Truyền thông quốc tế cho biết, Nga vừa có động thái cho thấy họ sẽ sớm tham chiến tại Libya để hỗ trợ cho đồng minh là Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do Nguyên soái Khalifa Haftar chỉ huy.Bộ Tư lệnh châu Phi (AFRICOM) của quân đội Mỹ thậm chí còn cáo buộc họ nắm rõ bằng chứng về việc Nga đã điều động các máy bay chiến đấu từ căn cứ không quân Hmeimim trên đất Syria sang Libya.Biên đội chiến đấu cơ Nga được xác định bao gồm tiêm kích hạng nhẹ MiG-29, máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 và cả chiến đấu cơ đa năng hiện đại nhất Su-35.Sự xuất hiện của không quân Nga tại Libya có thể sẽ giúp LNA lật ngược tình thế trong cuộc đối đầu với Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.Nhưng ở chiều ngược lại, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho thấy họ không chịu ngồi yên mà đã chuẩn bị sẵn phương án đối phó nếu không quân Nga chính thức tham chiến.Trang Avia-pro cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu triển khai vũ khí hạng nặng tới Libya, trong đó bao gồm các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt (MLRS) T-122 Sakarya và pháo tự hành T-155 Firtina, chúng có thể được sử dụng để tấn công vào các sân bay quân sự."Máy bay vận tải Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục chuyển hàng hóa quân sự khác nhau đến Libya. Các nhà quan sát thường xuyên ghi nhận những chuyến bay của C-130 Hercules tới quốc gia Bắc Phi này"."Thứ tư tuần trước, hơn 10 chuyến bay đã được ghi nhận, có tin nhiều hệ thống MLRS đã được đưa đến điểm nóng, nhưng không phải T-300 Kasirga mà là pháo phản lực T-122 Sakarya cỡ 122 mm, chúng đã xuất hiện trên đường cao tốc dẫn đến Misurata".Theo đánh giá, lý do Ankara điều động T-122 Sakarya sang Libya như một nỗ lực nhằm phá hủy các căn cứ không quân hiện nằm dưới sự kiểm soát của LNA, vì chúng là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với GNA, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và những tay súng đồng minh.Nếu phát động cuộc tập kích, Thổ Nhĩ Kỳ có thể thành quốc gia đầu tiên tiêu diệt được Su-35 nếu chiếc chiến đấu cơ này thực sự nằm tại căn cứ không quân của LNA.Hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) T-122 Sakarya là một biến thể của BM-21 Grad do Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu chế tạo. Nguyên mẫu T-122 ra mắt vào năm 1995 và quá trình sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 1997.Kết cấu giàn phóng của T-122 gồm 2 container với tổng số 20 ống phóng rocket cỡ 122 mm, được điều khiển bằng thủy lực, Sakarya bắn tên lửa do MKEK và Roketsan phát triển và sản xuất.T-122 Sakarya MLRS được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, tự động tính toán dữ liệu bắn tự động cho các tên lửa có đầu đạn khác nhau, nó có thể lưu trữ tới 20 địa điểm mục tiêu.Kíp chiến đấu của tổ hợp T-122 gồm 5 người, thời gian chuẩn bị phương tiện phóng để khai hỏa chỉ yêu cầu vài phút. Trong trường hợp khẩn cấp, xe phóng có thể được vận hành bởi một đội gồm 3 người.Biên chế tiêu chuẩn của một khẩu đội pháo phản lực phóng loạt T-122 Sakarya bao gồm 6 xe phóng và 1 xe chỉ huy, tuy nhiên mỗi xe phóng đều có thể hoạt động độc lập.Hệ thống MLRS này cũng tương thích đạn 122 mm của BM-21 Grad và các tổ hợp tương tự. Đạn rocket có nhiều loại đầu đạn cho các mục đích khác nhau, tầm bắn xa nhất lên tới 40 km với đạn tăng tầm có điều khiển, đây thực sự là một vũ khí rất đáng sợ.
Truyền thông quốc tế cho biết, Nga vừa có động thái cho thấy họ sẽ sớm tham chiến tại Libya để hỗ trợ cho đồng minh là Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do Nguyên soái Khalifa Haftar chỉ huy.
Bộ Tư lệnh châu Phi (AFRICOM) của quân đội Mỹ thậm chí còn cáo buộc họ nắm rõ bằng chứng về việc Nga đã điều động các máy bay chiến đấu từ căn cứ không quân Hmeimim trên đất Syria sang Libya.
Biên đội chiến đấu cơ Nga được xác định bao gồm tiêm kích hạng nhẹ MiG-29, máy bay ném bom tiền tuyến Su-24 và cả chiến đấu cơ đa năng hiện đại nhất Su-35.
Sự xuất hiện của không quân Nga tại Libya có thể sẽ giúp LNA lật ngược tình thế trong cuộc đối đầu với Chính phủ Hiệp định Quốc gia Libya (GNA) được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.
Nhưng ở chiều ngược lại, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ cũng cho thấy họ không chịu ngồi yên mà đã chuẩn bị sẵn phương án đối phó nếu không quân Nga chính thức tham chiến.
Trang Avia-pro cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ bắt đầu triển khai vũ khí hạng nặng tới Libya, trong đó bao gồm các tổ hợp pháo phản lực phóng loạt (MLRS) T-122 Sakarya và pháo tự hành T-155 Firtina, chúng có thể được sử dụng để tấn công vào các sân bay quân sự.
"Máy bay vận tải Thổ Nhĩ Kỳ tiếp tục chuyển hàng hóa quân sự khác nhau đến Libya. Các nhà quan sát thường xuyên ghi nhận những chuyến bay của C-130 Hercules tới quốc gia Bắc Phi này".
"Thứ tư tuần trước, hơn 10 chuyến bay đã được ghi nhận, có tin nhiều hệ thống MLRS đã được đưa đến điểm nóng, nhưng không phải T-300 Kasirga mà là pháo phản lực T-122 Sakarya cỡ 122 mm, chúng đã xuất hiện trên đường cao tốc dẫn đến Misurata".
Theo đánh giá, lý do Ankara điều động T-122 Sakarya sang Libya như một nỗ lực nhằm phá hủy các căn cứ không quân hiện nằm dưới sự kiểm soát của LNA, vì chúng là mối đe dọa nghiêm trọng nhất đối với GNA, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và những tay súng đồng minh.
Nếu phát động cuộc tập kích, Thổ Nhĩ Kỳ có thể thành quốc gia đầu tiên tiêu diệt được Su-35 nếu chiếc chiến đấu cơ này thực sự nằm tại căn cứ không quân của LNA.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) T-122 Sakarya là một biến thể của BM-21 Grad do Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu chế tạo. Nguyên mẫu T-122 ra mắt vào năm 1995 và quá trình sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 1997.
Kết cấu giàn phóng của T-122 gồm 2 container với tổng số 20 ống phóng rocket cỡ 122 mm, được điều khiển bằng thủy lực, Sakarya bắn tên lửa do MKEK và Roketsan phát triển và sản xuất.
T-122 Sakarya MLRS được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, tự động tính toán dữ liệu bắn tự động cho các tên lửa có đầu đạn khác nhau, nó có thể lưu trữ tới 20 địa điểm mục tiêu.
Kíp chiến đấu của tổ hợp T-122 gồm 5 người, thời gian chuẩn bị phương tiện phóng để khai hỏa chỉ yêu cầu vài phút. Trong trường hợp khẩn cấp, xe phóng có thể được vận hành bởi một đội gồm 3 người.
Biên chế tiêu chuẩn của một khẩu đội pháo phản lực phóng loạt T-122 Sakarya bao gồm 6 xe phóng và 1 xe chỉ huy, tuy nhiên mỗi xe phóng đều có thể hoạt động độc lập.
Hệ thống MLRS này cũng tương thích đạn 122 mm của BM-21 Grad và các tổ hợp tương tự. Đạn rocket có nhiều loại đầu đạn cho các mục đích khác nhau, tầm bắn xa nhất lên tới 40 km với đạn tăng tầm có điều khiển, đây thực sự là một vũ khí rất đáng sợ.