Cụ thể, các tiêm kích F-35 phiên bản F-35B và F-35C của Hải quân Mỹ đang gặp sự cố rất lớn về mặt tốc độ tối đa. Theo đó, phi công sẽ không thể đạt được tốc độ siêu âm hoặc chỉ bay với tốc độ siêu âm được một thời gian ngắn trước khi phải giảm tốc. Nguồn ảnh: USNV.Sự cố này xuất phát từ kết cấu phần đuôi của máy bay, theo các báo cáo được Lầu Năm Góc công bố, phần đuôi của F-35B và F-35C sẽ hư hỏng nghiêm trọng nếu phi công cố ép máy bay bay với tốc độ siêu âm trong thời gian quá dài. Nguồn ảnh: USNV.Báo cáo này cũng chỉ rõ, phi công hoàn toàn có khả năng và phương pháp để ép chiến đấu cơ F-35 bay với tốc độ siêu âm đúng như lý thuyết trong một thời gian dài, tuy nhiên trong trường hợp đó, phần đuôi của F-35 chắc chắn sẽ hư hỏng. Nguồn ảnh: USNV.Do cơ kết cấu của F-35 rất phức tạp nên việc sửa chữa lại lỗi kết cấu phần đuôi này sẽ tốn cực kỳ nhiều thời gian. Vậy nên, Mỹ quyết định sẽ không chỉnh sửa lại thiết kế lỗi của mình. Nguồn ảnh: USNV.Sự cố không bay được với tốc độ siêu âm trong thời gian quá lâu của các tiêm kích F-35 phiên bản F-35B và F-35C đã được phát hiện từ năm 2011. Tuy nhiên phải tới đầu năm nay quân đội Mỹ cùng Lockheed Martin mới quyết định không sửa lại sự cố này. Nguồn ảnh: USNV.Theo lý giải của nhiều chuyên gia quân sự, tốc độ siêu âm thậm chí còn không phải là một trong những yêu cầu thiết yếu của F-35. Loại chiến đấu cơ này với khả năng tàng hình cao, có khả năng áp sát và tấn công mục tiêu ở những thời điểm không ngờ nhất. Nguồn ảnh: USNV.Vả lại, tốc độ tối đa của F-35 cũng chỉ vào khoảng Mach 1.6 - thua kém hơn nhiều so với những loại tiêm kích thế hệ 4++ vốn dĩ thường có tốc độ siêu âm lên tới trên Mach 2. Vậy nên, đua tốc độ với máy bay đời cũ không phải là một yêu cầu của F-35. Nguồn ảnh: USNV.Khi tham chiến, nhiệm vụ đối đầu với những tiêm kích thế hệ 4++ của đối phương cũng như chiếm ưu thế trên không sẽ được dành cho tiêm kích F-22, bản thân F-35 sẽ chú trọng nhiều vào nhiệm vụ tấn công mặt đất hoặc tấn công biển nhiều hơn là không chiến. Nguồn ảnh: USNV.Mặc dù vậy, việc thiết kế của F-35 bị lỗi khiến cho nó không thể bay được với tốc độ siêu âm đúng như lý thuyết cũng khiến không ít chuyên gia tỏ ra lo ngại với chất lượng thực sự của loại tiêm kích đắt đỏ này. Nguồn ảnh: USNV. Video Cận cảnh chiến đấu cơ F-35 tiếp liệu trên không cùng siêu máy bay ném bom B-2 Spirit.
Cụ thể, các tiêm kích F-35 phiên bản F-35B và F-35C của Hải quân Mỹ đang gặp sự cố rất lớn về mặt tốc độ tối đa. Theo đó, phi công sẽ không thể đạt được tốc độ siêu âm hoặc chỉ bay với tốc độ siêu âm được một thời gian ngắn trước khi phải giảm tốc. Nguồn ảnh: USNV.
Sự cố này xuất phát từ kết cấu phần đuôi của máy bay, theo các báo cáo được Lầu Năm Góc công bố, phần đuôi của F-35B và F-35C sẽ hư hỏng nghiêm trọng nếu phi công cố ép máy bay bay với tốc độ siêu âm trong thời gian quá dài. Nguồn ảnh: USNV.
Báo cáo này cũng chỉ rõ, phi công hoàn toàn có khả năng và phương pháp để ép chiến đấu cơ F-35 bay với tốc độ siêu âm đúng như lý thuyết trong một thời gian dài, tuy nhiên trong trường hợp đó, phần đuôi của F-35 chắc chắn sẽ hư hỏng. Nguồn ảnh: USNV.
Do cơ kết cấu của F-35 rất phức tạp nên việc sửa chữa lại lỗi kết cấu phần đuôi này sẽ tốn cực kỳ nhiều thời gian. Vậy nên, Mỹ quyết định sẽ không chỉnh sửa lại thiết kế lỗi của mình. Nguồn ảnh: USNV.
Sự cố không bay được với tốc độ siêu âm trong thời gian quá lâu của các tiêm kích F-35 phiên bản F-35B và F-35C đã được phát hiện từ năm 2011. Tuy nhiên phải tới đầu năm nay quân đội Mỹ cùng Lockheed Martin mới quyết định không sửa lại sự cố này. Nguồn ảnh: USNV.
Theo lý giải của nhiều chuyên gia quân sự, tốc độ siêu âm thậm chí còn không phải là một trong những yêu cầu thiết yếu của F-35. Loại chiến đấu cơ này với khả năng tàng hình cao, có khả năng áp sát và tấn công mục tiêu ở những thời điểm không ngờ nhất. Nguồn ảnh: USNV.
Vả lại, tốc độ tối đa của F-35 cũng chỉ vào khoảng Mach 1.6 - thua kém hơn nhiều so với những loại tiêm kích thế hệ 4++ vốn dĩ thường có tốc độ siêu âm lên tới trên Mach 2. Vậy nên, đua tốc độ với máy bay đời cũ không phải là một yêu cầu của F-35. Nguồn ảnh: USNV.
Khi tham chiến, nhiệm vụ đối đầu với những tiêm kích thế hệ 4++ của đối phương cũng như chiếm ưu thế trên không sẽ được dành cho tiêm kích F-22, bản thân F-35 sẽ chú trọng nhiều vào nhiệm vụ tấn công mặt đất hoặc tấn công biển nhiều hơn là không chiến. Nguồn ảnh: USNV.
Mặc dù vậy, việc thiết kế của F-35 bị lỗi khiến cho nó không thể bay được với tốc độ siêu âm đúng như lý thuyết cũng khiến không ít chuyên gia tỏ ra lo ngại với chất lượng thực sự của loại tiêm kích đắt đỏ này. Nguồn ảnh: USNV.
Video Cận cảnh chiến đấu cơ F-35 tiếp liệu trên không cùng siêu máy bay ném bom B-2 Spirit.