Trung Quốc vừa nhập biên tàu sân bay mới nhất của nước này mang tên Sơn Đông với số thân 17 vào Hạm đội Nam Hải. Đây cũng là hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất hoàn toàn. Nguồn ảnh: QQ. Tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc mang theo được tối đa 40 máy bay các loại trong đó loại tiêm kích duy nhất mà nó mang theo được chính là các chiến đấu cơ J-15 - đây hiện cũng là loại tiêm kích duy nhất của Trung Quốc hoạt động được trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: QQ.Giống với Liêu Ninh, tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc sử dụng thiết kế cầu nhảy để cất cánh máy bay gióng như các tàu sân bay trước kia của Liên Xô. Nguồn ảnh: QQ.Việc sử dụng hệ thống cầu nhảy thay vì máy phóng sẽ giới hạn trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay chiến đấu J-15 bất chấp mọi nỗ lực cải biên loại tiêm kích này của phía Bắc Kinh. Nguồn ảnh: QQ.Tiêm kích J-15 của Trung Quốc hay còn có biệt danh là Phi Sa được Trung Quốc phát triển dựa trên phiên bản J-11B của nước này và Su-33 của Nga. Nguồn ảnh: QQ.Loại chiến đấu cơ này có trọng lượng rỗng lên tới 17,5 tấn, kèm theo đó là khả năng mang theo tối đa 7 tấn vũ khí các loại dưới 12 giá treo dưới thân và cánh máy bay. Nguồn ảnh: QQ.Vấn đề là động cơ của J-15 quá yếu kèm theo đó là trọng lượng quá nặng kết hợp với kiểu cất cánh bằng cầu nhảy khiến nó không thể triển khai từ tàu sân bay Sơn Đông với trọng lượng tối đa được. Nguồn ảnh: QQ.Để tiện so sánh, chiến đấu cơ F/A-18 của Không quân Hải quân Mỹ có trọng lượng chỉ hơn 10 tấn, tỷ trọng lực đẩy/trọng lượng máy bay cao hơn tiêm kích J-15 10% kèm theo đó là hệ thống máy phóng máy bay trên các tàu sân bay Mỹ cho phép F/A-18 cất cánh được với đầy đủ trang bị vũ khí cùng nhiên liệu. Nguồn ảnh: QQ.Ở chiều hướng ngược lại, tiêm kích J-15 của Trung Quốc không những không mang theo đầy đủ vũ khí khi cất cánh mà nó cũng không thể mang theo đầy đủ nhiên liệu nếu muốn cất cánh được từ tàu sân bay. Nguồn ảnh: QQ.Điểm yếu chí tử này khiến cho các chiến đấu cơ J-15 bị giới hạn về tầm bay, giới hạn về số lượng vũ khí nó có thể mang theo, qua đó gián tiếp giới hạn về các kiểu nhiệm vụ mà J-15 có thể tham gia. Nguồn ảnh: QQ.Trong khi chương trình J-31 của Trung Quốc tới nay vẫn chưa thấy "tăm hơi", nhiều khả năng các tàu sân bay của nước này đặc biệt là Sơn Đông sẽ vẫn phải "đá cặp" với J-15 thêm một thời gian dài nữa. Và tất nhiên, chừng nào chưa được trang bị loại tiêm kích mới hiện đại hơn, tàu sân bay Sơn Đông sẽ không thể phát huy tối đa sức mạnh của mình trên biển được. Nguồn ảnh: QQ.Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc thử nghiệm cất - hạ cánh trên tàu sân bay.
Trung Quốc vừa nhập biên tàu sân bay mới nhất của nước này mang tên Sơn Đông với số thân 17 vào Hạm đội Nam Hải. Đây cũng là hàng không mẫu hạm đầu tiên do Trung Quốc tự sản xuất hoàn toàn. Nguồn ảnh: QQ.
Tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc mang theo được tối đa 40 máy bay các loại trong đó loại tiêm kích duy nhất mà nó mang theo được chính là các chiến đấu cơ J-15 - đây hiện cũng là loại tiêm kích duy nhất của Trung Quốc hoạt động được trên tàu sân bay. Nguồn ảnh: QQ.
Giống với Liêu Ninh, tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc sử dụng thiết kế cầu nhảy để cất cánh máy bay gióng như các tàu sân bay trước kia của Liên Xô. Nguồn ảnh: QQ.
Việc sử dụng hệ thống cầu nhảy thay vì máy phóng sẽ giới hạn trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay chiến đấu J-15 bất chấp mọi nỗ lực cải biên loại tiêm kích này của phía Bắc Kinh. Nguồn ảnh: QQ.
Tiêm kích J-15 của Trung Quốc hay còn có biệt danh là Phi Sa được Trung Quốc phát triển dựa trên phiên bản J-11B của nước này và Su-33 của Nga. Nguồn ảnh: QQ.
Loại chiến đấu cơ này có trọng lượng rỗng lên tới 17,5 tấn, kèm theo đó là khả năng mang theo tối đa 7 tấn vũ khí các loại dưới 12 giá treo dưới thân và cánh máy bay. Nguồn ảnh: QQ.
Vấn đề là động cơ của J-15 quá yếu kèm theo đó là trọng lượng quá nặng kết hợp với kiểu cất cánh bằng cầu nhảy khiến nó không thể triển khai từ tàu sân bay Sơn Đông với trọng lượng tối đa được. Nguồn ảnh: QQ.
Để tiện so sánh, chiến đấu cơ F/A-18 của Không quân Hải quân Mỹ có trọng lượng chỉ hơn 10 tấn, tỷ trọng lực đẩy/trọng lượng máy bay cao hơn tiêm kích J-15 10% kèm theo đó là hệ thống máy phóng máy bay trên các tàu sân bay Mỹ cho phép F/A-18 cất cánh được với đầy đủ trang bị vũ khí cùng nhiên liệu. Nguồn ảnh: QQ.
Ở chiều hướng ngược lại, tiêm kích J-15 của Trung Quốc không những không mang theo đầy đủ vũ khí khi cất cánh mà nó cũng không thể mang theo đầy đủ nhiên liệu nếu muốn cất cánh được từ tàu sân bay. Nguồn ảnh: QQ.
Điểm yếu chí tử này khiến cho các chiến đấu cơ J-15 bị giới hạn về tầm bay, giới hạn về số lượng vũ khí nó có thể mang theo, qua đó gián tiếp giới hạn về các kiểu nhiệm vụ mà J-15 có thể tham gia. Nguồn ảnh: QQ.
Trong khi chương trình J-31 của Trung Quốc tới nay vẫn chưa thấy "tăm hơi", nhiều khả năng các tàu sân bay của nước này đặc biệt là Sơn Đông sẽ vẫn phải "đá cặp" với J-15 thêm một thời gian dài nữa. Và tất nhiên, chừng nào chưa được trang bị loại tiêm kích mới hiện đại hơn, tàu sân bay Sơn Đông sẽ không thể phát huy tối đa sức mạnh của mình trên biển được. Nguồn ảnh: QQ.
Mời độc giả xem Video: Chiến đấu cơ J-15 của Trung Quốc thử nghiệm cất - hạ cánh trên tàu sân bay.