Mặc dù Nga và Trung Quốc hiện có quan hệ khá tốt, thậm chí còn tổ chức các cuộc tập trận chung, nhưng trang tin Sputnik News của Nga gần đây, đã đăng tải một bài báo có tiêu đề " Tiêm kích hạm J-15 trên tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc có vấn đề", lột trần về lịch sử và điểm yếu của loại tiêm kích hạm này.Tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc là bản sao không có giấy phép của máy bay chiến đấu Su-33, sử dụng trên tàu sân bay của Nga. Su-33 là biến thể của chiến đấu cơ Su-27K, được Liên Xô sản xuất để hoạt động trên tàu sân bay mà Liên Xô khi đó đang đóng.Khi đó Trung Quốc đã mua một chiếc T-10K-3, một nguyên mẫu của Su-33 từ Ukraine và sau đó chế tạo lại nó, bất chấp sự phản đối của Nga (vì khi đó, Nga được coi là quốc gia thừa kế toàn bộ bản quyền tiêm kích Su-27 và các biến thể).Nguyên mẫu T-10K-3 khi đó chỉ là mẫu thử nghiệm, nên công nghệ chưa hoàn thiện. Những máy bay J-15 mà Trung Quốc sao chép từ T-10K-3 bị rơi thường xuyên cũng là điều dễ hiểu và người Nga dường như đang "phấn khích" về điều đó.J-15 được sản xuất cùng với việc Trung Quốc đưa chiếc tàu sân bay đầu tiên của họ là Liêu Ninh vào sử dụng năm 2012. Nên nhớ rằng, tàu sân bay Liêu Ninh, là chiếc tàu sân bay Varyag của Liên Xô đang đóng dở, được Trung Quốc mua lại và tiếp tục hoàn thiện.Trang Sputnik đã "cứa vào niềm đau" tiêm kích J-15 khi viết: "Tình yêu giành cho tiêm kích hạm J-15 hiếm khi được tung hô tại Trung Quốc"; Sputnik đã không ngần ngại trích dẫn lời tờ Asia Times: Truyền thông Trung Quốc đã ví chiếc J-15 là con "cá chạch", chứ không phải là "cá mập bay".Lý do truyền thông Trung Quốc không "mặn mà" với J-15, là do tiêm kích hạm này hoạt động không hiệu quả trên các tàu sân bay Trung Quốc. Động cơ yếu và và trọng lượng nặng của J-15, đã hạn chế nghiêm trọng khả năng hoạt động hiệu quả của nó.Với trọng lượng rỗng đến 17,5 tấn, J-15 đứng đầu bảng xếp hạng đối với các máy bay chiến đấu hoạt động trên tàu sân bay trên thế giới hiện nay. So sánh, tiêm kích hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ, chỉ có trọng lượng rỗng 14,5 tấn.Do trọng lượng nặng, động cơ yếu, lại không có máy phóng máy bay, nên J-15 không có khả năng cất cánh khi mang đầy tải. Do vậy J-15 thời gian hoạt động trên không chỉ được tính bằng phút, chứ không phải bằng giờ; Sputnik nhấn mạnh.Mặc dù đưa vào hoạt động chưa lâu, nhưng những tiêm kích hạm J-15 đã để lại những thất vọng nặng nề; nhiều chiếc J-15 đã bị rơi và bị cháy khiến Trung Quốc đang tìm một loại tiêm kích hạm mới để thay thế.Sau khi mổ xẻ những yếu kém của J-15, Sputnik sau đó đã đưa ra lời giải thích của chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin, người đã giải thích lý do tại sao không nên sao chép máy bay của quốc gia khác, khi chưa được phép.Kashin viết: "Nhiều năm trước, Trung Quốc quyết định tiết kiệm tiền và thay vì mua một số máy bay Su-33 của Nga để sản xuất theo giấy phép ở Trung Quốc, họ đã chọn một nguyên mẫu Su-33 thử nghiệm chưa hoàn thiện ở Ukraine".Kashin phân tích: “Quá trình phát triển J-15 tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn dự kiến, và những chiếc máy bay J-15 tỏ ra kém tin cậy. Nếu Trung Quốc chấp nhận mất tiền mua Su-33 của Nga, họ sẽ có được một tiêm kích hạm tin cậy và mạnh mẽ".Trung Quốc từ lâu có thói quen “tiếp thu” công nghệ phương Tây mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu; trong lĩnh vực chế tạo vũ khí, vũ khí Liên Xô/Nga bị Trung Quốc sao chép nhiều nhất, từ máy bay, tên lửa đến súng bộ binh, đều bị Trung Quốc "copy" mà không cần phải hỏi ý kiến.Những việc làm sao chép trái phép của Trung Quốc không những bị tẩy chay, mà ngày càng đẩy Trung Quốc "tụt hậu" xa hơn so với công nghệ của Nga và phương Tây; đồng thời là một sự thừa nhận rằng, Trung Quốc là một quốc gia thiếu năng lực, để thực sự đổi mới công nghệ của chính họ. Nguồn ảnh: Sina. Phi công tiêm kích hạm J-15 của Không quân Hải quân Trung Quốc huấn luyện cất - hạ cánh từ tàu sân bay. Nguồn: CCTV.
Mặc dù Nga và Trung Quốc hiện có quan hệ khá tốt, thậm chí còn tổ chức các cuộc tập trận chung, nhưng trang tin Sputnik News của Nga gần đây, đã đăng tải một bài báo có tiêu đề " Tiêm kích hạm J-15 trên tàu sân bay của Hải quân Trung Quốc có vấn đề", lột trần về lịch sử và điểm yếu của loại tiêm kích hạm này.
Tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc là bản sao không có giấy phép của máy bay chiến đấu Su-33, sử dụng trên tàu sân bay của Nga. Su-33 là biến thể của chiến đấu cơ Su-27K, được Liên Xô sản xuất để hoạt động trên tàu sân bay mà Liên Xô khi đó đang đóng.
Khi đó Trung Quốc đã mua một chiếc T-10K-3, một nguyên mẫu của Su-33 từ Ukraine và sau đó chế tạo lại nó, bất chấp sự phản đối của Nga (vì khi đó, Nga được coi là quốc gia thừa kế toàn bộ bản quyền tiêm kích Su-27 và các biến thể).
Nguyên mẫu T-10K-3 khi đó chỉ là mẫu thử nghiệm, nên công nghệ chưa hoàn thiện. Những máy bay J-15 mà Trung Quốc sao chép từ T-10K-3 bị rơi thường xuyên cũng là điều dễ hiểu và người Nga dường như đang "phấn khích" về điều đó.
J-15 được sản xuất cùng với việc Trung Quốc đưa chiếc tàu sân bay đầu tiên của họ là Liêu Ninh vào sử dụng năm 2012. Nên nhớ rằng, tàu sân bay Liêu Ninh, là chiếc tàu sân bay Varyag của Liên Xô đang đóng dở, được Trung Quốc mua lại và tiếp tục hoàn thiện.
Trang Sputnik đã "cứa vào niềm đau" tiêm kích J-15 khi viết: "Tình yêu giành cho tiêm kích hạm J-15 hiếm khi được tung hô tại Trung Quốc"; Sputnik đã không ngần ngại trích dẫn lời tờ Asia Times: Truyền thông Trung Quốc đã ví chiếc J-15 là con "cá chạch", chứ không phải là "cá mập bay".
Lý do truyền thông Trung Quốc không "mặn mà" với J-15, là do tiêm kích hạm này hoạt động không hiệu quả trên các tàu sân bay Trung Quốc. Động cơ yếu và và trọng lượng nặng của J-15, đã hạn chế nghiêm trọng khả năng hoạt động hiệu quả của nó.
Với trọng lượng rỗng đến 17,5 tấn, J-15 đứng đầu bảng xếp hạng đối với các máy bay chiến đấu hoạt động trên tàu sân bay trên thế giới hiện nay. So sánh, tiêm kích hạm F/A-18 của Hải quân Mỹ, chỉ có trọng lượng rỗng 14,5 tấn.
Do trọng lượng nặng, động cơ yếu, lại không có máy phóng máy bay, nên J-15 không có khả năng cất cánh khi mang đầy tải. Do vậy J-15 thời gian hoạt động trên không chỉ được tính bằng phút, chứ không phải bằng giờ; Sputnik nhấn mạnh.
Mặc dù đưa vào hoạt động chưa lâu, nhưng những tiêm kích hạm J-15 đã để lại những thất vọng nặng nề; nhiều chiếc J-15 đã bị rơi và bị cháy khiến Trung Quốc đang tìm một loại tiêm kích hạm mới để thay thế.
Sau khi mổ xẻ những yếu kém của J-15, Sputnik sau đó đã đưa ra lời giải thích của chuyên gia quân sự Nga Vasily Kashin, người đã giải thích lý do tại sao không nên sao chép máy bay của quốc gia khác, khi chưa được phép.
Kashin viết: "Nhiều năm trước, Trung Quốc quyết định tiết kiệm tiền và thay vì mua một số máy bay Su-33 của Nga để sản xuất theo giấy phép ở Trung Quốc, họ đã chọn một nguyên mẫu Su-33 thử nghiệm chưa hoàn thiện ở Ukraine".
Kashin phân tích: “Quá trình phát triển J-15 tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn dự kiến, và những chiếc máy bay J-15 tỏ ra kém tin cậy. Nếu Trung Quốc chấp nhận mất tiền mua Su-33 của Nga, họ sẽ có được một tiêm kích hạm tin cậy và mạnh mẽ".
Trung Quốc từ lâu có thói quen “tiếp thu” công nghệ phương Tây mà không được sự đồng ý của chủ sở hữu; trong lĩnh vực chế tạo vũ khí, vũ khí Liên Xô/Nga bị Trung Quốc sao chép nhiều nhất, từ máy bay, tên lửa đến súng bộ binh, đều bị Trung Quốc "copy" mà không cần phải hỏi ý kiến.
Những việc làm sao chép trái phép của Trung Quốc không những bị tẩy chay, mà ngày càng đẩy Trung Quốc "tụt hậu" xa hơn so với công nghệ của Nga và phương Tây; đồng thời là một sự thừa nhận rằng, Trung Quốc là một quốc gia thiếu năng lực, để thực sự đổi mới công nghệ của chính họ. Nguồn ảnh: Sina.
Phi công tiêm kích hạm J-15 của Không quân Hải quân Trung Quốc huấn luyện cất - hạ cánh từ tàu sân bay. Nguồn: CCTV.