Theo trang web "Quan sát quân sự" của Mỹ, chuyến bay đầu tiên của máy bay chiến đấu thế hệ mới của Trung Quốc dự kiến diễn ra vào năm 2021. Mặc dù vẫn chưa rõ mẫu cụ thể của máy bay chiến đấu, nhưng có nhiều suy đoán rằng, máy bay chiến đấu này sẽ là tiêm kích tàng hình J-31.Trước khi tiêm kích tàng hình Su-57 đi vào hoạt động trong biên chế Không quân Nga vào tháng 12/2020, Trung Quốc và Mỹ là 2 quốc gia trên thế giới, đã phát triển và triển khai các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 nội địa, và cả hai quốc gia, cùng phát triển hai mẫu chiến đấu cơ tàng hình.Tiêm kích hạng nặng J-20 bắt đầu được đưa vào trang bị cho trong lực lượng Không quân Trung Quốc từ tháng 3/2017, còn loại J-20B (phiên bản nâng cấp của J-20) đã được đưa vào sản xuất vào năm 2020 và loại máy bay này đã bị truyền thông Trung Quốc phát hiện là đã được thử nghiệm.Do vậy, loại máy bay chiến đấu mới, mà Trung Quốc tuyên bố là sắp thử nghiệm lần đầu tiên, rất có thể là phiên bản mới của chiến đấu cơ tàng hình J-31, được phát triển dựa trên thiết kế khung máy bay hoàn toàn mới.Dự kiến, phiên bản mới của tiêm kích J-31 (còn có thể gọi là FC-31, vì tên gọi cuối cùng vẫn chưa được xác định), sẽ sử dụng nhiều công nghệ tương tự như J-20B, bao gồm radar hệ thống khẩu độ tổng hợp, lớp phủ tàng hình tiên tiến, tên lửa không đối không tầm xa P-15 và một số hệ thống tác chiến điện tử, cảm biến, liên kết dữ liệu, v.v.Không rõ các máy bay chiến đấu J-31 (hoặc FC-31) có thể đóng vai trò gì trong quân đội Trung Quốc, và hiện nay, Không quân Trung Quốc không được trang bị máy bay chiến đấu hạng trung. Do đó, J-31 có thể sẽ thay thế máy bay chiến đấu J-8 II cũ nhất, trong lực lượng Không quân Trung Quốc.Là một phần của nỗ lực hiện đại hóa, Phi đội Máy bay Chiến đấu của Lực lượng không quân Trung Quốc đang đẩy mạnh việc bố trí cơ cấu hợp lý giữa máy bay chiến đấu hạng nặng và hạng nhẹ. Tuy nhiên điều này phụ thuộc phần lớn vào hiệu suất và giá thành của nó.Bởi nếu tính năng của máy bay chiến đấu mới được coi là đủ tốt, để có thể thay thế các máy bay chiến đấu hạng nặng, thuộc dòng Flanker như Su-27 hoặc J-11 (hiện đang chiếm số lượng lớn trong không quân Trung Quốc), và giá thành hợp lý thì mới nằm trong kế hoạch hiện đại hóa Không quân.Tuy nhiên, dự kiến chi phí của máy bay chiến đấu mới được thử nghiệm này, sẽ thấp hơn nhiều so với tiêm kích J-20, điều đó có nghĩa là máy bay này có thể được sử dụng như một bổ sung rẻ hơn cho J-20 và cho phép PLA, chuyển sang máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 nhanh hơn.J-31 cũng có thể được sử dụng để xuất khẩu, vì Trung Quốc cho rằng, chiến đấu cơ J-20 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tiên tiến, chứa nhiều công nghệ cốt lõi, nên chỉ được sử dụng ở Trung Quốc (như F-22 của Mỹ) và tuyệt đối không xuất khẩu, nhằm thất thoát công nghệ.Bên cạnh đó là các thỏa thuận liên quan giữa Trung Quốc và Nga, Trung Quốc không được phép xuất khẩu những chiến đấu cơ như J-11B và J-16, đây là những “bản nhái” của chiến đấu cơ Su-27 và Su-30MKK của Liên Xô/Nga, ra nước ngoài.Bên cạnh đó, thị trường máy bay chiến đấu thế hệ 4 đã cơ bản bão hòa; để tiếp cận thị trường, Trung Quốc chỉ có thể xuất khẩu máy bay chiến đấu thế hệ 5 đó chính là J-31; và J-31 là loại chiến đấu cơ có thể cạnh tranh với F-35 của Mỹ và Su-57 của Nga trên thị trường xuất khẩu.Tuy nhiên từ khi thử nghiệm đến khi hình thành năng lực chiến đấu thực sự (tổ chức biên chế, trang bị, huấn luyện, chiến thuật, vũ khí…) là quãng thời gian dài. Thực tế chiến đấu cơ tàng hình chủ lực của Trung Quốc là J-20, về công nghệ vẫn chưa thực sự hoàn thiện, nhất là phần động cơ; năng lực chiến đấu chưa được kiểm chứng.Còn Mỹ là quốc gia có kinh nghiệm trong phát triển máy bay chiến đấu, nhưng các đơn vị trang bị máy bay chiến đấu tàng hình F-35, cũng chưa thực sự hình thành năng lực chiến đấu, mà vẫn phải dựa vào các lực lượng máy bay chiến đấu thế hệ 4 như F-15, F-16; nhiều lỗi của F-35 vẫn chưa được khắc phục.Theo một số thông tin chưa được kiểm chứng, có thể Trung Quốc cũng sẽ phát triển một mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thứ ba, đây là máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ, sử dụng động cơ tương tự như J-31 và chủ yếu được xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài, ở các nước thế giới thứ ba như Pakistan, Nigeria và Myanmar. Nguồn ảnh: QQ.
Theo trang web "Quan sát quân sự" của Mỹ, chuyến bay đầu tiên của máy bay chiến đấu thế hệ mới của Trung Quốc dự kiến diễn ra vào năm 2021. Mặc dù vẫn chưa rõ mẫu cụ thể của máy bay chiến đấu, nhưng có nhiều suy đoán rằng, máy bay chiến đấu này sẽ là tiêm kích tàng hình J-31.
Trước khi tiêm kích tàng hình Su-57 đi vào hoạt động trong biên chế Không quân Nga vào tháng 12/2020, Trung Quốc và Mỹ là 2 quốc gia trên thế giới, đã phát triển và triển khai các máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 nội địa, và cả hai quốc gia, cùng phát triển hai mẫu chiến đấu cơ tàng hình.
Tiêm kích hạng nặng J-20 bắt đầu được đưa vào trang bị cho trong lực lượng Không quân Trung Quốc từ tháng 3/2017, còn loại J-20B (phiên bản nâng cấp của J-20) đã được đưa vào sản xuất vào năm 2020 và loại máy bay này đã bị truyền thông Trung Quốc phát hiện là đã được thử nghiệm.
Do vậy, loại máy bay chiến đấu mới, mà Trung Quốc tuyên bố là sắp thử nghiệm lần đầu tiên, rất có thể là phiên bản mới của chiến đấu cơ tàng hình J-31, được phát triển dựa trên thiết kế khung máy bay hoàn toàn mới.
Dự kiến, phiên bản mới của tiêm kích J-31 (còn có thể gọi là FC-31, vì tên gọi cuối cùng vẫn chưa được xác định), sẽ sử dụng nhiều công nghệ tương tự như J-20B, bao gồm radar hệ thống khẩu độ tổng hợp, lớp phủ tàng hình tiên tiến, tên lửa không đối không tầm xa P-15 và một số hệ thống tác chiến điện tử, cảm biến, liên kết dữ liệu, v.v.
Không rõ các máy bay chiến đấu J-31 (hoặc FC-31) có thể đóng vai trò gì trong quân đội Trung Quốc, và hiện nay, Không quân Trung Quốc không được trang bị máy bay chiến đấu hạng trung. Do đó, J-31 có thể sẽ thay thế máy bay chiến đấu J-8 II cũ nhất, trong lực lượng Không quân Trung Quốc.
Là một phần của nỗ lực hiện đại hóa, Phi đội Máy bay Chiến đấu của Lực lượng không quân Trung Quốc đang đẩy mạnh việc bố trí cơ cấu hợp lý giữa máy bay chiến đấu hạng nặng và hạng nhẹ. Tuy nhiên điều này phụ thuộc phần lớn vào hiệu suất và giá thành của nó.
Bởi nếu tính năng của máy bay chiến đấu mới được coi là đủ tốt, để có thể thay thế các máy bay chiến đấu hạng nặng, thuộc dòng Flanker như Su-27 hoặc J-11 (hiện đang chiếm số lượng lớn trong không quân Trung Quốc), và giá thành hợp lý thì mới nằm trong kế hoạch hiện đại hóa Không quân.
Tuy nhiên, dự kiến chi phí của máy bay chiến đấu mới được thử nghiệm này, sẽ thấp hơn nhiều so với tiêm kích J-20, điều đó có nghĩa là máy bay này có thể được sử dụng như một bổ sung rẻ hơn cho J-20 và cho phép PLA, chuyển sang máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 nhanh hơn.
J-31 cũng có thể được sử dụng để xuất khẩu, vì Trung Quốc cho rằng, chiến đấu cơ J-20 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm tiên tiến, chứa nhiều công nghệ cốt lõi, nên chỉ được sử dụng ở Trung Quốc (như F-22 của Mỹ) và tuyệt đối không xuất khẩu, nhằm thất thoát công nghệ.
Bên cạnh đó là các thỏa thuận liên quan giữa Trung Quốc và Nga, Trung Quốc không được phép xuất khẩu những chiến đấu cơ như J-11B và J-16, đây là những “bản nhái” của chiến đấu cơ Su-27 và Su-30MKK của Liên Xô/Nga, ra nước ngoài.
Bên cạnh đó, thị trường máy bay chiến đấu thế hệ 4 đã cơ bản bão hòa; để tiếp cận thị trường, Trung Quốc chỉ có thể xuất khẩu máy bay chiến đấu thế hệ 5 đó chính là J-31; và J-31 là loại chiến đấu cơ có thể cạnh tranh với F-35 của Mỹ và Su-57 của Nga trên thị trường xuất khẩu.
Tuy nhiên từ khi thử nghiệm đến khi hình thành năng lực chiến đấu thực sự (tổ chức biên chế, trang bị, huấn luyện, chiến thuật, vũ khí…) là quãng thời gian dài. Thực tế chiến đấu cơ tàng hình chủ lực của Trung Quốc là J-20, về công nghệ vẫn chưa thực sự hoàn thiện, nhất là phần động cơ; năng lực chiến đấu chưa được kiểm chứng.
Còn Mỹ là quốc gia có kinh nghiệm trong phát triển máy bay chiến đấu, nhưng các đơn vị trang bị máy bay chiến đấu tàng hình F-35, cũng chưa thực sự hình thành năng lực chiến đấu, mà vẫn phải dựa vào các lực lượng máy bay chiến đấu thế hệ 4 như F-15, F-16; nhiều lỗi của F-35 vẫn chưa được khắc phục.
Theo một số thông tin chưa được kiểm chứng, có thể Trung Quốc cũng sẽ phát triển một mẫu máy bay chiến đấu tàng hình thứ ba, đây là máy bay chiến đấu hạng nhẹ một động cơ, sử dụng động cơ tương tự như J-31 và chủ yếu được xuất khẩu cho khách hàng nước ngoài, ở các nước thế giới thứ ba như Pakistan, Nigeria và Myanmar. Nguồn ảnh: QQ.