Trang Avia dẫn lời một quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách lĩnh vực an ninh quốc gia cho biết, Ankara dự định chi hàng tỷ USD để trở thành quốc gia đầu tiên trang bị hệ thống phòng không S-500 Prometheus.Nguyên nhân dẫn đến việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục theo đuổi chương trình mua sắm vũ khí Nga được cho là vì các đối tác NATO từ chối cung cấp công nghệ vũ khí tối tân cho họ.Tuy chưa được khẳng định nhưng báo chí quốc tế cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ thực sự đã đàm phán với Nga về hợp đồng mua sắm S-500 và công nghệ đi kèm, điều này sẽ cho phép Ankara sản xuất độc lập các hệ thống phòng thủ tên lửa.Sự quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ đối với hệ thống tên lửa phòng không S-500 còn trở nên đặc biệt hơn sau khi họ tiến hành thử nghiệm tính năng của tổ hợp S-400 Triumf và cho biết rất ấn tượng với vũ khí này.Trong các bài kiểm tra, radar của S-400 phát hiện được tiêm kích F-16 từ cách xa tới 550 km, thậm chí còn nhận biết cả F-35 từ cự ly 350 km, cho dù khi đó F-35 mang thiết bị làm tăng diện tích phản xạ radar thì thông số này vẫn rất ấn tượng.Thổ Nhĩ Kỳ cho biết với S-400, không phận của họ sẽ được bảo vệ một cách an toàn và vững chắc trước mọi mối đe dọa tấn công đường không từ kẻ địch bên ngoài.Ngoài ra so với Patriot của Mỹ thì S-400 Triumf đa năng hơn, khi nó được thiết kế để tiêu diệt cả máy bay lẫn tên lửa hành trình cũng như đạn đạo, thay vì chỉ tập trung chống tên lửa đạn đạo như tổ hợp PAC 3.Tuy nhiên các chuyên gia quân sự Nga cũng đã cảnh báo rằng việc bán S-500 Prometheus cho Thổ Nhĩ Kỳ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, thậm chí lợi không bù được hại.Trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có nhiều tiếng nói khẳng định họ là thành viên của khối quân sự NATO và sẽ hỗ trợ đồng minh nếu như nổ ra một cuộc xung đột vũ trang với Nga.Bên cạnh đó, vào đầu tháng này có thông tin cho biết một nhóm các chuyên gia quân sự Mỹ đã đến Thổ Nhĩ Kỳ để nghiên cứu về hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf mà Nga cung cấp cho Ankara.Mỹ có thể đã nhận được tần số từ hệ thống phòng không tên lửa của Nga và đang cố gắng giải mã chúng, điều này sẽ giúp cho Washington nắm nhiều cơ hội chiến thắng nếu xảy ra tình huống đối đầu với S-400 trong tương lai.Hành động nói trên được xem là nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ để Mỹ không áp đặt các biện pháp cấm vận lên họ cũng như nối lại việc bàn giao các tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II.Nếu Nga bán tổ hợp S-500 cho Thổ Nhĩ Kỳ đi kèm công nghệ thì khả năng rất cao là Ankara một mặt cam kết giữ bí mật nhưng mặt khác vẫn âm thầm cung cấp cho Mỹ để đổi lấy những lợi ích to lớn.Đối với Nga, S-500 được xác định là vũ khí chủ lực bảo vệ bầu trời của họ trong nhiều thập kỷ nữa, do vậy sẽ thật tai hại nếu công nghệ bí mật rơi vào tay đối thủ tiềm tàng nhất.Với lý do kể trên thì Thổ Nhĩ Kỳ chưa chắc đã được Nga đồng ý sớm bán tổ hợp phòng không tầm xa S-500 Prometheus chứ chưa nói đến công nghệ sản xuất.Ngoài ra cần phải lưu ý rằng hệ thống phòng không tối tân này hiện vẫn chưa hoàn thiện và còn phải ưu tiên chế tạo để trang bị đủ số lượng cho quân đội Nga rồi mới tính đến việc xuất khẩu.
Trang Avia dẫn lời một quan chức cấp cao của Thổ Nhĩ Kỳ phụ trách lĩnh vực an ninh quốc gia cho biết, Ankara dự định chi hàng tỷ USD để trở thành quốc gia đầu tiên trang bị hệ thống phòng không S-500 Prometheus.
Nguyên nhân dẫn đến việc Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục theo đuổi chương trình mua sắm vũ khí Nga được cho là vì các đối tác NATO từ chối cung cấp công nghệ vũ khí tối tân cho họ.
Tuy chưa được khẳng định nhưng báo chí quốc tế cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ thực sự đã đàm phán với Nga về hợp đồng mua sắm S-500 và công nghệ đi kèm, điều này sẽ cho phép Ankara sản xuất độc lập các hệ thống phòng thủ tên lửa.
Sự quan tâm của Thổ Nhĩ Kỳ đối với hệ thống tên lửa phòng không S-500 còn trở nên đặc biệt hơn sau khi họ tiến hành thử nghiệm tính năng của tổ hợp S-400 Triumf và cho biết rất ấn tượng với vũ khí này.
Trong các bài kiểm tra, radar của S-400 phát hiện được tiêm kích F-16 từ cách xa tới 550 km, thậm chí còn nhận biết cả F-35 từ cự ly 350 km, cho dù khi đó F-35 mang thiết bị làm tăng diện tích phản xạ radar thì thông số này vẫn rất ấn tượng.
Thổ Nhĩ Kỳ cho biết với S-400, không phận của họ sẽ được bảo vệ một cách an toàn và vững chắc trước mọi mối đe dọa tấn công đường không từ kẻ địch bên ngoài.
Ngoài ra so với Patriot của Mỹ thì S-400 Triumf đa năng hơn, khi nó được thiết kế để tiêu diệt cả máy bay lẫn tên lửa hành trình cũng như đạn đạo, thay vì chỉ tập trung chống tên lửa đạn đạo như tổ hợp PAC 3.
Tuy nhiên các chuyên gia quân sự Nga cũng đã cảnh báo rằng việc bán S-500 Prometheus cho Thổ Nhĩ Kỳ tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ, thậm chí lợi không bù được hại.
Trong nội bộ Thổ Nhĩ Kỳ vẫn có nhiều tiếng nói khẳng định họ là thành viên của khối quân sự NATO và sẽ hỗ trợ đồng minh nếu như nổ ra một cuộc xung đột vũ trang với Nga.
Bên cạnh đó, vào đầu tháng này có thông tin cho biết một nhóm các chuyên gia quân sự Mỹ đã đến Thổ Nhĩ Kỳ để nghiên cứu về hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf mà Nga cung cấp cho Ankara.
Mỹ có thể đã nhận được tần số từ hệ thống phòng không tên lửa của Nga và đang cố gắng giải mã chúng, điều này sẽ giúp cho Washington nắm nhiều cơ hội chiến thắng nếu xảy ra tình huống đối đầu với S-400 trong tương lai.
Hành động nói trên được xem là nỗ lực của Thổ Nhĩ Kỳ để Mỹ không áp đặt các biện pháp cấm vận lên họ cũng như nối lại việc bàn giao các tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II.
Nếu Nga bán tổ hợp S-500 cho Thổ Nhĩ Kỳ đi kèm công nghệ thì khả năng rất cao là Ankara một mặt cam kết giữ bí mật nhưng mặt khác vẫn âm thầm cung cấp cho Mỹ để đổi lấy những lợi ích to lớn.
Đối với Nga, S-500 được xác định là vũ khí chủ lực bảo vệ bầu trời của họ trong nhiều thập kỷ nữa, do vậy sẽ thật tai hại nếu công nghệ bí mật rơi vào tay đối thủ tiềm tàng nhất.
Với lý do kể trên thì Thổ Nhĩ Kỳ chưa chắc đã được Nga đồng ý sớm bán tổ hợp phòng không tầm xa S-500 Prometheus chứ chưa nói đến công nghệ sản xuất.
Ngoài ra cần phải lưu ý rằng hệ thống phòng không tối tân này hiện vẫn chưa hoàn thiện và còn phải ưu tiên chế tạo để trang bị đủ số lượng cho quân đội Nga rồi mới tính đến việc xuất khẩu.