Đáng chú ý là Không quân Italia sẽ triển khai phi đội tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II cho nhiệm vụ nói trên, sự xuất hiện của chiến đấu cơ thế hệ năm của NATO bị đánh giá sẽ gây áp lực cực lớn lên Không quân Nga.Tuy vậy trước sự kiện trên, Thiếu tướng - Phi công quân sự danh dự của Liên bang Nga - ông Vladimir Popov đã có bài bình luận đáng chú ý trên PolitExpert để trấn an dư luận.Theo Thiếu tướng Poopov thì không có gì đáng ngạc nhiên đối với sự xuất hiện của lực lượng tác chiến NATO ở các nước Baltic, bởi 3 quốc gia Latvia, Estonia và Litva đều là thành viên NATO."Lực lượng vũ trang của Đức, Tây Ban Nha hay Italia không đóng vai trò lớn. Các máy bay cũng vậy, dù cho đó là tiêm kích F-35 hay thậm chí là F-22”.“Chúng tôi đã biết rõ về trình độ huấn luyện và khả năng của họ. Những phi cơ nói trên không thể đe dọa chúng tôi, bởi vì Nga có nhiều tiêm kích đang làm nhiệm vụ phòng không, bao gồm chiến đấu cơ Su-30SM, Su-27"..."Về tính năng và đặc tính chiến đấu, chúng thực tế đáp ứng mọi yêu cầu của máy bay thế hệ thứ năm và có thể ngang hàng với máy bay chiến đấu F-35. Mối đe dọa đối với chúng tôi trong trường hợp này là gì? Hoàn toàn không có", Thiếu tướng Popov lưu ý.Vị chuyên gia còn trả lời đơn giản những cáo buộc từ các nước phương Tây về hành vi "không đúng mực" của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga khi hộ tống máy bay trinh sát của NATO - "Không có gì bất thường trong việc này", ông Popov tin chắc.Theo Thiếu tướng Popov, "sự thiếu chính xác" trong quan hệ giữa Nga và NATO phát sinh vào giai đoạn sau năm 2014 - 2015, khi Brussels tiến hành phá hủy đường dây phối hợp hành động trực tiếp."Hệ thống nhận dạng và tương tác đã bị vi phạm, khiến các quốc gia NATO một lần nữa buộc phải điều máy bay chiến đấu đến hoạt động trên bầu trời Baltic”.“Những vấn đề phát sinh không phải lỗi của chúng tôi. Trước đây có một tuyến tương tác trực tiếp, nhưng nó đã bị đình chỉ và mọi thứ sụp đổ. Do vậy gây ra sự căng thẳng nhất định".Vị phi công danh dự của Nga lưu ý như trên, đồng thời ông khẳng định rằng nếu muốn, bất cứ lúc nào Moskva cũng có thể ngăn chặn các hoạt động của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương."Chúng tôi có đầy đủ lực lượng, bao gồm các tổ hợp S-300, S-400, Buk, Pantsir... Đây là những hệ thống phòng không mạnh nhất và đã hoạt động tốt trong suốt thời gian qua”.“Sự xuất hiện của tiêm kích tàng hình NATO chỉ như muỗi đốt đối với chúng tôi, 4 - 8 máy bay F-35 sẽ làm gì khi chúng ta có các trung đoàn tiêm kích ở Kaliningrad và Pskov".
Đáng chú ý là Không quân Italia sẽ triển khai phi đội tiêm kích tàng hình F-35 Lightning II cho nhiệm vụ nói trên, sự xuất hiện của chiến đấu cơ thế hệ năm của NATO bị đánh giá sẽ gây áp lực cực lớn lên Không quân Nga.
Tuy vậy trước sự kiện trên, Thiếu tướng - Phi công quân sự danh dự của Liên bang Nga - ông Vladimir Popov đã có bài bình luận đáng chú ý trên PolitExpert để trấn an dư luận.
Theo Thiếu tướng Poopov thì không có gì đáng ngạc nhiên đối với sự xuất hiện của lực lượng tác chiến NATO ở các nước Baltic, bởi 3 quốc gia Latvia, Estonia và Litva đều là thành viên NATO.
"Lực lượng vũ trang của Đức, Tây Ban Nha hay Italia không đóng vai trò lớn. Các máy bay cũng vậy, dù cho đó là tiêm kích F-35 hay thậm chí là F-22”.
“Chúng tôi đã biết rõ về trình độ huấn luyện và khả năng của họ. Những phi cơ nói trên không thể đe dọa chúng tôi, bởi vì Nga có nhiều tiêm kích đang làm nhiệm vụ phòng không, bao gồm chiến đấu cơ Su-30SM, Su-27"...
"Về tính năng và đặc tính chiến đấu, chúng thực tế đáp ứng mọi yêu cầu của máy bay thế hệ thứ năm và có thể ngang hàng với máy bay chiến đấu F-35. Mối đe dọa đối với chúng tôi trong trường hợp này là gì? Hoàn toàn không có", Thiếu tướng Popov lưu ý.
Vị chuyên gia còn trả lời đơn giản những cáo buộc từ các nước phương Tây về hành vi "không đúng mực" của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga khi hộ tống máy bay trinh sát của NATO - "Không có gì bất thường trong việc này", ông Popov tin chắc.
Theo Thiếu tướng Popov, "sự thiếu chính xác" trong quan hệ giữa Nga và NATO phát sinh vào giai đoạn sau năm 2014 - 2015, khi Brussels tiến hành phá hủy đường dây phối hợp hành động trực tiếp.
"Hệ thống nhận dạng và tương tác đã bị vi phạm, khiến các quốc gia NATO một lần nữa buộc phải điều máy bay chiến đấu đến hoạt động trên bầu trời Baltic”.
“Những vấn đề phát sinh không phải lỗi của chúng tôi. Trước đây có một tuyến tương tác trực tiếp, nhưng nó đã bị đình chỉ và mọi thứ sụp đổ. Do vậy gây ra sự căng thẳng nhất định".
Vị phi công danh dự của Nga lưu ý như trên, đồng thời ông khẳng định rằng nếu muốn, bất cứ lúc nào Moskva cũng có thể ngăn chặn các hoạt động của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương.
"Chúng tôi có đầy đủ lực lượng, bao gồm các tổ hợp S-300, S-400, Buk, Pantsir... Đây là những hệ thống phòng không mạnh nhất và đã hoạt động tốt trong suốt thời gian qua”.
“Sự xuất hiện của tiêm kích tàng hình NATO chỉ như muỗi đốt đối với chúng tôi, 4 - 8 máy bay F-35 sẽ làm gì khi chúng ta có các trung đoàn tiêm kích ở Kaliningrad và Pskov".