Những người ủng hộ ý tưởng trực tiếp chỉ ra rằng các phiên bản cải tiến của Su-25 do Liên Xô thiết kế, mặc dù đã cao tuổi nhưng vẫn là ví dụ điển hình nhất về máy bay tấn công có người lái trên thế giới hiện nay.Ngoài ra việc Mỹ từ chối bán cường kích A-10 Thunderbolt II cho đồng minh NATO đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ tức giận, giới lãnh đạo tại Ankara nhiều lần nói rằng không quan trọng việc mua vũ khí từ ai để tăng cường khả năng phòng thủ cho đất nước.Cần lưu ý, Gruzia có khả năng thực hiện việc đại tu, sửa chữa lớn Su-25 tại Nhà máy Hàng không Tbilisi (TAM), nơi có thời điểm sản xuất tới 900 chiếc cường kích loại này thuộc các phiên bản khác nhau, mặc dù nhiều người hoài nghi năng lực vào thời điểm hiện tại.Ngoài ra Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều chương trình hợp tác quốc phòng với Gruzia, vào cuối năm 2020, Ankara đã cung cấp cho Tbilisi khoản tài trợ trị giá 17,5 triệu USD để mua trang thiết bị quân sự, cũng như cải tạo sân bay ở Marneuli (sát biên giới Gruzia, Armenia và Azerbaijan).Lập luận của những người phản đối ý tưởng trên cũng không ít. Họ nhấn mạnh vào học thuyết quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến việc sử dụng máy bay không người lái nội địa cho vai trò tương tự cường kích Su-25, đặc biệt khi đã tự chủ nguồn cung vũ khí đi kèm.Các chuyên gia không nghi ngờ Su-25 hiện đại hóa là phi cơ xuất sắc, nhưng chúng đã lạc hậu, chi phí và bảo trì đắt đỏ, có thể xảy ra thương vong cho phi công và lại được sản xuất ở nước khác, điều này có hại cho nền công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ.Hơn nữa việc hiện đại hóa Su-25 do Gruzia sản xuất cần có sự tham gia của các tập đoàn quốc phòng đến từ Israel, bởi Tbilisi chỉ chế tạo được những chiếc Su-25 theo cấu hình tương đối cũ.Moskva sẽ không cung cấp các thành phần cho Tbilisi, và Ankara chắc chắn không cần những sản phẩm như vậy, ngay cả khi vấn đề sử dụng đạn dược của Thổ Nhĩ Kỳ được giải quyết.Đồng thời máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng tỏ bản thân rất tốt khi tham gia vào các cuộc xung đột ở Syria, Libya, và đặc biệt là Karabakh, bây giờ chúng còn được phát hiện ở Donbass. Do đó, việc xây dựng lại cơ cấu hàng không quân sự là không phù hợp.Sukhoi Su-25 Frogfoot là loại máy bay cường kích, chống tăng và chi viện hỏa lực mặt đất do Liên Xô nghiên cứu chế tạo, nó phục vụ rộng rãi trong Quân đội Nga và nhiều quốc gia khác trên khắp thế giới.Su-25 được thiết kế bởi Sukhoi, đây là kết quả của những nghiên cứu vào cuối thập niên 1960 trên một mẫu máy bay có tên gọi Sturmovik để làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực tầm thấp.Chiếc Frogfoot được trang bị vũ khí mạnh, với một khẩu pháo tự động 30 mm Gryazev-Shipunov GSh-30-2 và vũ khí tấn công mặt đất; nó có thể mang hơn 4.000 kg bom đạn và thường được so sánh với A-10 Thunderbolt II của Mỹ.Thông số kỹ thuật cơ bản của Su-25: chiều dài 15,53 m; sải cánh 14,36 m; chiều cao 4,8 m; trọng lượng cất cánh tối đa 17,6 tấn; tốc độ lớn nhất 975 km/h; tầm bay 1.950 km; trần bay 10.000 m; tải trọng vũ khí tối đa 4.400 kg.Đặc điểm nổi bật nhất của Su-25 là khả năng sống sót rất cao, nhiều chiếc trong chiến đấu vẫn lết về được sân bay kể cả khi 1 động cơ bị bắn nát hay dính vô số đạn phòng không trên thân.Hiện nay Không quân Nga đã đưa vào trang bị phiên bản hiện đại hóa Su-25SM3 với nhiều cải tiến đáng kể về hệ thống điện tử hàng không, cho phép mang theo nhiều loại vũ khí dẫn đường chính xác.
Những người ủng hộ ý tưởng trực tiếp chỉ ra rằng các phiên bản cải tiến của Su-25 do Liên Xô thiết kế, mặc dù đã cao tuổi nhưng vẫn là ví dụ điển hình nhất về máy bay tấn công có người lái trên thế giới hiện nay.
Ngoài ra việc Mỹ từ chối bán cường kích A-10 Thunderbolt II cho đồng minh NATO đã khiến Thổ Nhĩ Kỳ tức giận, giới lãnh đạo tại Ankara nhiều lần nói rằng không quan trọng việc mua vũ khí từ ai để tăng cường khả năng phòng thủ cho đất nước.
Cần lưu ý, Gruzia có khả năng thực hiện việc đại tu, sửa chữa lớn Su-25 tại Nhà máy Hàng không Tbilisi (TAM), nơi có thời điểm sản xuất tới 900 chiếc cường kích loại này thuộc các phiên bản khác nhau, mặc dù nhiều người hoài nghi năng lực vào thời điểm hiện tại.
Ngoài ra Thổ Nhĩ Kỳ có nhiều chương trình hợp tác quốc phòng với Gruzia, vào cuối năm 2020, Ankara đã cung cấp cho Tbilisi khoản tài trợ trị giá 17,5 triệu USD để mua trang thiết bị quân sự, cũng như cải tạo sân bay ở Marneuli (sát biên giới Gruzia, Armenia và Azerbaijan).
Lập luận của những người phản đối ý tưởng trên cũng không ít. Họ nhấn mạnh vào học thuyết quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ liên quan đến việc sử dụng máy bay không người lái nội địa cho vai trò tương tự cường kích Su-25, đặc biệt khi đã tự chủ nguồn cung vũ khí đi kèm.
Các chuyên gia không nghi ngờ Su-25 hiện đại hóa là phi cơ xuất sắc, nhưng chúng đã lạc hậu, chi phí và bảo trì đắt đỏ, có thể xảy ra thương vong cho phi công và lại được sản xuất ở nước khác, điều này có hại cho nền công nghiệp quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ.
Hơn nữa việc hiện đại hóa Su-25 do Gruzia sản xuất cần có sự tham gia của các tập đoàn quốc phòng đến từ Israel, bởi Tbilisi chỉ chế tạo được những chiếc Su-25 theo cấu hình tương đối cũ.
Moskva sẽ không cung cấp các thành phần cho Tbilisi, và Ankara chắc chắn không cần những sản phẩm như vậy, ngay cả khi vấn đề sử dụng đạn dược của Thổ Nhĩ Kỳ được giải quyết.
Đồng thời máy bay không người lái Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng tỏ bản thân rất tốt khi tham gia vào các cuộc xung đột ở Syria, Libya, và đặc biệt là Karabakh, bây giờ chúng còn được phát hiện ở Donbass. Do đó, việc xây dựng lại cơ cấu hàng không quân sự là không phù hợp.
Sukhoi Su-25 Frogfoot là loại máy bay cường kích, chống tăng và chi viện hỏa lực mặt đất do Liên Xô nghiên cứu chế tạo, nó phục vụ rộng rãi trong Quân đội Nga và nhiều quốc gia khác trên khắp thế giới.
Su-25 được thiết kế bởi Sukhoi, đây là kết quả của những nghiên cứu vào cuối thập niên 1960 trên một mẫu máy bay có tên gọi Sturmovik để làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực tầm thấp.
Chiếc Frogfoot được trang bị vũ khí mạnh, với một khẩu pháo tự động 30 mm Gryazev-Shipunov GSh-30-2 và vũ khí tấn công mặt đất; nó có thể mang hơn 4.000 kg bom đạn và thường được so sánh với A-10 Thunderbolt II của Mỹ.
Thông số kỹ thuật cơ bản của Su-25: chiều dài 15,53 m; sải cánh 14,36 m; chiều cao 4,8 m; trọng lượng cất cánh tối đa 17,6 tấn; tốc độ lớn nhất 975 km/h; tầm bay 1.950 km; trần bay 10.000 m; tải trọng vũ khí tối đa 4.400 kg.
Đặc điểm nổi bật nhất của Su-25 là khả năng sống sót rất cao, nhiều chiếc trong chiến đấu vẫn lết về được sân bay kể cả khi 1 động cơ bị bắn nát hay dính vô số đạn phòng không trên thân.
Hiện nay Không quân Nga đã đưa vào trang bị phiên bản hiện đại hóa Su-25SM3 với nhiều cải tiến đáng kể về hệ thống điện tử hàng không, cho phép mang theo nhiều loại vũ khí dẫn đường chính xác.