Trang Avia của Nga đưa tin, trong đêm 13/2, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bí mật đưa 3 tổ hợp pháo phản lực phóng loạt tiên tiến mang tên T-122 Sakarya tới áp sát căn cứ không quân Hmeimim.Truyền thông Nga cho rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị tiến hành đợt tấn công quy mô lớn vào căn cứ quân sự của nước này và đổ lỗi đó là hành động do phiến quân đối lập thực hiện.Hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) T-122 Sakarya là một biến thể của BM-21 Grad do Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu chế tạo. Nguyên mẫu T-122 ra mắt vào năm 1995 và quá trình sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 1997.T-122 Sakarya được sử dụng để hỗ trợ hỏa lực gián tiếp, chống lại các mục tiêu mặt đất như bộ binh, tăng thiết giáp, hệ thống phòng không... của địch, nó chủ yếu được sử dụng cho hình thức chiến thuật "bắn và bỏ chạy".Kết cấu giàn phóng của T-122 gồm 2 container với tổng số 20 ống phóng rocket cỡ 122 mm, được điều khiển bằng thủy lực, Sakarya bắn tên lửa do MKEK và Roketsan phát triển và sản xuất.Hệ thống này cũng tương thích đạn 122 mm của BM-21 Grad và các tổ hợp tương tự. Đạn rocket có nhiều loại đầu đạn cho các mục đích khác nhau, tầm bắn xa nhất lên tới 40 km.T-122 Sakarya MLRS được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, tự động tính toán dữ liệu bắn tự động cho các tên lửa có đầu đạn khác nhau, nó có thể lưu trữ tới 20 địa điểm mục tiêu.Xe phóng của T-122 Sakarya có thể bắn tên lửa từng quả một hoặc cả loạt 40 đạn trong vòng 80 giây, diện tích vùng sát thương là một ô vuông có cạnh 500 x 500 m.Kíp chiến đấu của tổ hợp T-122 gồm 5 người, thời gian chuẩn bị phương tiện phóng để khai hỏa chỉ yêu cầu vài phút. Trong trường hợp khẩn cấp, xe phóng có thể được vận hành bởi một đội gồm 3 người.Biên chế tiêu chuẩn của một khẩu đội pháo phản lực phóng loạt T-122 Sakarya bao gồm 6 xe phóng và 1 xe chỉ huy, tuy nhiên mỗi xe phóng đều có thể hoạt động độc lập.Ngoài phục vụ trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, toàn bộ hay từng phần riêng biệt của hệ thống T-122 Sakarya đã được Ankara xuất khẩu tới nhiều quốc gia khác trên thế giới.Nếu 3 tổ hợp T-122 Sakarya khai hỏa đồng thời thì sẽ tạo ra cơn mưa đạn với 120 tên lửa với độ chính xác cao nhằm thẳng vào căn cứ Hmeimim của Nga, gây ra thiệt hại rất nghiêm trọng.Tuy nhiên theo trang Avia, khi các tổ hợp T-122 Sakarya trên chỉ vừa mới được triển khai tới khu vực Al-Kabin, các máy bay chiến đấu Su-34 của Nga đã kịp thời can thiệp.Chúng đã giáng một đòn tấn công bất ngờ, biến 3 tổ hợp MLRS của Thổ Nhĩ Kỳ thành một đống phế liệu và khiến Ankara phải từ bỏ ý định tập kích vào sân bay quân sự Nga.Mặc dù vậy, hiện tại cả Bộ Quốc phòng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức về thông tin mà trang Avia vừa đăng tải.Do vậy sẽ cần thêm thông tin từ một số nguồn nữa để xác định xem có thực sự xảy ra cuộc giao chiến theo đánh giá là rất nghiêm trọng giữa quân đội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hay không.
Trang Avia của Nga đưa tin, trong đêm 13/2, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã bí mật đưa 3 tổ hợp pháo phản lực phóng loạt tiên tiến mang tên T-122 Sakarya tới áp sát căn cứ không quân Hmeimim.
Truyền thông Nga cho rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ chuẩn bị tiến hành đợt tấn công quy mô lớn vào căn cứ quân sự của nước này và đổ lỗi đó là hành động do phiến quân đối lập thực hiện.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt (MLRS) T-122 Sakarya là một biến thể của BM-21 Grad do Thổ Nhĩ Kỳ nghiên cứu chế tạo. Nguyên mẫu T-122 ra mắt vào năm 1995 và quá trình sản xuất hàng loạt bắt đầu từ năm 1997.
T-122 Sakarya được sử dụng để hỗ trợ hỏa lực gián tiếp, chống lại các mục tiêu mặt đất như bộ binh, tăng thiết giáp, hệ thống phòng không... của địch, nó chủ yếu được sử dụng cho hình thức chiến thuật "bắn và bỏ chạy".
Kết cấu giàn phóng của T-122 gồm 2 container với tổng số 20 ống phóng rocket cỡ 122 mm, được điều khiển bằng thủy lực, Sakarya bắn tên lửa do MKEK và Roketsan phát triển và sản xuất.
Hệ thống này cũng tương thích đạn 122 mm của BM-21 Grad và các tổ hợp tương tự. Đạn rocket có nhiều loại đầu đạn cho các mục đích khác nhau, tầm bắn xa nhất lên tới 40 km.
T-122 Sakarya MLRS được trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại, tự động tính toán dữ liệu bắn tự động cho các tên lửa có đầu đạn khác nhau, nó có thể lưu trữ tới 20 địa điểm mục tiêu.
Xe phóng của T-122 Sakarya có thể bắn tên lửa từng quả một hoặc cả loạt 40 đạn trong vòng 80 giây, diện tích vùng sát thương là một ô vuông có cạnh 500 x 500 m.
Kíp chiến đấu của tổ hợp T-122 gồm 5 người, thời gian chuẩn bị phương tiện phóng để khai hỏa chỉ yêu cầu vài phút. Trong trường hợp khẩn cấp, xe phóng có thể được vận hành bởi một đội gồm 3 người.
Biên chế tiêu chuẩn của một khẩu đội pháo phản lực phóng loạt T-122 Sakarya bao gồm 6 xe phóng và 1 xe chỉ huy, tuy nhiên mỗi xe phóng đều có thể hoạt động độc lập.
Ngoài phục vụ trong quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, toàn bộ hay từng phần riêng biệt của hệ thống T-122 Sakarya đã được Ankara xuất khẩu tới nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Nếu 3 tổ hợp T-122 Sakarya khai hỏa đồng thời thì sẽ tạo ra cơn mưa đạn với 120 tên lửa với độ chính xác cao nhằm thẳng vào căn cứ Hmeimim của Nga, gây ra thiệt hại rất nghiêm trọng.
Tuy nhiên theo trang Avia, khi các tổ hợp T-122 Sakarya trên chỉ vừa mới được triển khai tới khu vực Al-Kabin, các máy bay chiến đấu Su-34 của Nga đã kịp thời can thiệp.
Chúng đã giáng một đòn tấn công bất ngờ, biến 3 tổ hợp MLRS của Thổ Nhĩ Kỳ thành một đống phế liệu và khiến Ankara phải từ bỏ ý định tập kích vào sân bay quân sự Nga.
Mặc dù vậy, hiện tại cả Bộ Quốc phòng Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa đưa ra bình luận chính thức về thông tin mà trang Avia vừa đăng tải.
Do vậy sẽ cần thêm thông tin từ một số nguồn nữa để xác định xem có thực sự xảy ra cuộc giao chiến theo đánh giá là rất nghiêm trọng giữa quân đội Nga và Thổ Nhĩ Kỳ hay không.