Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đêm 1/10 thông báo tiến hành chiến dịch "Lời hứa Đích thực 2" nhắm vào 3 căn cứ quân sự Israel gần thành phố Tel Aviv gồm sân bay Nevatim, Tel Nof và Hatzerim, khẳng định 90% tên lửa "đã đánh trúng mục tiêu".Nevatim là một trong những căn cứ không quân lớn nhất và là nơi đóng quân của 3 phi đoàn tiêm kích tàng hình F-35I. Trong khi đó Tel Nof là cơ sở tập kết hai phi đoàn chiến đấu cơ hạng nặng F-15C/D và một đơn vị máy bay không người lái (UAV) trinh sát.IRGC cũng tuyên bố lần đầu phóng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Fattah-2, phá hủy "radar thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa َArrow 2/3" của Israel.Tên lửa siêu vượt âm dẫn đường chính xác Fattah 2 được IRGC công bố hồi tháng 6 năm ngoái, được quảng bá "là bước nhảy vọt lớn trong lĩnh vực tên lửa" của Iran.Fattah-2 có tốc độ lên đến Mach 12 (khoảng 14.700km/giờ). Nhờ tốc độ cao, tên lửa có thời gian bay tới mục tiêu rất ngắn và rất khó bị phát hiện.Cùng với đó, Fattah-2 được thiết kế với hình dạng khí động học đặc biệt và khi bay ở tốc độ siêu vượt âm, lớp vỏ ngoài của tên lửa liên tục bay hơi tạo ra đám mây plasma trung hòa về điện tích khiến nó vô hình trước sóng radar.Theo giới thiệu của Iran, đầu đạn tấn công của Fattah 2 là thiết bị lượn siêu vượt âm, có khả năng thay đổi quỹ đạo để né tránh các phương án đánh chặn của đối phương. Vì thế, việc ngăn chặn nó gần như không thể.Tầm bắn của Fattah-2 có thể lên tới 2.500km, cho phép nó tấn công mục tiêu trong khu vực Trung Đông, thậm chí là xa hơn nữa.Tên lửa siêu vượt âm của Iran có thể mang theo đầu đạn thông thường hoặc sinh học, hóa học và hạt nhân với sức phá hủy mạnh mẽ.Trong đợt tập kích tên lửa nhằm vào Israel đầu tháng 4/2024 vừa qua, Iran tuyên bố đã sử dụng tên lửa Fattah-2 để xuyên thủng lá chắn tên lửa đa tầng và hiện đại của Tel Aviv.Nhưng Bộ Quốc phòng Israel sau đó tuyên bố họ đủ khả năng đánh bại mọi loại tên lửa của Iran, kể cả tên lửa siêu vượt âm.Fabian Hinz, chuyên gia về chương trình tên lửa của Iran tại Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại Anh, khẳng định Iran "đã dùng những tên lửa tiên tiến nhất" trong vụ tập kích đêm 1/10.Iran khẳng định đòn tấn công tên lửa vào Israel là động thái "phù hợp với quyền tự vệ của Tehran" theo quy định quốc tế.Theo ước tính của quân đội Israel, Iran đã phóng khoảng 180 tên lửa đạn đạo trong chiến dịch này. Có hai người Israel bị thương vì mảnh vỡ tên lửa ở Tel Aviv và một dân thường Palestine thiệt mạng vì mảnh vỡ ở Jericho."Hệ thống phòng không Israel đang hoạt động tốt, phát hiện và đánh chặn các mối đe dọa ở bất cứ đâu và vào bất cứ thời điểm nào", chuẩn đô đốc Daniel Hagari, phát ngôn viên Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), cho biết.Ông Daniel Hagari tuyên bố Israel sẽ đáp trả vụ tập kích tên lửa của Iran. Theo ông, IDF đã lên kế hoạch cho chiến dịch trả đũa và sẽ triển khai vào thời gian, địa điểm mà họ lựa chọn.
Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) đêm 1/10 thông báo tiến hành chiến dịch "Lời hứa Đích thực 2" nhắm vào 3 căn cứ quân sự Israel gần thành phố Tel Aviv gồm sân bay Nevatim, Tel Nof và Hatzerim, khẳng định 90% tên lửa "đã đánh trúng mục tiêu".
Nevatim là một trong những căn cứ không quân lớn nhất và là nơi đóng quân của 3 phi đoàn tiêm kích tàng hình F-35I. Trong khi đó Tel Nof là cơ sở tập kết hai phi đoàn chiến đấu cơ hạng nặng F-15C/D và một đơn vị máy bay không người lái (UAV) trinh sát.
IRGC cũng tuyên bố lần đầu phóng tên lửa đạn đạo siêu vượt âm Fattah-2, phá hủy "radar thuộc hệ thống phòng thủ tên lửa َArrow 2/3" của Israel.
Tên lửa siêu vượt âm dẫn đường chính xác Fattah 2 được IRGC công bố hồi tháng 6 năm ngoái, được quảng bá "là bước nhảy vọt lớn trong lĩnh vực tên lửa" của Iran.
Fattah-2 có tốc độ lên đến Mach 12 (khoảng 14.700km/giờ). Nhờ tốc độ cao, tên lửa có thời gian bay tới mục tiêu rất ngắn và rất khó bị phát hiện.
Cùng với đó, Fattah-2 được thiết kế với hình dạng khí động học đặc biệt và khi bay ở tốc độ siêu vượt âm, lớp vỏ ngoài của tên lửa liên tục bay hơi tạo ra đám mây plasma trung hòa về điện tích khiến nó vô hình trước sóng radar.
Theo giới thiệu của Iran, đầu đạn tấn công của Fattah 2 là thiết bị lượn siêu vượt âm, có khả năng thay đổi quỹ đạo để né tránh các phương án đánh chặn của đối phương. Vì thế, việc ngăn chặn nó gần như không thể.
Tầm bắn của Fattah-2 có thể lên tới 2.500km, cho phép nó tấn công mục tiêu trong khu vực Trung Đông, thậm chí là xa hơn nữa.
Tên lửa siêu vượt âm của Iran có thể mang theo đầu đạn thông thường hoặc sinh học, hóa học và hạt nhân với sức phá hủy mạnh mẽ.
Trong đợt tập kích tên lửa nhằm vào Israel đầu tháng 4/2024 vừa qua, Iran tuyên bố đã sử dụng tên lửa Fattah-2 để xuyên thủng lá chắn tên lửa đa tầng và hiện đại của Tel Aviv.
Nhưng Bộ Quốc phòng Israel sau đó tuyên bố họ đủ khả năng đánh bại mọi loại tên lửa của Iran, kể cả tên lửa siêu vượt âm.
Fabian Hinz, chuyên gia về chương trình tên lửa của Iran tại Viện nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS) có trụ sở tại Anh, khẳng định Iran "đã dùng những tên lửa tiên tiến nhất" trong vụ tập kích đêm 1/10.
Iran khẳng định đòn tấn công tên lửa vào Israel là động thái "phù hợp với quyền tự vệ của Tehran" theo quy định quốc tế.
Theo ước tính của quân đội Israel, Iran đã phóng khoảng 180 tên lửa đạn đạo trong chiến dịch này. Có hai người Israel bị thương vì mảnh vỡ tên lửa ở Tel Aviv và một dân thường Palestine thiệt mạng vì mảnh vỡ ở Jericho.
"Hệ thống phòng không Israel đang hoạt động tốt, phát hiện và đánh chặn các mối đe dọa ở bất cứ đâu và vào bất cứ thời điểm nào", chuẩn đô đốc Daniel Hagari, phát ngôn viên Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF), cho biết.
Ông Daniel Hagari tuyên bố Israel sẽ đáp trả vụ tập kích tên lửa của Iran. Theo ông, IDF đã lên kế hoạch cho chiến dịch trả đũa và sẽ triển khai vào thời gian, địa điểm mà họ lựa chọn.