Đây cũng là lần đầu tiên sau 70 năm, thiết xa Nhật xuất hiện trở lại ở Philippines kể từ sau Thế chiến thứ 2, thể hiện rõ chính sách quân sự của Tokyo trong những năm tới. Theo đó bốn xe thiết giáp cùng 150 binh si Nhật Bản sẽ tham gia cuộc tập trận chung mang tên Kamandag 2 với Mỹ tại Philippines kéo dài từ ngày 2-10/10. Nguồn ảnh: dvidshub.Tham gia cuộc tập trận này lực lường Phòng vệ Nhật Bản có vai trò hỗ trợ cứu thương và di tản thương binh. Quân đội Mỹ và Philippines đóng vai trò tấn công chính trong kịch bản mô phỏng giành lại lãnh thổ bị quân khủng bố chiếm đóng. Nguồn ảnh: dvidshub.50 binh sĩ Nhật Bản không có vũ trang, theo sau 4 xe thiết giáp đổ bộ lên bờ. Họ di chuyển dọc theo bãi biển đưa các binh sĩ Mỹ và Philippines bị thương lên xe thiết giáp lội nước đưa ra tàu đổ bộ đang neo ngoài khơi để cứu chữa. Thiếu tá Koki Inoue, chỉ huy lực lượng Nhật Bản tham gia tập trận, nhấn mạnh binh sĩ Nhật Bản không tham gia vào kịch bản chiến đấu. Nguồn ảnh: dvidshub.Về AAV-P7/A1 đây là một trong những phương tiện bọc thép lội nước tốt nhất thế giới hiện nay và được phát triển cho Quân đội Mỹ từ những năm 1970. Nhật Bản bắt đầu quan tâm tới AAV-P7/A1 từ đầu những năm 2010 và mãi đến 2016 nước này mới tiến hành đặt mua 30 chiếc đầu tiên. Nguồn ảnh: dvidshub.Quá trình chuyển giao AAV-P7/A1 cho Nhật Bản được Mỹ tiến hành từ cuối năm 2017. Ngoài biến thể chở quân AAV-P7/A1, Nhật Bản còn mua thêm các biến thể AAVC-7A1 (chỉ huy) và AAVR-7A1 (cứu kéo) của dòng xe bọc thép lội nước này. Nguồn ảnh: dvidshub.Xe thiết giáp lội nước AAV-7 từng được gọi là LVTP7, được sản xuất hàng loạt vào những năm 1970-1971. Xe được thiết kế theo hình dạng như một chiếc thuyền cho khả năng bơi trên biển không kém các xe bọc thép BTR của Nga, thậm chí có chuyên gia còn cho rằng khả năng bơi của AAV7A1 vượt trội hơn BTR. Nguồn ảnh: dvidshub.Một chiếc AAV-P7/A1 có trọng lượng chiến đấu tiêu chuẩn gần 24 tấn, dài 8,16 m, rộng 3,27 m và cao 3,31 m. Xe sử dụng động cơ VT400 diesel có công suất 400 mã lực, có tốc độ tối đa trên đường đất 72 km/h, tốc độ lội nước 13,5 km/h và phạm vi hoạt động 480 km. Nguồn ảnh: dvidshub.Xe thiết giáp chở quân lội nước này có khả năng mang theo 25 lính thủy đánh bộ hoặc 45 tấn thiết bị, trong khi đó kíp chiến đấu trên xe chỉ cần ba người có thể mang tới 25 lính thủy đánh bộ hoặc 45 tấn thiết bị. Nguồn ảnh: dvidshub.Hệ thống vũ khí chính trang bị trên AAV-P7/A1 gồm 1 súng máy 12,7 mm và 1 súng phóng lựu MK19 40 mm. Trước đây, AAV-7 còn được thử nghiệm gắn theo các loại pháo cỡ 20-30 mm trên tháp nhưng không mấy thành công. Nguồn ảnh: dvidshub.Theo nhiều chuyên gia phân tích nhận định các đơn vị xe thiết giáp AAV-P7/A1 của Nhật Bản sẽ sớm được biên chế cho lực lượng đổ bộ phản ứng nhanh mới được nước này thành lập vào tháng 4 năm nay. Trên thực tế “lực lượng đổ bộ phản ứng nhanh” là một các gọi khác của lực lượng Thủy quân Lục chiến Nhật Bản vốn bị giải thể sau Thế chiến thứ 2. Nguồn ảnh: dvidshub.Mời độc giả xem video: Xe thiết giáp Mỹ - Nhật trong cuộc tập trận Kamandag 2 tại Philippines. (nguồn update defense)
Đây cũng là lần đầu tiên sau 70 năm, thiết xa Nhật xuất hiện trở lại ở Philippines kể từ sau Thế chiến thứ 2, thể hiện rõ chính sách quân sự của Tokyo trong những năm tới. Theo đó bốn xe thiết giáp cùng 150 binh si Nhật Bản sẽ tham gia cuộc tập trận chung mang tên Kamandag 2 với Mỹ tại Philippines kéo dài từ ngày 2-10/10. Nguồn ảnh: dvidshub.
Tham gia cuộc tập trận này lực lường Phòng vệ Nhật Bản có vai trò hỗ trợ cứu thương và di tản thương binh. Quân đội Mỹ và Philippines đóng vai trò tấn công chính trong kịch bản mô phỏng giành lại lãnh thổ bị quân khủng bố chiếm đóng. Nguồn ảnh: dvidshub.
50 binh sĩ Nhật Bản không có vũ trang, theo sau 4 xe thiết giáp đổ bộ lên bờ. Họ di chuyển dọc theo bãi biển đưa các binh sĩ Mỹ và Philippines bị thương lên xe thiết giáp lội nước đưa ra tàu đổ bộ đang neo ngoài khơi để cứu chữa. Thiếu tá Koki Inoue, chỉ huy lực lượng Nhật Bản tham gia tập trận, nhấn mạnh binh sĩ Nhật Bản không tham gia vào kịch bản chiến đấu. Nguồn ảnh: dvidshub.
Về AAV-P7/A1 đây là một trong những phương tiện bọc thép lội nước tốt nhất thế giới hiện nay và được phát triển cho Quân đội Mỹ từ những năm 1970. Nhật Bản bắt đầu quan tâm tới AAV-P7/A1 từ đầu những năm 2010 và mãi đến 2016 nước này mới tiến hành đặt mua 30 chiếc đầu tiên. Nguồn ảnh: dvidshub.
Quá trình chuyển giao AAV-P7/A1 cho Nhật Bản được Mỹ tiến hành từ cuối năm 2017. Ngoài biến thể chở quân AAV-P7/A1, Nhật Bản còn mua thêm các biến thể AAVC-7A1 (chỉ huy) và AAVR-7A1 (cứu kéo) của dòng xe bọc thép lội nước này. Nguồn ảnh: dvidshub.
Xe thiết giáp lội nước AAV-7 từng được gọi là LVTP7, được sản xuất hàng loạt vào những năm 1970-1971. Xe được thiết kế theo hình dạng như một chiếc thuyền cho khả năng bơi trên biển không kém các xe bọc thép BTR của Nga, thậm chí có chuyên gia còn cho rằng khả năng bơi của AAV7A1 vượt trội hơn BTR. Nguồn ảnh: dvidshub.
Một chiếc AAV-P7/A1 có trọng lượng chiến đấu tiêu chuẩn gần 24 tấn, dài 8,16 m, rộng 3,27 m và cao 3,31 m. Xe sử dụng động cơ VT400 diesel có công suất 400 mã lực, có tốc độ tối đa trên đường đất 72 km/h, tốc độ lội nước 13,5 km/h và phạm vi hoạt động 480 km. Nguồn ảnh: dvidshub.
Xe thiết giáp chở quân lội nước này có khả năng mang theo 25 lính thủy đánh bộ hoặc 45 tấn thiết bị, trong khi đó kíp chiến đấu trên xe chỉ cần ba người có thể mang tới 25 lính thủy đánh bộ hoặc 45 tấn thiết bị. Nguồn ảnh: dvidshub.
Hệ thống vũ khí chính trang bị trên AAV-P7/A1 gồm 1 súng máy 12,7 mm và 1 súng phóng lựu MK19 40 mm. Trước đây, AAV-7 còn được thử nghiệm gắn theo các loại pháo cỡ 20-30 mm trên tháp nhưng không mấy thành công. Nguồn ảnh: dvidshub.
Theo nhiều chuyên gia phân tích nhận định các đơn vị xe thiết giáp AAV-P7/A1 của Nhật Bản sẽ sớm được biên chế cho lực lượng đổ bộ phản ứng nhanh mới được nước này thành lập vào tháng 4 năm nay. Trên thực tế “lực lượng đổ bộ phản ứng nhanh” là một các gọi khác của lực lượng Thủy quân Lục chiến Nhật Bản vốn bị giải thể sau Thế chiến thứ 2. Nguồn ảnh: dvidshub.
Mời độc giả xem video: Xe thiết giáp Mỹ - Nhật trong cuộc tập trận Kamandag 2 tại Philippines. (nguồn update defense)