Chỉ trong vài ngày vừa qua, lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã thực hiện liên tiếp 2 vụ tấn công tên lửa vào các căn cứ quân sự Mỹ trên đất Iraq.Theo thống kê, đã có hơn một chục tên lửa rơi trúng đích và gây ra nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất, bên cạnh đó chưa rõ có thương vong về người hay không (dù Mỹ khẳng định là không có thương vong).Những trận tập kích tên lửa trên của Iran là hành động quân sự trả đũa ở mức hạn chế, vừa giữ được thể diện lại vừa không đẩy tình hình lên mức mất kiểm soát.Tuy nhiên vấn đề được giới quân sự quốc tế quan tâm đó là, tại sao các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tối tân của Mỹ lại hoàn toàn bất lực trong việc ngăn chặn cuộc tấn công.Ban đầu Washington giải thích rằng đây chỉ là những căn cứ nhỏ, không cần thiết phải bố trí các tổ hợp đánh chặn hiện đại và đắt tiền như Patriot vì quá lãng phí.Mặc dù vậy, đã xuất hiện nhiều tấm ảnh vệ tinh cho thấy xung quanh các căn cứ quân sự Mỹ vẫn được bảo vệ bởi các tổ hợp Patriot, tuy rằng đó không phải biến thể PAC 3 mới nhất.Nhưng dù sao đi nữa không thể phủ nhận việc chẳng có quả tên lửa nào của Iran bị Patriot đánh chặn thành công vẫn cần một lời giải thích rõ ràng từ phía Mỹ.Mới đây trang Avia của Nga như "đổ thêm dầu vào lửa" khi giải thích rằng lý do khiến phòng không Patriot của Mỹ bất động là bởi đã bị hệ thống tác chiến điện tử Nga cung cấp cho Iran vô hiệu hóa.Các nhà phân tích của Avia cho rằng Patriot không phải hệ thống phòng thủ hoàn hảo nhưng nó đã trải qua thực chiến và thu về khá nhiều thành công, vì vậy xác suất tồi tệ của trận đánh vừa qua phải có nguyên nhân tác động bên ngoài.Họ còn bình luận thêm rằng vị trí tương đối gần các căn cứ quân sự của Mỹ từ biên giới Iran - Iraq có thể đủ sức mạnh để làm nhiễu hoàn toàn radar chức năng của Patriot.Theo ước tính sơ bộ, các hệ thống tác chiến điện tử của Iran có tầm hoạt động hiệu quả lên tới 150 - 180 km, bao phủ hoàn toàn căn cứ không quân của quân đội Mỹ Balad, nằm ở phía Bắc Thủ đô Iraq.Bên cạnh đó, việc chế áp sóng vô tuyến điện tử cũng có thể được thực hiện đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa ở các nước láng giềng, bao gồm cả Saudi Arabia.Nhưng thông tin trên vẫn gây ra không ít nghi ngờ, bởi đây chẳng phải lần đầu trang Avia đưa ra những tuyên bố gây sốc như vậy, liên quan đến "sự thần diệu" của vũ khí, khí tài do Nga sản xuất.Hiện tại chưa có thông tin nào cho biết Nga đã cung cấp cho Iran các tổ hợp tác chiến điện tử tối tân như Krasukha-4 để đối kháng với khí tài tối tân của Mỹ.Bên cạnh đó vai trò của hệ thống EW này chủ yếu là để phòng thủ căn cứ trước cuộc tấn công của đối phương chứ không phải chủ động phát sóng chế áp trong chế độ tấn công từ cự ly xa đến vậy.
Chỉ trong vài ngày vừa qua, lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran đã thực hiện liên tiếp 2 vụ tấn công tên lửa vào các căn cứ quân sự Mỹ trên đất Iraq.
Theo thống kê, đã có hơn một chục tên lửa rơi trúng đích và gây ra nhiều thiệt hại về cơ sở vật chất, bên cạnh đó chưa rõ có thương vong về người hay không (dù Mỹ khẳng định là không có thương vong).
Những trận tập kích tên lửa trên của Iran là hành động quân sự trả đũa ở mức hạn chế, vừa giữ được thể diện lại vừa không đẩy tình hình lên mức mất kiểm soát.
Tuy nhiên vấn đề được giới quân sự quốc tế quan tâm đó là, tại sao các hệ thống phòng thủ tên lửa Patriot tối tân của Mỹ lại hoàn toàn bất lực trong việc ngăn chặn cuộc tấn công.
Ban đầu Washington giải thích rằng đây chỉ là những căn cứ nhỏ, không cần thiết phải bố trí các tổ hợp đánh chặn hiện đại và đắt tiền như Patriot vì quá lãng phí.
Mặc dù vậy, đã xuất hiện nhiều tấm ảnh vệ tinh cho thấy xung quanh các căn cứ quân sự Mỹ vẫn được bảo vệ bởi các tổ hợp Patriot, tuy rằng đó không phải biến thể PAC 3 mới nhất.
Nhưng dù sao đi nữa không thể phủ nhận việc chẳng có quả tên lửa nào của Iran bị Patriot đánh chặn thành công vẫn cần một lời giải thích rõ ràng từ phía Mỹ.
Mới đây trang Avia của Nga như "đổ thêm dầu vào lửa" khi giải thích rằng lý do khiến phòng không Patriot của Mỹ bất động là bởi đã bị hệ thống tác chiến điện tử Nga cung cấp cho Iran vô hiệu hóa.
Các nhà phân tích của Avia cho rằng Patriot không phải hệ thống phòng thủ hoàn hảo nhưng nó đã trải qua thực chiến và thu về khá nhiều thành công, vì vậy xác suất tồi tệ của trận đánh vừa qua phải có nguyên nhân tác động bên ngoài.
Họ còn bình luận thêm rằng vị trí tương đối gần các căn cứ quân sự của Mỹ từ biên giới Iran - Iraq có thể đủ sức mạnh để làm nhiễu hoàn toàn radar chức năng của Patriot.
Theo ước tính sơ bộ, các hệ thống tác chiến điện tử của Iran có tầm hoạt động hiệu quả lên tới 150 - 180 km, bao phủ hoàn toàn căn cứ không quân của quân đội Mỹ Balad, nằm ở phía Bắc Thủ đô Iraq.
Bên cạnh đó, việc chế áp sóng vô tuyến điện tử cũng có thể được thực hiện đối với các hệ thống phòng thủ tên lửa ở các nước láng giềng, bao gồm cả Saudi Arabia.
Nhưng thông tin trên vẫn gây ra không ít nghi ngờ, bởi đây chẳng phải lần đầu trang Avia đưa ra những tuyên bố gây sốc như vậy, liên quan đến "sự thần diệu" của vũ khí, khí tài do Nga sản xuất.
Hiện tại chưa có thông tin nào cho biết Nga đã cung cấp cho Iran các tổ hợp tác chiến điện tử tối tân như Krasukha-4 để đối kháng với khí tài tối tân của Mỹ.
Bên cạnh đó vai trò của hệ thống EW này chủ yếu là để phòng thủ căn cứ trước cuộc tấn công của đối phương chứ không phải chủ động phát sóng chế áp trong chế độ tấn công từ cự ly xa đến vậy.