiệu suất tiêu diệt địch khá cao. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.Không ít trường hợp được ghi nhận lại về việc những chiếc máy bay Hurricane với khung vững chắc vẫn có thể chiến đấu tiếp trong tình trạng bị đối phương bắn tan nát một phần cánh của mình. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.Sở dĩ như vậy là do Hurricane có thiết kế vững chắc hơn nhiều so với Spitfire và sự vượt trội này thể hiện ở chỗ trọng lượng không tải của Hurricane nặng hơn người chiến hữu Spitfire tới 600 kg. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.Cận cảnh một chiếc Hurricane tan nát phần đuôi, hỏng hoàn toàn hệ thống cánh lái hướng ở phía đuôi vẫn có thể hạ cánh một cách an toàn - điều mà các phi công Spitfire rất sợ vì điểm yếu của loại máy bay này là hỏng đuôi sẽ gần như mất lái hoàn toàn. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.Loại tiêm kích một người lái này có chiều dài rất gọn gàng chưa tới 10 mét, sải cánh 12,19 mét và được trang bị một động cơ Rolls-Royce Merlin XX V-12. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.Động cơ của chiếc Hurricane cho phép nó cất cánh được với trọng lượng tối đa gần 4000 kg và đạt tốc độ cao nhất lên tới 547 km/h ở độ cao 6000 mét, tầm bay tối đa lên tới 965 km và trần bay gần 11.000 mét. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.Tuỳ từng phiên bản mà trang bị vũ khí của Hurricane có nhiều thay đổi khác nhau. Trong đó những phiên bản tham gia trận Không chiến nước Anh thường là loại IIA được mang theo 12 súng máy cỡ 7,7 mm trong khi những phiên bản cuối cùng của Hurricane loại IID lại được mang theo tới 2 pháo 40mm và 2 súng máy 7,7 mm. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.Tổng cộng đã có tới hơn 14.000 chiếc Hurricane được lắp ráp và sản xuất cho tới năm 1944. Tới nay, vẫn còn rất nhiều trong số chúng tiếp tục bay tốt. Nguồn ảnh: Warhistoryonline. Mời độc giả xem Video: Không chiến rực lửa trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.
Vào mùa hè năm 1940, sau khi Pháp thất thủ trong Chiến tranh Thế giới thứ hai thì gần như toàn bộ lực lượng Không quân Hoàng gia Anh với những chiếc tiêm kích Hawker Hurricane làm nòng cốt đã chuẩn bị sẵn sàng cho màn so găng trong trận không chiến lớn nhất lịch sử. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Trận không chiến nước Anh bắt đầu từ ngày 1/7 tới hết tháng 10 năm 1940 thì kết thúc và chính các phi đội Hawker Hurricane đã giúp Không quân Hoàng gia Anh đánh bại Không Đức trên bầu trời London. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Hình ảnh lịch sử trong nhà máy lắp ráp tiêm kích Hurricane, chỉ toàn phụ nữ do đàn ông đã bị tổng động viên ra chiến trường hết. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Về cơ bản, chiến thuật của Anh trong trận không chiến này đều xoay xung quanh hai loại chiến đấu cơ là Hurricane và Spitfire. Trong đó, những chiếc Spitfire sẽ làm nhiệm vụ quần chiến với tiêm kích Đức trong khi Hurricane đối đầu với máy bay ném bom của đối phương. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Tuy nhiên, tình hình chiến trường thực tế luôn thay đổi chóng mặt và không ít chiếc Hurricane đã trực tiếp nghênh chiến với tiêm kích đối phương và cũng vẫn đạt được hiệu suất tiêu diệt địch khá cao. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Không ít trường hợp được ghi nhận lại về việc những chiếc máy bay Hurricane với khung vững chắc vẫn có thể chiến đấu tiếp trong tình trạng bị đối phương bắn tan nát một phần cánh của mình. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Sở dĩ như vậy là do Hurricane có thiết kế vững chắc hơn nhiều so với Spitfire và sự vượt trội này thể hiện ở chỗ trọng lượng không tải của Hurricane nặng hơn người chiến hữu Spitfire tới 600 kg. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Cận cảnh một chiếc Hurricane tan nát phần đuôi, hỏng hoàn toàn hệ thống cánh lái hướng ở phía đuôi vẫn có thể hạ cánh một cách an toàn - điều mà các phi công Spitfire rất sợ vì điểm yếu của loại máy bay này là hỏng đuôi sẽ gần như mất lái hoàn toàn. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Loại tiêm kích một người lái này có chiều dài rất gọn gàng chưa tới 10 mét, sải cánh 12,19 mét và được trang bị một động cơ Rolls-Royce Merlin XX V-12. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Động cơ của chiếc Hurricane cho phép nó cất cánh được với trọng lượng tối đa gần 4000 kg và đạt tốc độ cao nhất lên tới 547 km/h ở độ cao 6000 mét, tầm bay tối đa lên tới 965 km và trần bay gần 11.000 mét. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Tuỳ từng phiên bản mà trang bị vũ khí của Hurricane có nhiều thay đổi khác nhau. Trong đó những phiên bản tham gia trận Không chiến nước Anh thường là loại IIA được mang theo 12 súng máy cỡ 7,7 mm trong khi những phiên bản cuối cùng của Hurricane loại IID lại được mang theo tới 2 pháo 40mm và 2 súng máy 7,7 mm. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Tổng cộng đã có tới hơn 14.000 chiếc Hurricane được lắp ráp và sản xuất cho tới năm 1944. Tới nay, vẫn còn rất nhiều trong số chúng tiếp tục bay tốt. Nguồn ảnh: Warhistoryonline.
Mời độc giả xem Video: Không chiến rực lửa trong Chiến tranh Thế giới thứ hai.