Sự kiện Vela hay còn được biết tới với tên gọi Vụ Nổ ở Nam Đại Tây Dương xảy ra vào ngày 22/9/1979. Vụ nổ này đã được vệ tinh mang tên Vela Hotel của Mỹ ghi nhận được nên được đặt tên theo tên của vệ tinh này. Nguồn ảnh: Thearchive.Sự kiện này tới nay vẫn chưa có lời giải đáp chính xác, tuy nhiên nhiều nghi ngờ đã cho rằng đây là một vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân không chính thức được Israel thực hiện. Nguồn ảnh: Thearchive.Trước khi sự kiện xảy ra, Israel được cho là đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm vũ khi hạt nhân. Các thông tin được tình báo CIA của Mỹ ghi nhận lại cho biết rất có khả năng, Israel và Nam Phi đã cùng bắt tay nhau thử nghiệm loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt này. Nguồn ảnh: Thearchive.Tuy nhiên các thông tin chính thức vào thời điểm này lại không nhắc tới Nam Phi do Washington không muốn quan hệ giữa hai nước trở nên phức tạp và thường báo chí Mỹ cũng chỉ ám chỉ Israel như là quốc gia duy nhất dính dáng tới vụ nổ Vela. Nguồn ảnh: Thearchive.Theo các tài liệu được ghi nhận lại, vụ nổ lớn xảy ra ở Nam Đại Tây Dương, gần với khu vực Nam Cực có thể trông thấy từ trên vệ tinh. Tuy nhiên do các vệ tinh thời điểm này có chất lượng thu thập hình ảnh khá kém nên không thể thu được nhiều bằng chứng. Nguồn ảnh: Thearchive.Thứ duy nhất mà vệ tinh Vela của Mỹ thu nhận được đó là ánh sáng từ vụ nổ - một thứ ánh sáng có cường độ cao hơn nhiều so với ánh sáng tự nhiên hay từ bất cứ nguồn sáng nào mà con người có thể tạo ra - ngoại trừ ánh sáng từ một vụ nổ hạt nhân. Nguồn ảnh: Thearchive.Ngoài ra, tình báo Mỹ sau khi phân tích những bức ảnh chụp vệ tinh vào thời điểm này cũng khẳng định rằng có ít nhất hai vụ nổ liên tiếp đã xảy ra liên tiếp nhau - củng cố thêm cho luận điểm Israel và Nam Phi đã cùng thử nghiệm vào cùng một thời điểm trong cùng một khu vực. Nguồn ảnh: Thearchive.Vụ việc sau đó đã sớm "chìm xuồng" do Mỹ cũng muốn làm ngơ với việc đồng minh thân cận của mình ở Trung Đông phát triển vũ khí hạt nhân. Kèm theo đó, chính sách ngoại giao "không can thiệp vào châu Phi" của Mỹ vào thời điểm này khiến cho Mỹ cũng không muốn làm quá to sự việc khi Nam Phi là một trong những đầu mối tình nghi chính. Nguồn ảnh: Thearchive.Cho tới tận năm 2010, rất nhiều báo cáo liên quan tới sự kiện Vela đã được giải mã, theo đó, CIA tin rằng sự kiện này có sự tham gia của Israel và Nam Phi nhưng sau đó quá trình điều tra đã bị gián đoạn hoặc các bản báo cáo sau đó vẫn chưa được giải mật. Nguồn ảnh: Thearchive.Tới năm 1984, nhiều tài liệu tình báo của Liên Xô và Mỹ đều công nhận Isarel là một trong những quốc gia có sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới - điều này càng khiến cho sự kiện Vela có thêm phần "liên quan" tới chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Israel vì một quốc gia chỉ có thể được coi là sở hữu vũ khí hạt nhân sau khi tiến hành các vụ nổ thử nghiệm thật trên thực địa. Nguồn ảnh: Thearchive. Mời độc giả xem Video: Cận cảnh khoảnh khắc Israel tiêu diệt tổ hợp tên lửa phòng không Pantsir của Nga ở Syria.
Sự kiện Vela hay còn được biết tới với tên gọi Vụ Nổ ở Nam Đại Tây Dương xảy ra vào ngày 22/9/1979. Vụ nổ này đã được vệ tinh mang tên Vela Hotel của Mỹ ghi nhận được nên được đặt tên theo tên của vệ tinh này. Nguồn ảnh: Thearchive.
Sự kiện này tới nay vẫn chưa có lời giải đáp chính xác, tuy nhiên nhiều nghi ngờ đã cho rằng đây là một vụ thử nghiệm vũ khí hạt nhân không chính thức được Israel thực hiện. Nguồn ảnh: Thearchive.
Trước khi sự kiện xảy ra, Israel được cho là đang trong quá trình nghiên cứu và thử nghiệm vũ khi hạt nhân. Các thông tin được tình báo CIA của Mỹ ghi nhận lại cho biết rất có khả năng, Israel và Nam Phi đã cùng bắt tay nhau thử nghiệm loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt này. Nguồn ảnh: Thearchive.
Tuy nhiên các thông tin chính thức vào thời điểm này lại không nhắc tới Nam Phi do Washington không muốn quan hệ giữa hai nước trở nên phức tạp và thường báo chí Mỹ cũng chỉ ám chỉ Israel như là quốc gia duy nhất dính dáng tới vụ nổ Vela. Nguồn ảnh: Thearchive.
Theo các tài liệu được ghi nhận lại, vụ nổ lớn xảy ra ở Nam Đại Tây Dương, gần với khu vực Nam Cực có thể trông thấy từ trên vệ tinh. Tuy nhiên do các vệ tinh thời điểm này có chất lượng thu thập hình ảnh khá kém nên không thể thu được nhiều bằng chứng. Nguồn ảnh: Thearchive.
Thứ duy nhất mà vệ tinh Vela của Mỹ thu nhận được đó là ánh sáng từ vụ nổ - một thứ ánh sáng có cường độ cao hơn nhiều so với ánh sáng tự nhiên hay từ bất cứ nguồn sáng nào mà con người có thể tạo ra - ngoại trừ ánh sáng từ một vụ nổ hạt nhân. Nguồn ảnh: Thearchive.
Ngoài ra, tình báo Mỹ sau khi phân tích những bức ảnh chụp vệ tinh vào thời điểm này cũng khẳng định rằng có ít nhất hai vụ nổ liên tiếp đã xảy ra liên tiếp nhau - củng cố thêm cho luận điểm Israel và Nam Phi đã cùng thử nghiệm vào cùng một thời điểm trong cùng một khu vực. Nguồn ảnh: Thearchive.
Vụ việc sau đó đã sớm "chìm xuồng" do Mỹ cũng muốn làm ngơ với việc đồng minh thân cận của mình ở Trung Đông phát triển vũ khí hạt nhân. Kèm theo đó, chính sách ngoại giao "không can thiệp vào châu Phi" của Mỹ vào thời điểm này khiến cho Mỹ cũng không muốn làm quá to sự việc khi Nam Phi là một trong những đầu mối tình nghi chính. Nguồn ảnh: Thearchive.
Cho tới tận năm 2010, rất nhiều báo cáo liên quan tới sự kiện Vela đã được giải mã, theo đó, CIA tin rằng sự kiện này có sự tham gia của Israel và Nam Phi nhưng sau đó quá trình điều tra đã bị gián đoạn hoặc các bản báo cáo sau đó vẫn chưa được giải mật. Nguồn ảnh: Thearchive.
Tới năm 1984, nhiều tài liệu tình báo của Liên Xô và Mỹ đều công nhận Isarel là một trong những quốc gia có sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới - điều này càng khiến cho sự kiện Vela có thêm phần "liên quan" tới chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Israel vì một quốc gia chỉ có thể được coi là sở hữu vũ khí hạt nhân sau khi tiến hành các vụ nổ thử nghiệm thật trên thực địa. Nguồn ảnh: Thearchive.
Mời độc giả xem Video: Cận cảnh khoảnh khắc Israel tiêu diệt tổ hợp tên lửa phòng không Pantsir của Nga ở Syria.