Trong cuộc họp báo tại Tehran ngày 9/10, Chuẩn tướng Ebrahim Jabbari, cố vấn Tư lệnh lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), nhắc lại rằng 90% số tên lửa nước này khai hỏa vào lãnh thổ Israel trong chiến dịch Lời hứa Đích thực 2 hồi đầu tháng đã trúng đích.Ông tiết lộ ngoài phóng tên lửa, IRGC cũng đồng thời tiến hành các chiến dịch tấn công mạng và tác chiến điện tử nhằm vào lưới phòng không của Israel, giúp loạt đạn có thể xuyên qua hệ thống phòng thủ."Tên lửa Iran đã đánh trúng các cơ sở quân sự quan trọng và nhà chứa tiêm kích F-35I, phá hủy lượng lớn phi cơ. Mỹ và Israel đã sử dụng những vũ khí mới nhất để chống trả, song xét về góc độ quân sự và tình báo, họ đã bị bất ngờ trước tính chớp nhoáng của chiến dịch", tướng Jabbari nói.Tướng Jabbari không đưa ra bằng chứng cũng như nêu cụ thể số lượng tiêm kích tàng hình F-35 bị phá hủy. Trong khi đó hãng thông tấn Shafaqna của Iran cho biết hơn 20 tiêm kích F-35I của Israel đã trúng tên lửa, nhưng họ cũng không cung cấp được bằng chứng.Tel Aviv chưa phản hồi thông tin tướng Iran đưa ra. Trước đó Israel tuyên bố đòn tập kích bằng tên lửa của Iran chỉ gây ra thiệt hại tối thiểu.Giới quan sát cho rằng, căn cứ Nevatim, nơi đóng quân của tiêm kích F-35I đã trúng khoảng 40 tên lửa. Hình ảnh các vị trí của tên lửa đánh trúng.Tuy nhiên chỉ có một quả xuyên thủng mái nhà chứa máy bay F-35I, nhưng không xuất hiện vụ nổ thứ cấp.Việc không có vụ nổ thứ cấp tại khu nhà chứa máy bay F-35I cho thấy ít có khả năng chiến đấu cơ tàng hình của Israel bị hư hại.Mặt khác ngay thời điểm trước và trong khi diễn ra cuộc tập kích tên lửa của Iran hôm 1/10, dữ liệu hàng không ghi nhận toàn phi đội máy bay tiếp dầu Boeing 707 không ở căn cứ mà hoạt động liên tục ngoài khơi Israel.Điều này cho thấy có thể phi đội máy bay tiếp dầu Boeing 707 đang tiếp nhiên liệu cho những chiếc F-35I đã sơ tán khỏi căn cứ và đang bay ở trên không.Giới phân tích cho rằng, với năng lực tình báo của Israel, cộng với việc họ luôn đề phòng đòn tấn công mà Iran đã nhiều lần tuyên bố gần đó, nên chắc chắn Tel Aviv đã có kế sách bảo vệ những chiếc tiêm kích F-35I quý giá này.Iran không đưa được ra bằng chứng cụ thể, cũng như hình chụp vệ tinh căn cứ chỉ có một lỗ hổng trên nhà chứa, thì việc tuyên bố hạ nhiều F-35I có thể chỉ là đòn phô trương thanh thế.Cả Iran và Israel đều không muốn nổ ra một cuộc chiến toàn diện, vì thế họ thường tung ra đòn tấn công bất ngờ có trọng điểm để gây thiệt hại "có kiểm soát" cho đối phương.Cho đến nay, Israel vẫn chưa tung ra đòn tấn công trả đũa dù họ tuyên bố "Iran đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng".Israel hồi tháng 6 ký hợp đồng 3 tỷ USD để mua thêm 25 tiêm kích F-35 từ tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ, nâng tổng số phi cơ F-35 mà Tel Aviv dự kiến biên chế lên 75 chiếc.Lực lượng này trước đó đặt mua 50 chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ, song Lockheed Martin mới bàn giao 39 máy bay F-35I.F-35I là phiên bản phát triển riêng cho không quân Israel dựa trên nền tảng biến thể F-35A, được tích hợp nhiều công nghệ nội địa để đối phó mối đe dọa từ Iran.Với sự chấp thuận của Lockheed Martin, Israel trở thành quốc gia duy nhất ngoài Mỹ được quyền can thiệp và chỉnh sửa các hệ thống trên tiêm kích F-35, Israel đã đặt biệt hiệu cho những chiếc máy bay của mình là F-35I "Adir" nghĩa là "Người vĩ đại".
Trong cuộc họp báo tại Tehran ngày 9/10, Chuẩn tướng Ebrahim Jabbari, cố vấn Tư lệnh lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC), nhắc lại rằng 90% số tên lửa nước này khai hỏa vào lãnh thổ Israel trong chiến dịch Lời hứa Đích thực 2 hồi đầu tháng đã trúng đích.
Ông tiết lộ ngoài phóng tên lửa, IRGC cũng đồng thời tiến hành các chiến dịch tấn công mạng và tác chiến điện tử nhằm vào lưới phòng không của Israel, giúp loạt đạn có thể xuyên qua hệ thống phòng thủ.
"Tên lửa Iran đã đánh trúng các cơ sở quân sự quan trọng và nhà chứa tiêm kích F-35I, phá hủy lượng lớn phi cơ. Mỹ và Israel đã sử dụng những vũ khí mới nhất để chống trả, song xét về góc độ quân sự và tình báo, họ đã bị bất ngờ trước tính chớp nhoáng của chiến dịch", tướng Jabbari nói.
Tướng Jabbari không đưa ra bằng chứng cũng như nêu cụ thể số lượng tiêm kích tàng hình F-35 bị phá hủy. Trong khi đó hãng thông tấn Shafaqna của Iran cho biết hơn 20 tiêm kích F-35I của Israel đã trúng tên lửa, nhưng họ cũng không cung cấp được bằng chứng.
Tel Aviv chưa phản hồi thông tin tướng Iran đưa ra. Trước đó Israel tuyên bố đòn tập kích bằng tên lửa của Iran chỉ gây ra thiệt hại tối thiểu.
Giới quan sát cho rằng, căn cứ Nevatim, nơi đóng quân của tiêm kích F-35I đã trúng khoảng 40 tên lửa. Hình ảnh các vị trí của tên lửa đánh trúng.
Tuy nhiên chỉ có một quả xuyên thủng mái nhà chứa máy bay F-35I, nhưng không xuất hiện vụ nổ thứ cấp.
Việc không có vụ nổ thứ cấp tại khu nhà chứa máy bay F-35I cho thấy ít có khả năng chiến đấu cơ tàng hình của Israel bị hư hại.
Mặt khác ngay thời điểm trước và trong khi diễn ra cuộc tập kích tên lửa của Iran hôm 1/10, dữ liệu hàng không ghi nhận toàn phi đội máy bay tiếp dầu Boeing 707 không ở căn cứ mà hoạt động liên tục ngoài khơi Israel.
Điều này cho thấy có thể phi đội máy bay tiếp dầu Boeing 707 đang tiếp nhiên liệu cho những chiếc F-35I đã sơ tán khỏi căn cứ và đang bay ở trên không.
Giới phân tích cho rằng, với năng lực tình báo của Israel, cộng với việc họ luôn đề phòng đòn tấn công mà Iran đã nhiều lần tuyên bố gần đó, nên chắc chắn Tel Aviv đã có kế sách bảo vệ những chiếc tiêm kích F-35I quý giá này.
Iran không đưa được ra bằng chứng cụ thể, cũng như hình chụp vệ tinh căn cứ chỉ có một lỗ hổng trên nhà chứa, thì việc tuyên bố hạ nhiều F-35I có thể chỉ là đòn phô trương thanh thế.
Cả Iran và Israel đều không muốn nổ ra một cuộc chiến toàn diện, vì thế họ thường tung ra đòn tấn công bất ngờ có trọng điểm để gây thiệt hại "có kiểm soát" cho đối phương.
Cho đến nay, Israel vẫn chưa tung ra đòn tấn công trả đũa dù họ tuyên bố "Iran đã phạm phải sai lầm nghiêm trọng".
Israel hồi tháng 6 ký hợp đồng 3 tỷ USD để mua thêm 25 tiêm kích F-35 từ tập đoàn Lockheed Martin của Mỹ, nâng tổng số phi cơ F-35 mà Tel Aviv dự kiến biên chế lên 75 chiếc.
Lực lượng này trước đó đặt mua 50 chiến đấu cơ thế hệ thứ 5 của Mỹ, song Lockheed Martin mới bàn giao 39 máy bay F-35I.
F-35I là phiên bản phát triển riêng cho không quân Israel dựa trên nền tảng biến thể F-35A, được tích hợp nhiều công nghệ nội địa để đối phó mối đe dọa từ Iran.
Với sự chấp thuận của Lockheed Martin, Israel trở thành quốc gia duy nhất ngoài Mỹ được quyền can thiệp và chỉnh sửa các hệ thống trên tiêm kích F-35, Israel đã đặt biệt hiệu cho những chiếc máy bay của mình là F-35I "Adir" nghĩa là "Người vĩ đại".