Bộ Quốc phòng Armenia trong thông cáo báo chí cho biết: Hôm 29/9, tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ cất cánh từ sân bay Ganja để yểm trợ hỏa lực cho cuộc tấn công của quân đội Azerbaijan vào các địa điểm của Armenia gần thành phố Vardins."Tiêm kích Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi máy bay cường kích Su-25 ngay trên không phận của chúng tôi, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Armenia".Theo công bố từ giới chức quân sự Armenia, chiếc Su-25 của họ bị trúng tên lửa từ cự ly lên tới 60 km, ở độ cao 8.200 m, đây là khoảng cách xa kỷ lục mà một máy bay bị trúng tên lửa không đối không.Thông tin trên gây ra một vài thắc mắc bởi thông thường tầm bắn hiệu quả của tên lửa không chiến ngoài tầm nhìn chỉ ở khoảng dưới 40 km mà thôi, chưa kể đến việc chiếc Su-25 của Armenia có thừa thời gian cơ động để lẩn tránh.Đại sứ Armenia tại Moskva - ông Vardan Toganyan cho biết sau khi chiếc tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Armenia, Yerevan có thể yêu cầu Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể - CSTO tham chiến, đồng thời nói thêm rằng vấn đề này đang được thảo luận.Tuy nhiên sau đó Thư ký báo chí của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - ông Fahrettin Altun đã phủ nhận cáo buộc của Armenia về việc "tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ máy bay cường kích Su-25 của không quân Armenia".Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cũng lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Yerevan về việc có một máy bay cường kích Su-25 của Armenia bị tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Azerbaijan - ông Vagif Dargyahly khẳng định: "Cáo buộc của truyền thông Armenia là hoàn toàn giả dối".Hiện tại chưa rõ bên nào đưa ra thông tin chính xác khi thực sự cường kích Su-25 của Armenia đã rơi, không loại trừ khả năng chiếc chiến đấu cơ này gặp nạn do trục trặc kỹ thuật.Nhưng ý kiến thu hút sự quan tâm nhiều nhất đó là giới phân tích cho rằng có thể Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ tránh nhận chiến công cho F-16 nhằm không cho các nước CSTO khác có cơ hội tham chiến.Được biết tổ chức CSTO có cơ chế tham chiến khi một quốc gia trong khối bị nước ngoài tấn công quân sự và gây ra thiệt hại cho lực lượng vũ trang trong lãnh thổ của mình.Do vậy trong sự kiện trên, khi chiếc cường kính Su-25 của Armenia bị rơi trong lãnh thổ của họ và thực sự Thổ Nhĩ Kỳ bị xác nhận là bên gây ra điều này thì hậu quả đối với Ankara sẽ không hề nhẹ.Khi đó Thổ Nhĩ Kỳ sẽ kích hoạt điều khoản tham chiến tập thể của tổ chức CSTO (tương tự như điều 5 của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO).Chính vì yếu tố trên, trường hợp phi công tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ có “lỡ tay” bắn hạ cường kích Su-25 của Armenia như cáo buộc thì cũng là dễ hiểu khi cả Ankara lẫn Baku đều lên tiếng bác bỏ như nhận định của các chuyên gia.
Bộ Quốc phòng Armenia trong thông cáo báo chí cho biết: Hôm 29/9, tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ cất cánh từ sân bay Ganja để yểm trợ hỏa lực cho cuộc tấn công của quân đội Azerbaijan vào các địa điểm của Armenia gần thành phố Vardins.
"Tiêm kích Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi máy bay cường kích Su-25 ngay trên không phận của chúng tôi, vi phạm nghiêm trọng chủ quyền của Armenia".
Theo công bố từ giới chức quân sự Armenia, chiếc Su-25 của họ bị trúng tên lửa từ cự ly lên tới 60 km, ở độ cao 8.200 m, đây là khoảng cách xa kỷ lục mà một máy bay bị trúng tên lửa không đối không.
Thông tin trên gây ra một vài thắc mắc bởi thông thường tầm bắn hiệu quả của tên lửa không chiến ngoài tầm nhìn chỉ ở khoảng dưới 40 km mà thôi, chưa kể đến việc chiếc Su-25 của Armenia có thừa thời gian cơ động để lẩn tránh.
Đại sứ Armenia tại Moskva - ông Vardan Toganyan cho biết sau khi chiếc tiêm kích F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi máy bay Armenia, Yerevan có thể yêu cầu Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể - CSTO tham chiến, đồng thời nói thêm rằng vấn đề này đang được thảo luận.
Tuy nhiên sau đó Thư ký báo chí của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ - ông Fahrettin Altun đã phủ nhận cáo buộc của Armenia về việc "tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn hạ máy bay cường kích Su-25 của không quân Armenia".
Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cũng lên tiếng bác bỏ cáo buộc của Yerevan về việc có một máy bay cường kích Su-25 của Armenia bị tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Azerbaijan - ông Vagif Dargyahly khẳng định: "Cáo buộc của truyền thông Armenia là hoàn toàn giả dối".
Hiện tại chưa rõ bên nào đưa ra thông tin chính xác khi thực sự cường kích Su-25 của Armenia đã rơi, không loại trừ khả năng chiếc chiến đấu cơ này gặp nạn do trục trặc kỹ thuật.
Nhưng ý kiến thu hút sự quan tâm nhiều nhất đó là giới phân tích cho rằng có thể Azerbaijan và Thổ Nhĩ Kỳ tránh nhận chiến công cho F-16 nhằm không cho các nước CSTO khác có cơ hội tham chiến.
Được biết tổ chức CSTO có cơ chế tham chiến khi một quốc gia trong khối bị nước ngoài tấn công quân sự và gây ra thiệt hại cho lực lượng vũ trang trong lãnh thổ của mình.
Do vậy trong sự kiện trên, khi chiếc cường kính Su-25 của Armenia bị rơi trong lãnh thổ của họ và thực sự Thổ Nhĩ Kỳ bị xác nhận là bên gây ra điều này thì hậu quả đối với Ankara sẽ không hề nhẹ.
Khi đó Thổ Nhĩ Kỳ sẽ kích hoạt điều khoản tham chiến tập thể của tổ chức CSTO (tương tự như điều 5 của liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương - NATO).
Chính vì yếu tố trên, trường hợp phi công tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ có “lỡ tay” bắn hạ cường kích Su-25 của Armenia như cáo buộc thì cũng là dễ hiểu khi cả Ankara lẫn Baku đều lên tiếng bác bỏ như nhận định của các chuyên gia.